Đồng nát xứ Thanh trên đất Nghệ An

phelieusatthep

Thu mua sắt phế liệu giá cao Thành Minh
Tham gia
27/10/2016
Bài viết
0
Đồng nát xứ Thanh trên đất Nghệ An
Nghề đồng nát có tự bao giờ mà tiếng rao họ cất lên lại quen thuộc đến thế, len lỏi vào từng góc phố đường làng.
Trên những hành trình mưu sinh xuôi ngược, dù long đong vất vả, mỗi vòng xe của họ vẫn là sự háo hức, từng tiếng rao vẫn là sự nhẫn nại, như ấp ủ, chắt chiu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Để rồi khi thành phố lên đèn, họ lại lấm lem trở về những khu trọ “ổ chuột” ấm tình đồng hương, tôi gọi họ là đồng nát xứ Thanh.

Giữa trưa, tiết trời nắng gắt, đường phố thưa thớt người qua lại. Ấy thế mà tại một cơ sở thu mua phế liệu đồng nhỏ ở xã Hưng Chính (TP.Vinh) vẫn tấp nập cảnh kẻ nhặt - người cân những hàng hóa đặc biệt: chai lọ, giấy, bìa các tông, sắt vụn... Đưa tay quệt mồ hôi trên khuôn mặt khắc khổ rồi cẩn thận xếp lại những đồng tiền lẻ nhàu nhĩ, chị Nguyễn Thị Thanh (41 tuổi) nói với tôi bằng chất giọng đặc trưng Thanh Hóa: “Toàn là những thứ mua của người chán, bán cho người cần thôi, mua rẻ mà bán ra cũng rẻ nên lãi chẳng đáng là bao. Lon bia 1 chục còn chưa đến 3 nghìn đồng; giấy rẻ hơn, 2 nghìn đồng/cân; sắt vụn thì 5 nghìn đồng; riêng đồng dây điện thì được nhiều tiền nhất, 70 nghìn đồng. Hôm nào may thì tôi kiếm được 100 nghìn đồng, còn thì cứ đều đều 50-60 nghìn đồng, có ngày chẳng được đồng nào. Cả sáng đạp xe rạc cả chân đi khắp thành phố mà tôi cũng chỉ kiếm được 30 nghìn đồng, tới giờ còn chưa được ăn trưa nữa”.

dong-5-1.jpg

Là nghề cần ít vốn, lại chỉ cần tỉ mỉ, chịu khó là làm được nên những năm gần đây số lượng nông dân Thanh Hóa tranh thủ lúc nông nhàn vào Nghệ An làm nghề đồng nát ngày càng nhiều.Ngoài đồng nát chúng tôi còn thu mua phế liệu nhôm ,inox,sat vụn

Với phương tiện hành nghề là chiếc xe đạp cà tàng hay đôi quang gánh đơn sơ, một chiếc cân móc nhỏ, vài chiếc bao để đựng phế liệu, một ngày của những người phụ nữ làm nghề đồng nát lại bắt đầu từ lờ mờ sáng, tản ra tứ hướng để rồi khi chạng vạng, họ lại quanh quất bên những chiếc xe rác chất đầy ngập ngụa. Bất chấp mùi hôi thối của đống rác, họ vẫn mải miết bới tìm những phế liệu có thể tái sử dụng. “Mười mấy năm ngửi mùi rác riết thành quen, nhưng nhiều lúc cũng nản, bới cả xe rác ra mà được có vài vỏ lon bia.

Cùng đồng hương Thanh Hóa, cùng là đồng nghiệp trong cái nghề “đánh bóng mặt đường” lắm gian nan này, nhưng địa bàn thu mua đồng nát của cánh đàn ông lại rộng hơn và tính chất “hàng hóa” cũng khác hơn chị em phụ nữ. “Công việc của chúng tôi hôm nay Thanh Chương, ngày mai Đô Lương, ngày kia chở về Vinh Tân, có khi sang Hà Tĩnh là chuyện bình thường. Cứ buộc phía sau xe máy chiếc ắc quy nhỏ, phía trước là một cái loa, mình đi đến đâu tiếng loa phát ra đến đó, thế là người ta biết, gọi mình vào bán thôi. Chúng tôi chủ yếu mua đồ điện như tivi cũ, tủ lạnh hỏng, quạt điện gãy cánh... Di chuyển nhiều, mua thì rẻ, trừ đi tiền xăng xe ăn uống thu nhập cũng chẳng đáng kể, hôm nào hên lắm được khách tốt bán với giá như cho thì may ra còn kiếm được kha khá.
Nhưng bệnh nghề nghiệp thì lãnh đủ luôn, do ăn uống giờ giấc thất thường nên nhiều khi đang đi đường thì lên cơn đau dạ dày dữ dội, nhưng cũng chẳng biết làm thế nào, vào đất Nghệ An làm ăn rồi mà không chịu khó thì lấy gì cho vào miệng đây? Ngoài quê chúng tôi giờ kiếm tiền cũng chật vật lắm”, ông Thiều Văn Thực (54 tuổi) cho biết.
Chắt chiu từng đồng mơ ước...

Để tiết kiệm tiền trọ, mấy năm nay chị Thuận sống với nhiều chị em khác ở căn phòng trọ tạm bợ tại khối 13 phường Đông Vĩnh (TP.Vinh). Phận phụ nữ tha hương làm ăn nên các chị luôn động viên nhau vượt khó, vươn lên trong cuộc sống. “May có chị em chia sẻ, giúp đỡ nhiều nên tôi cũng đỡ buồn tủi nơi đất khách. Có lúc tôi nghĩ đến việc mở cơ sở thu mua phế liệu inox cho riêng mình nhưng để làm ăn hiệu quả không phải là chuyện dễ. Mình phải có các mối làm ăn quen, thạo việc và nhất là phải có vốn ban đầu vững để có thể trụ được với nghề. Tiền kiếm được thì chẳng là bao nhiêu, có từng nào tích lũy gửi về quê hết, nên mơ ước chỉ là ước mơ thôi. Chỉ thương mấy đứa con còn nhỏ mà sớm phải xa mẹ”, chị Nguyễn Thị Hòa (44 tuổi, huyện Thiệu Hóa) cười buồn.
Xã hội đang ngày càng phát triển, nhưng bao năm nay những người làm nghề đồng nát vẫn mưu sinh theo phương cách cũ: Rong ruổi trên từng con đường không kể thị thành hay thôn quê, thiếu các phương tiện bảo hộ lao động nên dễ mắc các bệnh ngoài da, hô hấp do tiếp xúc với chất độc hại, cùng với đó nguy cơ gặp tai nạn giao thông luôn rình rập họ. Đáng buồn hơn, có lúc họ còn phải đối mặt với ánh mắt khinh khi của một bộ phận người đời “chậm lớn”. Thực tế, việc thu mua đồng nát đã góp phần đáng kể giảm ô nhiễm môi trường, nhất là ở những nơi đông dân cư với lượng rác thải sinh hoạt lớn. Và không có công việc lương thiện nào là thấp hèn trong xã hội, muôn đời là vậy!
 
×
Quay lại
Top