Chữa bệnh “hay quên”

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Bên cạnh những phương pháp dựa trên cơ sở khoa học, vẫn có các lời khuyên thú vị giúp bạn nhớ lâu và sắp xếp công việc hợp lí.


Khi phải làm nhiều việc vặt cùng lúc (3 việc trở lên), chẳng hạn như trả sách cho bạn, mua đồ ở tiệm tạp hóa, lau dọn bàn ghế, làm bài tập…, bạn có khuynh hướng bỏ sót việc, thậm chí làm việc không hiệu quả. Bệnh “hay quên” không liên quan gì đến trí nhớ của bạn cả. Não bộ của bạn giống như những ngăn tủ vô tận, và bạn khiến những ngăn tủ này trở nên bừa bộn. Việc bạn cần làm là sắp xếp và tổ chức lại từng ngăn tủ ấy. Muốn vậy, bạn cần:


590300-dontforget.jpg



Sổ tay - vật bất li thân
: Khi phải làm bất kì việc gì đó, hãy tập thói quen liệt kê ra sổ ngay lập tức. Điều này không mất quá nhiều thời gian của bạn. Chú thích kĩ giờ giấc, địa điểm và thời gian để hoàn thành. Khi có quá nhiều việc, bạn chỉ cần mở sổ tay và làm việc theo thứ tự ưu tiên.

Kéo dài thời gian: Hãy tự cho mình một “deadline” có thời hạn dài một chút. Chẳng hạn như thay vì hẹn bạn bè vào ngày mai, bạn hãy hẹn qua ngày mốt để có thời gian chuẩn bị. Việc lùi ngày như thế sẽ giúp bạn tránh được rủi ro và có cách để phân bố thời gian tốt hơn.

Biết lo xa: Vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, hãy trả lời câu: “Mình còn bỏ sót điều gì?”. Tự nhẩm trong đầu và tìm cách hoàn thành những việc vặt.

Dịch vụ “nhớ giùm”: Bạn có thể dùng “dịch vụ miễn phí” bằng cách nhờ bạn bè nhắn tin nhắc, cài báo thức công việc qua điện thoại, dùng phần mềm có sẵn trên mạng, hay đơn giản là dán ghi chú ở ngay đầu tủ lạnh.

Nếu lỡ quên: Không việc gì phải bối rối cả. Hãy cố gắng tìm cách hỏi những người có liên quan, biết đâu họ giúp bạn nhớ ra được. Trong tình huống tệ nhất, hãy bình tĩnh đứng ở vị trí mà bạn đã từng nghĩ đến việc đó, cố gắng liên hệ và sắp xếp lại dữ liệu trong bộ nhớ, bạn sẽ nhớ ra được từ từ.

theo Mực Tím

 
×
Quay lại
Top