Chuyện lạ đèn đường làm "điếc" lúa

haithuphuong91

Thành viên
Tham gia
1/9/2014
Bài viết
0
Đã vào chính vụ - tháng mười một âm lịch mà những đám ruộng trồng lúa đặc sản nằm ven đường cao tốc TPHCM - Trung Lương vẫn chưa chịu trổ bông. Nghịch lý này được lý giải nguyên nhân ban đầu do dàn đèn đường cao áp chiếu rọi.

Hiện nhiều bà con nông dân đứng ngồi không yên vì tiếc của. Đáng ra chỉ còn gần 2 tuần nữa họ sẽ được thu hoạch lúa, nhưng đến nay nhiều diện tích lúa dọc dải đường cao tốc vẫn ôm đòng xanh tốt.


20150608063641_57727.jpg


Lúa ven đường cao tốc không thể trổ bông trong khi đám lúa bên cạnh trổ bông


Đối với lúa không ảnh hưởng quang kỳ (lúa có thời gian sinh trưởng 3-3,5 tháng) thì không sao, nhưng với lúa chịu ảnh hưởng quang kỳ (lúa có thời gian sinh trưởng 6 tháng) sẽ không trổ được. Vì các giống lúa này phải có thời gian dài để tạo đòng và trổ được. Điều này cũng xảy ra trong trường hợp trồng lúa 6 tháng trên đường cao tốc, đèn đường sáng suốt đêm nên lúa không trỗ được. Khi bị chiếu sáng quá mức, cây liên tục sinh trưởng, không chuyển sang giai đoạn phát triển, hoặc có cũng là yếu ớt và cho năng suất kém.

Giống lúa đặc sản thường cấy vào vụ mùa (thời gian ngày ngắn, đêm dài). Sau thời gian làm đòng, đến khi thời gian chiếu sáng ngắn, các giống lúa này lập tức chuyển sang trổ bông. Lúc này thời gian chiếu sáng của ban ngày còn khoảng 13 giờ. Vì vậy nếu bật đèn chiếu sáng liên tục, tức là sẽ bổ sung thêm 8 giờ chiếu sáng ban đêm, khi đó cây lúa sẽ thức liên tục, không có giai đoạn ngủ để chuyển giai đoạn.

Lập tức lúa sẽ không trổ bông nữa hoặc kéo dài thời gian này ảnh hưởng đến năng suất. Không riêng gì giống lúa này mà cả các giống nếp cái hoa vàng, tám thơm của miền Bắc và nhiều giống lúa cổ truyền cũng chịu sự chi phối của ánh sáng như vậy. Điều này được kiểm chứng khi hàng loạt rẫy bầu, bắp, đậu bắp… của nông dân chỉ kết trái lèo tèo, những trái vừa đậu lại bị úng sau ít ngày. Nguyên nhân được nghi do hoa màu bị đèn cao áp chiếu sáng.


20150608064359_65001.jpg


Nhiều nông dân ở xã Tân Thới Nhì buồn bã vì bầu, đậu bắp thu hoạch được giảm 80-90% so với mùa vụ trước


20150608064723_22891.jpg


Nhiều đèn đã bị bịt lại vì cho rằng đây là nguyên nhân gây mất mùa


Nên chọn giống lúa mới ven đường cao tốc ?

Nhiều giáo sư nông nghiệp khẳng định sự ra hoa của cây lúa nhờ phản ứng ánh sáng. Nhiều giống lúa phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, bắt buộc phải có đêm dài mới trổ bông, hình thành được năng suất. Nếu bị chiếu đèn với hiệu suất chiếu sáng cao, nghĩa là sẽ có phản ứng ánh sáng liên tục, làm ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây (tức là trổ bông). Nên chọn các giống lúa không phản ứng với ánh sáng ví dụ các giống lúa lai nếu có những thửa ruộng ven đường quốc lộ bị chiếu đèn. Với bà con nông dân có ruộng nằm gần ven đường cao tốc có đèn chiếu sáng, nên chọn giống lúa không phản ứng với quang chu kỳ mà chỉ phản ứng với nhiệt độ. Tức là các giống lúa mới như giống lúa Ô Môn, hay 1820, tài nguyên đột biến… của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, nếu cách xa đèn khoảng 100m thì hoàn toàn có thể chọn giống lúa cổ truyền để gieo cấy.


Cần một chính sách…

Dù có được “hỗ trợ” hay không, thỏa đáng hay không thỏa đáng, thì những hộ nông dân này cũng được thông báo phải tính toán lại giống cây trồng để không lặp lại tình trạng “lúa nghẹn”, họ sẽ không được hỗ trợ ở các vụ sau. Điều đó có nghĩa, vùng lúa đặc sản nói trên phải chuyển sang trồng lúa ngắn ngày hoặc các loại cây trồng khác không bị ảnh hưởng bởi đèn cao áp. Thế nhưng, việc từ bỏ vụ lúa thơm giá trị cao chắc chắn gây thiệt hại cho nhà nông. Đó là chưa nói đây là vùng đất trũng, không phù hợp cho cây lúa lùn.

Nước ta sẽ còn xây dựng nhiều đường cao tốc, trước mắt là đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, rồi Mỹ Thuận - Cần Thơ. Các con đường này đều đi qua vùng đồng bằng chuyên canh lúa hoặc cây ăn trái. Hàng ngàn hộ nông dân rồi sẽ được yêu cầu từ bỏ giống lúa thơm hoặc loại cây trái đặc sản nào đó bị ảnh hưởng bởi đèn đường cao tốc. Việc chuyển đổi ấy không hề đơn giản. Người nông dân phải chịu hy sinh vì lợi ích chung?

Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần có sự nghiên cứu đầy đủ hơn để giúp nông dân vẫn giữ được loại lúa, loại cây trái đặc sản có giá trị cao mà không bị đèn cao áp trên đường cao tốc gây hại. Còn nếu như buộc phải chuyển đổi cây trồng, thì người nông dân cần được hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí. Những chí phí đó cần được đưa vào chi phí công trình đường cao tốc một cách sòng phẳng. Có như thế thì người nông dân vốn đã nghèo mới không bị thiệt thòi.
 
×
Quay lại
Top