Có Phải Các Tổ Chức Trên Khắp Thế Giới Cùng Gặp Những Vấn Đề Giống Nhau? – Phần 2

benhi2311

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/7/2011
Bài viết
165
Sau một chuyến công tác đến Pháp gần đây, tôi nhận ra rằng các vấn đề trong công việc đều như nhau dù cho ở nước nào đi nữa. Tôi được mời phát biểu tại Phòng Thương mại Mỹ – Pháp. Khán giả là những nhà quản trị đến từ khu vực công và tư nhân. Tôi ngạc nhiên khi thấy rằng một số tổ chức có mặt tại đó không chỉ đến từ Pháp mà còn đến từ nhiều nước khác ở châu Âu, Mỹ và Ấn Độ.
Điều làm tôi thú vị nhất chính là phần hỏi đáp sau đó. Tuy các tổ chức và quốc gia có mặt tại đó khác nhau nhưng tất cả câu hỏi về các vấn đề tại nơi làm việc đều như nhau. Làm thế nào đề thu hút người tài? Làm thế nào để động viên nhân viên? Làm sao để gắn kết và giữ chân nhân viên? Tất cả vấn đề đều liên quan với nhau dù bạn đặt trụ sở chính ở đâu hay dù cho tổ chức của bạn là tổ chức phi lợi nhuận hay là cơ quan chính phủ.
Thậm chí trên đường từ khách sạn đến cuộc họp (thời điểm đó đang diễn ra cuộc đình công ngành vận tải tại Pháp), tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy rằng sự đa dạng diễn ra ngay tại các cửa hàng. Các cửa hàng bán các sản phẩm thiết kế bởi Ý, Mỹ, Pháp hay sản xuất hoàn toàn tại Pháp, Mỹ và Trung Quốc. Dấu hiệu của toàn cầu hoá có mặt ở khắp mọi nơi!
Dưới đây là một số gợi ý giúp giữ chân người tài:
Thông thường, hiếm có nhân viên nhân nào cả đời làm cùng một công ty, những thế hệ trước đây cũng như vậy. Những người mới bước vào thị trường lao động chọn việc dựa trên các cơ hội và mục tiêu hiện tại, hoặc thậm chí là địa lý thay vì sự ổn định cho tương lai. Người lao động luôn tìm kiếm mức lương, phúc lợi, v..v tốt nhất và sẽ thay đổi chức danh, công ty và thậm chí là thành phố sinh sống cho đến khi họ cảm thấy rằng tiềm năng hiện có của họ đã được phát huy tối đa. Để đối phó với thị trường lao động đầy biến động như thế, tôi đã có một số giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả:
Làm cho nhân viên mỗi ngày đều cảm thấy quan trọng. Ngày nay các nhân viên đều biết thời gian và kỹ năng của họ giá trị như thế nào. Tuy nhiên, sau mỗi lần thuê một ai đó, chúng ta rất nhanh quên nhắc đến giá trị của họ đối với công ty. Hãy cho nhân viên biết những đóng góp của họ quan trọng như thế nào đối với công ty. Một cái vỗ vai đơn giản lại có tác dụng rất lớn trong việc khích lệ tinh thần làm việc và làm cho nhân viên cảm thấy họ là một phần không thể thiếu của công ty thông qua đó tăng khả năng ở lại lâu dài của họ. Mọi người đều thích được nhìn nhận!
Đồng cảm trước ý kiến và mong muốn của nhân viên. Mỗi cá nhân đều có những mục tiêu và giấc mơ riêng. Hãy tìm hiểu những mong muốn đó và làm những gì trong khả năng của bạn để giúp nhân viên đạt được chúng. Một nhân viên trẻ có thể sẽ để dành tiền mua nhà trong khi một nhân viên đã có gia đình có thể muốn có thêm thời gian dành cho con cái. Hãy chắc là bạn không bóp nghẹt những mong ước của nhân viên mình. Họ cần biết rằng bạn chân thành và có thiện ý giúp họ đạt được những giấc mơ đó cả trong công việc và cuộc sống.
Thành thật với nhân viên về tương lai của cả công ty và của họ. Bạn bàn về tương lai của công ty như thế nào? Nhiều nhà quản lý gọi nhân viên đến cuộc họp để nói về sự tăng trưởng và lợi nhuận vì cho rằng nhân viên xem trọng những điều này. Tuy nhiên, nhiều nhân viên bước ra khỏi cuộc họp với suy nghĩ rằng họ phải làm việc cật lực hơn nữa thì những người khác mới thấy những lợi ích từ thành quả lao động của họ. Thay vì như vậy, hãy nói về tương lai của công ty xét trên khía cạnh nhân viên. Các khoản thu nhập tăng thêm có thể tạo ra nhiều cơ hội đào tạo hay các lợi ích khác mà họ mong muốn. Việc mở rộng trong tương lai sẽ đem đến nhiều cơ hội thăng tiến trong nội bộ.
Tạo dựng lòng trung thành của nhân viên chỉ đơn giản là cho họ thấy sự tôn trọng. Hãy tôn trọng những đóng góp của họ và tôn trọng tương lai của họ khi gắn bó với công ty. Nếu họ cảm thấy sự nghiệp của họ và công ty đang tiến đến với nhau thì tôi đảm bảo rằng họ sẽ ít có khả năng chạy theo lợi ích khác lớn hơn.
Bài gốc từ liên kết: Đắc Nhân Tâm
 
×
Quay lại
Top