Cáp viễn thông nhà cung cấp nào bị hạ ngầm nhiều nhất năm 2016 ?

supportviettel

Thành viên
Tham gia
10/9/2015
Bài viết
6
Hạ Ngầm Cáp Viễn Thông Tại Hà Nội



Đầu tháng 6/2016 UBND TP Hà Nội đã ký biên bản ghi nhớ với ba nhà mạng Internet Viettel, VNPT, MobiFone và Tổng công ty Điện lực Hà Nội về kế hoạch hạ ngầm hệ thống đường dây viễn thông và đường dây điện lực.

Ông Lê Nam Trà, Chủ tịch Hội đồng Thành viên MobiFone cho biết, Tổng Công ty dự kiến sẽ đầu tư khoảng 500 tỷ đồng để hạ ngầm hệ thống đường dây viễn thông tại các tuyến phố trên địa bàn thành phố. Tổng công ty và VNPT, Viettel sẽ phối hợp với EVN Hà Nội và các DN cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng trên địa bàn xác định nhu cầu hạ ngầm mạng cáp viễn thông và cáp điện lực trung, hạ áp của từng đơn vị trên các tuyến phố, xây dựng kế hoạch đầu tư hạ ngầm cáp viễn thông đồng bộ trên nguyên tắc một đơn vị đầu tư, xây dựng thiết kế và tổ chức cấp phép một lần, thi công đảm bảo nhu cầu hạ ngầm của các đơn vị viễn thông trên địa bàn Hà Nội, chủ động đầu tư triển khai đồng bộ việc hạ ngầm mạng cáp viễn thông kết hợp với cáp điện lực trung, hạ áp do điện lực đầu tư theo từng tuyến phố, kết hợp với kế hoạch chỉnh trang đô thị của thành phố Hà Nội.

Cũng tại hội nghị, UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn VNPT đã ký Biên bản thỏa thuận Hợp tác chiến lược về viễn thông-công nghệ thông giai đoạn 2016 -2020. Theo thỏa thuận giữa UBND TP Hà Nội, VNPT sẽ giúp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý nhà nước, từng bước hoàn thiện chính quyền điện tử của thành phố Hà Nội.

Theo đó VNPT, Khuyến mại Cáp Quang Viettel tại Hà Nội, MobiFone và EVN Hà Nội sẽ triển khai hạ ngầm toàn bộ hệ thống đường dây viễn thông và đường dây điện lực trung, hạ áp tại các tuyến phố của Thủ đô. Chung tay cùng Thủ đô quy hoạch, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại. Việc làm cần ưu tiên đó là sử dụng chung hạ tầng viễn thông, kết hợp với việc hạ ngầm viễn thông. Trong đó UBND TP Hà Nội có trách nhiệm công bố quy hoạch, kế hoạch hạ ngầm dây viễn thông, cáp điện lực trung, hạ áp đi nổi trên các tuyến phố, làm cơ sở để các đơn vị đăng ký đầu tư, xây dựng công trình ngầm theo phương thức xã hội hóa. Kế hoạch là từ nay đến hết năm 2018, tập trung hạ ngầm đồng bộ tại các tuyến phố chính thuộc bốn quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng.


Trách nhiệm của bốn đơn vị viễn thông và điệc lực là: Với EVN Hà Nội, do phải hạ ngầm lưới điện trung và hạ áp, nên đơn vị này đã cam kết đầu tư với số tiền lớn (khoảng 2.000 tỷ đồng); ba đơn vị: VNPT, Viettel, MobiFone mỗi đơn vị chi 500 tỷ đồng để hạ ngầm. Cả bốn đơn vị phải xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ trên nguyên tắc một đơn vị đầu tư, xây dựng thiết kế và thành phố sẽ cấp phép thi công một lần. Trong quá trình thi công xây dựng, các đơn vị phải tạo điều kiện cho người lao động phổ thông của các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tham gia các công việc liên quan.



Trước mắt, UBND TP Hà Nội giao cho Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan để Cáp Quang Viettel, EVN Hà Nội thí điểm hạ ngầm dây cáp viễn thông, điện lực tại hai tuyến phố: Thái Hà (quận Đống Đa), Giang Văn Minh (quận Ba Đình) và khởi công sớm nhất (dự kiến cuối tháng 6-2016). Được biết, hai đơn vị đang gấp rút làm các thủ tục về đầu tư để bảo đảm tiến độ khởi công như thành phố yêu cầu.

VNPT, Viettel cũng đã từng tự đầu tư xây dựng công trình ngầm, hoặc tham gia với thành phố theo hướng xã hội hóa. Vậy sắp tới triển khai xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cũng nên có các cuộc họp với các đơn vị này để cùng bàn hình thức hợp tác dùng chung, tránh chồng chéo, lãng phí. Thêm nữa, với những đơn vị đã có công trình ngầm cũng nên kiểm tra xem liệu công trình đã đáp ứng được các tiêu chí như quy định, nếu chưa có thể sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm việc dùng chung công trình ngầm trong đó có liên quan tới việc hạ ngầm mạng lưới trong đó có Lap Mang Viettel tai Ha Noi và các nhà cung cấp mạng khác .
 
×
Quay lại
Top