Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
- Trong bối cảnh “thừa trường, thiếu chỉ tiêu”, các trường tốp dưới, đặc biệt là các trường ngoài công lập tung chiêu để lôi kéo TS nhập học. Tình trạng “rải” giấy báo nhập học tới nhiều TS không đăng ký vào trường hay tự động chuyển ngành cho TS, xét tuyển nội bộ, rút ngắn thời gian xét tuyển… không còn là chuyện lạ.

cac_truong_xoay_so_dua_vot_sinh_vien_0.jpg

Ảnh: Pháp Luật TP
Tự động chuyển nguyện vọng cho TS

Mỗi mùa tuyển sinh, cứ sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn là lại xảy ra hiện tượng nhiều TS nhận được thông báo trúng tuyển của một số trường đại học, cao đẳng mặc dù TS không hề đăng ký vào trường đó.

Các trường bằng những thông tin thu được thường gửi giấy báo trúng tuyển cho những TS không trúng tuyển NV1 nhưng vẫn đủ điểm vào trường, hoặc gửi thông báo nhập học cao đẳng, trung cấp cho những TS không đủ điểm sàn ĐH.

Mặc dù Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo sát sao, thậm chí đưa ra các biện pháp xử phạt, yêu cầu các trường chỉ được gửi giấy báo trúng tuyển cho những TS nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2, NV3 đạt điểm trúng tuyển theo quy định của trường, nhưng các trường bất chấp quy định vì “cuộc chiến” giành giật TS giữa các trường tốp dưới và trường dân lập ngày một gắt gao.

Một cách làm khác là trường tự động chuyển ngành có điểm trúng tuyển thấp hơn cho những TS dự thi vào trường không đạt điểm vào ngành đã đăng ký. Cách làm này của trường giúp “tận dụng” được những TS đã dự thi vào trường, mà không phải mất công xét tuyển NV2, gây thiệt thòi cho những TS dự thi trường khác có điểm thi cao hơn nhưng không có cơ hội nộp hồ sơ xét tuyển.

Ví dụ như Trường ĐH Đà Lạt cũng tự động chuyển TS đăng ký ngành này sang ngành khác mà không công bố xét tuyển công khai. Cụ thể, TS ngành Kỹ thuật hạt nhân có 18-21 điểm được tuyển vào ngành Vật lý học, 14-17,5 điểm vào ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử-truyền thông; TS ngành Toán học và Sư phạm Toán học vào ngành Công nghệ thông tin….

Gây khó dễ cho thí sinh

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ ngày 20/8 đến ngày 31/10, các trường còn chỉ tiêu thông báo điều kiện xét tuyển và tổ chức xét tuyển.

Tuy nhiên, từ ngày 9/8 các trường như Học viện Chính sách và Phát triển, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Văn hóa TP HCM, ĐH An Giang, ĐH Đà Lạt, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Xây dựng Miền Tây… đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển NV bổ sung, trong khi thời gian này nhiều thí sinh chưa thể có giấy chứng nhận kết quả thi.

Mặt khác, các trường cũng kết thúc thời gian nhận hồ sơ vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 trong khi theo quy định là đến ngày 8/9 mới hết hạn một đợt xét tuyển.

Một “chiêu” khác gây khó dễ cho thí sinh là “không cho rút hồ sơ” và “phải nộp hồ sơ trực tiếp tại trường” như Trường ĐH Xây dựng, trong khi quy định ghi rõ thí sinh được phép rút hồ sơ để chuyển sang trường khác và có thể nộp hồ sơ cho trường theo đường bưu điện hoặc trực tiếp.

Nhiều trường như ĐH Nội vụ, ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, CĐ Kinh tế Tài chính Vĩnh Long… còn yêu cầu thí sinh phải nộp kèm đơn xin xét tuyển theo mẫu của trường.

Nhiều trường cũng kết thúc thời gian nhận hồ sơ ngay trong tháng 8. Một số trường cũng chỉ nhận hồ sơ đến đầu tháng 9 trong khi theo quy định, ít nhất phải đến ngày 8/9 mới hết hạn của một đợt xét tuyển.

Về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) khẳng định: “Theo quy chế, thời gian thu hồ sơ của các trường là chưa đúng, việc không cho rút hồ sơ, không cho nộp qua đường bưu điện cũng không đúng. Việc có trường giữ hồ sơ thí sinh lại để ép vào một ngành khác thì theo tôi chưa ổn.

Các trường phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ GD-ĐT, những vấn đề không có trong quy định, các trường có quyền tự quyết định nhưng phải công bố công khai. Các trường được tự chủ trong tuyển sinh nhưng phải chịu một số ràng buộc được quy định trong quy chế và văn bản hướng dẫn.

Những gì không quy định trong quy chế thì các trường được phép đưa ra quy định riêng nhưng không được vượt quy định cho phép”.

Theo Vietnamnet
 
×
Quay lại
Top