Cách để cải thiện giọng hát của bạn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?

  • Số phiếu: 1 100,0%
  • Không

    Số phiếu: 0 0,0%

  • Số người tham gia
    1

Vịt senpaii

Real life and Do not lie
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/9/2018
Bài viết
229
Giọng hát là khả năng thiên phú của mỗi người. Từ lúc sinh ra, không phải ai cũng được sở hữu chất giọng tốt, truyền cảm nhưng nếu bạn thật sự muốn cải thiện giọng hát chưa tốt của mình thì chỉ cần cố gắng luyện tập và dành chút thời gian. Dịp lễ Tết sắp đến chắc hẳn bạn sẽ phải tham gia nhiều buổi tiệc tùng và có cơ hội để phô diễn giọng hát . Vậy nên hãy cùng wikicachlam tìm hiểu một vài cách cải thiện giọng hát để có thể tự tin tỏa sáng trong mọi buổi tiệc và khiến mọi người ấn tượng về bạn hơn.
Hướng dẫn cách cải thiện giọng hát
1. Khi tập hát cố mở rộng khuôn miệng và giữ cho phần cơ quanh miệng và hàm hơi tách rời, việc này sẽ khiến cho bạn có thể hát rõ ràng và lấy hơi khỏe hơn. Tập làm động tác giống như lúc đang ngáp, dùng lưỡi để điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm vào phần răng dưới. Giữ tư thế miệng như vậy khi hát sẽ giúp các cột hơi của bàn đầy hơn, giọng bạn sẽ vang và nghe hay hơn bình thường.
cach-de-cai-thien-giong-hat-cua-ban.jpg

2.Tập dùng lưỡi và các cơ quanh miệng để điều chỉnh khẩu hình âm phát ra. Đơn giản nhất hãy tập phát âm những âm ah,eh, ih… theo đúng khẩu hình miệng như trong hình minh họa. Chỉ mất 1-2 phút mỗi ngày cũng đủ để giúp bạn hát đúng và chính xác lời nhạc hơn trước kia.
cach-de-cai-thien-giong-hat-cua-ban-2.jpg

3. Tập tư thế dù ngồi hay đứng lúc hát như hình mẫu dưới đây: thẳng lưng, ưỡn ngực, cổ duỗi thẳng để giúp bạn dễ lấy hơi hơn. Lúc đứng thì dễ hát hơn, hơi đầy hơn là lúc ngồi. Mọi người thường ít chú ý đến tư thế nhưng không phải ai cũng biết điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát của bạn, hãy lưu ý.
cach-de-cai-thien-giong-hat-cua-ban-3.jpg

4. Để duy trì giọng hát trơn tru, mềm mại đừng quá gồng mình khi hát. Cứ hát bình thường đến đoạn nốt cao thì chịu khó lấy hơi sâu để dễ hát nhưng nếu không thể lên cao nổi hãy cố gắng biến chuyển sao cho phù hợp với giai điệu , tuyệt đối không ráng sức để hát các nốt cao quá sức. Như vậy sẽ khiến bạn dễ lạc nhịp , giọng hát sẽ không còn giữ được nhịp điệu như lúc đầu mà trở nên vô cùng hỗn độn
cach-de-cai-thien-giong-hat-cua-ban-6.jpg

5. Hơi uốn lưỡi và uốn vòm môi lại sẽ giúp bạn giữ được hơi lâu và đầy cũng như giúp giọng hát của bạn được tạm nghỉ 1-2 giây trước khi tiếp tục hát các phần khác.
cach-de-cai-thien-giong-hat-cua-ban-7.jpg

6. Tập thở đúng cách cũng là điều bạn phải biết nếu muốn hát tốt hơn. Khi thực hiện tư thế đứng hoặc ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực bạn hơi hóp bụng một chút để giúp lấy hơi và dễ điều tiết nhịp thở hơn. Hít vào thở ra hợp lý để duy trì giọng hát. Lúc hát phải giữ cho các cơ ở cổ hoàn toàn được thư giãn. Lúc cần lấy hơi hãy để micro hơi xa người để tiếng thở không bị thu vào micro.
cach-de-cai-thien-giong-hat-cua-ban-4.jpg

7 . Khởi động một chút trước khi hát bằng cách luyện thanh đơn giản 1-2 phút sẽ giúp bạn củng cố lại tông giọng của mình.
cach-de-cai-thien-giong-hat-cua-ban-8.jpg

8. Trước và trong lúc hát hãy tránh xa các đồ uống có cồn, đồ uống có gas hoặc sữa, chỉ uống nước lọc để giúp giọng của bạn luôn trong trẻo.
cach-de-cai-thien-giong-hat-cua-ban-10.jpg

9 . Nghe kĩ các bài hát của ca sĩ hát trên Tv hay trên mạng. Chú ý và học hỏi cách người ta điều khiển hơi thở, kiểm soát giọng,âm lượng hát và nhìn phong cách biểu diễn của họ qua ánh mắt, một vài cử chỉ. Bạn cũng thử đứng trước gương vừa hát vừa làm theo như vậy.
cach-de-cai-thien-giong-hat-cua-ban-11.jpg

10. Chọn cho mình một vài bài tủ để luyện theo, nhớ lựa chọn loại nhạc mà bạn có thể tự tin trình diễn để dễ dàng hơn trong quá trình luyện tập. Mỗi ngày tập hát không cần mất nhiều thời gian chỉ 5-10 phút trong lúc tắm hoặc trong lúc nấu ăn bạn cũng có thể tự ngân nga những giai điệu tuyệt vời để luyện hát.
cach-de-cai-thien-giong-hat-cua-ban-12.jpg

Người ta nói “Hát hay không bằng hay hát” cũng không sai nhưng nếu bạn thường xuyên tập hát thì không có lý gì mà bạn lại không thể sở hữu giọng ca oanh vàng được. Có được giọng hát hay với nhiều người có thể không quá quan trọng nhưng nó cũng góp phần tôn thêm giá trị của bản thân mỗi người. Vì tài năng ca hát cũng có thể giúp bạn tỏa sáng, giúp bạn tự tin hơn trước đám đông và hơn hết là ca hát cũng giúp bạn thư giãn,cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn bình thường. Nên đừng ngần ngại bỏ ra vài phút trong ngày để có được giọng hát tuyệt vời.
[Nguồn]: https://wikicachlam.com
 
giọng mình như vịt đực làm sao hát được
 
Chỉ cần hát đúng nhịp, không sai tone là hay rồi. Còn muốn hay hơn thì phải luyện tập thêm. Mình hồi trước cũng hát tạm tạm thôi, sau này lên mạng tìm hiểu, học hỏi các kiểu cũng cải thiện được kha khá, nhưng cũng có giới hạn thôi. Luyện tập cũng chỉ là một phần quan trọng vẫn là khả năng bẩm sinh.
 
chủ thớt hát thử đi rồi up lên cho mọi người nghe với.
 
@tuan_an Ý kiến hay đó, coi bộ đăng bài như này thì hát hay phải biết nhỉ !!
 
@tuan_an : Trời ơi :v Bây giờ avt mạng nhìu lắm á ba :v
tranvantamsbo94 : Thấy hay nên mới đăng để chia sẻ cho mọi người thôi chứ kiểm tra âm nhạc điểm tui thấp lắm :v Chắc thế :3
 
Ca hát là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mình. Thật sự nếu không có âm nhạc không biết mình có thể vượt qua được những vấp ngã trong cuộc sống được không nữa
 
ai đã thử thu âm giọng của mình rồi nghe lại chưa, nó dư này >"<
 
Đúng đó @tuan_an, mới nghe giọng mình thu âm lần đầu không nhận ra luôn ý
 
Có lẽ trên đời này, những người cảm thấy thích giọng nói của chính mình sau khi thu âm chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Lý do là vì giọng của chúng ta khi tự nghe thì không sao, mà không hiểu thế nào lúc qua ghi âm thì khác quá.

Đó cũng là nguyên nhân vì sao Chaien (Giant) trong Doraemon chẳng bao giờ hiểu được rằng người ta thấy giọng hát của cậu kinh khủng ra sao.
Nhưng kể cả khi giọng của bạn hay thật, ngọt như mía lùi thật, thì bản thân bạn cũng không thích giọng nói của chính mình qua các bản thu âm.

Tại sao vậy?

Chúng ta cảm nhận được âm thanh do màng nhĩ tiếp nhận các rung động. Chúng được truyền qua 3 mẩu xương ở tai giữa, đi vào ốc tai.

Khi tiếp nhận một âm thanh ở bên ngoài, các sóng âm sẽ di chuyển qua ống tai, vào tai trong, đến ốc tai, rồi biến thành các tín hiệu thần kinh cho não bộ xử lý.
Đó là quy trình thông thường, còn khi nghe âm thanh từ chính thanh quản của bạn phát ra thì khác. Dù cơ chế giống nhau, nhưng màng nhĩ còn tiếp nhận rung động từ xương hàm và xương sọ nữa. Quá trình này được gọi là "dẫn truyền quán tính qua xương", và nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh bạn nghe được.

Cụ thể thì nó sẽ làm nổi bật lên các âm thanh ở tần số thấp, khiến âm giọng của bạn trầm hơn, kém "chua" so với thực tế qua thu âm.

Lý do chính khiến bạn không thích giọng thực của mình là vì bạn ít khi nghe thấy nó thôi. Và dù thích hay không thích thì hãy nhớ lấy một sự thật, rằng giọng thu âm của bạn mới là giọng thực, và là tông giọng mà 7,6 tỷ người trên thế giới này cảm nhận được.
[Nguồn]: https://kenh14.vn
 
@tuan_an Học lấy hơi là sẽ có hoi dài nhé, nhưng phỉ kiên trì chứ cũng không dễ đâu
 
có khi nào giọng hay nhưng hát k hay k ta?
 
Có đó @tuan_an, có người giọng hay mà do hát sai cao độ và lạc nhịp nên sẽ bị không hay. Chỉ cần học cho đúng cái đó là hay thôi
 
×
Quay lại
Top