Cổ tức trong công ty cổ phần là gì?

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Những người định thành lập công ty cổ phần thì sẽ phải hiểu rõ về những thành phần cấu tạo nên một công ty trong đó không thể thiếu là cổ tức. Vậy cổ tức được hiểu như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin đó:

1. Khái niệm về cổ tức

Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thế được chia cho các cổ đông của công ty. Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu.

Mục đích, ý nghĩa cơ bản của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hay cổ đông của nó. Cổ tức là phương thức quan trong nhất để phân phối cũng thực hiện nhiệm vụ này. Khi công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận sẽ được tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh, một phần lợi nhuận là sẽ được trả cổ tức.

2. Các hình thức trả cổ tức
Hình thức trả cổ tức gồm: Trả cổ tức bằng tiền và cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng (bản chất giống hệt như trả cổ tức bằng cổ phiếu). Ngoài ra, còn có quyền mua cổ phiếu ưu đãi.

Cổ tức bằng tiền sẽ làm giảm lượng tiền của doanh nghiệp trong việc kinh doanh, nhưng suy cho cùng đó mới là mục đích chính của kinh doanh.

Cổ tức bằng cổ phiếu, công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ đông, thay vì tiền mặt nhằm giữ lại tiền cho hoạt động kinh doanh của mình.

Thuế cổ tức chứng khoán: Khi nhận cổ tức bằng tiền mặt, bạn sẽ bị đánh thuế 5%, điều đó có nghĩa nếu công ty trả cổ tức 2.000 đồng/cổ phiếu, bạn chỉ thực nhận 1.900 đồng.

3. Tại sao chia cổ tức thì giá lại điều chỉnh giảm?
Thẳng thắn mà nói, NĐT mua cổ phiếu là để tạo ra lợi nhuận, thông qua việc nhận cổ tức và tăng giá cổ phiếu.

Tâm lý chung, nếu ta lật ngược vấn đề, giá CP không điều chỉnh giảm sau chia cổ tức, thì ngày càng gần ngày chia cổ tức người giữ CP không muốn bán, để được nhận cổ tức; sau ngày chia cổ tức, NĐT đều sẽ muốn bán CP. Điều này dẫn đến mất cân đối cung cầu cổ phiếu gây ra mất tính thanh khoản cổ phiếu, và sự biến động giá quá lớn, tăng sốc khi trước ngày chia và giảm khủng sau ngày chia, hãy tưởng tượng điều gì xảy ra nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1, 2:1, nếu điều này xảy ra thì thanh khoản sẽ lặng tăm. NĐT mua cổ phiếu sau ngày chia cổ tức mong muốn mua giá thấp hơn vì sang năm mới được chia cổ tức lại. Do đó để đảm bảo tính công bằng cho người mua và người bán vào ngày chia cổ tức, bắt buộc giá phải điều chỉnh giảm, theo đúng tỷ lệ nhận cổ tức.

4. Ngày giao dịch cuối cùng là ngày gì? Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày gì?
Ngày giao dịch không hưởng quyền (Ngày GDKHQ) là ngày giao dịch mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự ĐHCĐ…

Ngày đăng ký cuối cùng (Ngày ĐKCC) là ngày chốt danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán, và là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…

Quy định hiện nay, với các giao dịch bình thường, thời hạn thanh toán là T+2, nghĩa là thời hạn thanh toán là 2 ngày làm việc (trừ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ). Cụ thể là thời gian từ ngày giao dịch (mua/bán) đến ngày nhận được chứng khoán hoặc tiền là 2 ngày (ngày giao dịch tính là ngày T+0). Do đó, nhà đầu tư mua cổ phiếu ngày làm việc liền trước ngày đăng ký cuối cùng sẽ không có tên trong sổ cổ đông, vì giao dịch chưa được thanh toán, do vậy sẽ không được hưởng quyền.

Như vậy, nhà đầu tư mua chứng khoán trước ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ có tên trong danh sách được hưởng quyền. Nếu mua từ ngày giao dịch không hưởng quyền trở về sau thì nhà đầu tư sẽ không có tên trong danh sách được hưởng quyền. Chỉ cần cổ đông có tên trong danh sách vào ngày chốt quyền, cổ đông đó đương nhiên được hưởng quyền lợi, không kể cổ đông đó đã giữ cổ phiếu từ lâu hay mới chỉ được ghi tên vào trước ngày chốt quyền.
Như vậy, bài viết trên luật sư Lawkey đã cung cấp những thông tin về cổ tức trong công ty cổ phần.
 
×
Quay lại
Top