Bỏ phố về quê lập nghiệp - Cơ hội và thách thức

Tham gia
30/8/2021
Bài viết
1

Những thuận lợi và khó khăn khi bỏ phố về quê​

Đứng trước một lựa chọn là đứng trước những được mất. Hôm nay, Tuấn chia sẻ đến các bạn về chủ đề này, làm cơ sở để các bạn tham khảo thêm trước khi quyết định có nên về quê hay không?


Những yếu tố thuận lợi khi bỏ phố về quê:

– Môi trường: Ở phố thì khói bụi, ô nhiễm, chật chội, kẹt xe. Ở quê thì không khí trong lành, bình yên. Tùy vùng mà sáng bạn có thể chạy bộ trong bình minh sớm, đón mặt trời lên, những giọt sương trong như pha lê dệt trên những mảng xanh, hoa thơm và cỏ dại, chiều về bạn tha hồ lặn hụp ở những bãi biển xanh rờn, cát trắng dịu êm… những điều mà hồ bơi có xịn sò mấy cũng không thể thay thế được.
– Chi phí: Ở phố quá đắt đỏ, càng về sau càng đắt. Đi lại, thuê trọ, mua sắm, lễ nghĩa, học phí cho con cái… thực sự là rất đắt. Một gia đình trẻ, để có cuộc sống tạm gọi là được thì mức chi hàng tháng tối thiểu phải từ 40-60tr cho 2 vợ chồng, 2 đứa con. Còn để có được 1 căn hộ tầm 50m2, nếu phải vay, mượn hoặc gom góp nữa thì vô cùng vất vả. Mà với mức thu nhập này, thì không phải bạn nào cũng kiếm và duy trì được, đòi hỏi năng lực và luôn nỗ lực. Ở quê, chỉ cần 15-20tr là bạn đã có cuộc sống tương đối thỏa mái rồi, phải nói là tốt hơn hẳn so với mặt bằng chung mới đúng. Chính vì thế mà các bạn trẻ ở phố có xu hướng chọn chỉ có 1 con. Tỷ lệ sinh nở của SG hiện chỉ còn 1.3, một con số rất đáng quan ngại.
– Stress: Các bạn cũng biết, căng thẳng là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật, tim mạch, đột quỵ, ung thư… Và stress chính là mặt trái của công nghiệp, của đô thị… Mở mắt dậy từ 5h sáng, tất bật lo quần giày áo nón, ăn uống, đưa đón con đi học… vội vội vàng vàng lên cơ quan, rồi quần quật với công việc đến chiều muộn, ra về chen chút trong những dòng xe nối dài, về tới nhà là mệt mỏi, đuối đừ, hôm nào bị sếp la cho một trận, hoặc bị khách hàng hủy kèo ở phút cuối là tối muốn bỏ cơm… Cứ thế từ thứ 2 cho đến cuối tuần.
– Rủi ro rình rập: Ở phố thì lúc nào cũng cao cổng kín tường, khóa trong khóa ngoài… sơ hở là bị trộm vào nhà quét sạch không còn gì. Chính vì thế mà tình làng nghĩa xóm không có được như ở quê, nhiều khi ở cả chục năm mà không biết nhà bên cạnh như thế nào. Ra đường, lơ tơ mơ là ví, điện thoại, túi xách, xe máy bốc hơi trong nháy mắt. Chưa kể tai nạn giao thông, những bệnh do ô nhiễm môi trường và thức ăn công nghiệp gây ra…

kho-khan-khi-ve-que-lap-nghiep-1024x633.jpg

Đọc đến đây, các bạn cảm giác một bức tranh màu quá xám cho thành thị phải hem, nhưng không phải vậy đâu các bạn, ở đâu cũng có cái khó ở đó các bạn ạ! Thấy trong bụi hoa hồng có gai hay trong gai có hoa hồng là do lựa chọn góc nhìn của mỗi người. Không phải tự nhiên mà bao đời nay, người ta vẫn cứ Nam tiến, bao nhiêu người, bao nhiêu tinh hoa đều bị hút hết về Sài Gòn.

Những khó khăn gặp phải khi bỏ phố về quê:
– Khó kiếm tiền: Sài Gòn dù chi phí cao nhưng thị trường rộng lớn, rất nhiều cơ hội kiếm tiền, rất nhiều người sẵn sàng trả tiền… Còn ở quê thì thị trường quá hẹp, sức tiêu quá thấp, ít công ăn việc làm, khó săn việc… Nên để kiếm được mức lương 20-30tr ở quê là cả một vấn đề lớn. Nếu chọn làm nông nghiệp thì vất vả vô cùng, đòi hỏi các bạn phải có cách nào đó để công nghiệp hóa nông nghiệp, gia tăng được giá trị, giỏi bán buôn, chứ với giá mua tại vườn hiện nay thì đuối lắm! Nhiều lúc một kg gà còn rẻ hơn 1kg thức ăn cho gà. Còn bán buôn thì đòi hỏi phải có nghề truyền thống, hay có những lợi thế đặc trưng nào đó.
– Sức ì lớn: Ngược với sự năng động của Sài Gòn, thì ở quê nhịp sống quá chậm, kiểu việc đâu còn có đó, sống nhàn nên con người dần cũng chậm theo. Mà chậm thì thiếu tác phong công nghiệp, thiếu sự cầu tiến… từ đó rất khó duy trì năng lượng, duy trì sự quyết tâm… mà mỗi khi thiếu những thứ này thì làm sao có thể thành công. Theo kinh nghiệm của Tuấn, đây có lẽ là rào cản khó vượt qua nhất khi về quê. 15 năm qua, Tuấn đã chứng kiến rất nhiều người anh, người bạn Tuấn, cả những người cực giỏi, từng là chiến tướng, từng ôm cho mình những hoài bão lớn, từng kinh qua những trận mạt, những nhiệm vụ bất khả thi… nhưng rồi qua năm tháng, họ mai một dần. Có người thì vài ba năm là chậm hẳn, có người thì dài hơn, 5-10 năm… nhưng thực sự rất hiếm người có thể duy trì năng lượng sau 10 năm về quê.
– An sinh xã hội: Nói về tiện ích thì có lẽ không đâu bằng Sài Gòn, thượng vàng hạ cám, muốn cở não cũng có. Về quê, không có nhiều lựa chọn trường cho con đi học, khám chữa bệnh, hoặc mỗi khi hẹn hò cuối tuần, muốn đi thưởng thức cốc bia thầy tu thì chịu rồi. Nói chung, trước đây thì quê là nhà quê, nhưng nhờ sự phát triển các khu công nghiệp, hạ tầng giao thông, viễn thông, đô thị hóa, các mô hình chuỗi… Nên giờ, chênh lệch này giữa quê và phố không còn nhiều như xưa.
– Văn hóa địa phương: Có một số nét văn hóa địa phương gây ra nhiều khó khăn khi bạn về quê. Cái này Tuấn viết khá chi tiết trong sách Về quê lập nghiệp, trong bài viết này, Tuấn chỉ ví dụ vài điểm cơ bản. Nếu ở Sài Gòn đúng nghĩa đèn nhà ai nấy sáng, việc ai nấy làm thì ở quê, có những chuyện dở khóc dở cười, bạn gái tối đó mua xoài về ăn là có khi sáng hôm sau cả xóm thổi tai nhau con bé có bầu. Nhận xét, bình bàn, điều tiếng… nó quay tròn trong gia đình, hàng xóm, kể cả công sở… gây ra áp lực cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn có phần khác biệt, có phần sáng tạo, cá tính… Năm 2013, công ty cũ mình tuyển một cô bé rất giỏi, thông minh và xinh lắm, cô bé có vòng một khá hot và thích mặc đồ trễ ngực. Thế là cả công ty nháo nhào lên từ ngày này qua tháng nọ, mỗi sáng chờ cô bé đi làm xem hôm nay mặc áo ngực tím hay áo ngực đen rồi cứ thế rần rần lên. Chưa kể, mỗi khi lãnh đạo gọi đi công tác cùng là ở nhà tha hồ tưởng tượng đủ loại chuyện trên đời.

thuan-loi-khi-bo-pho-ve-que-2-1024x597.jpg


Bài này, viết dài, nói nhiều mà cũng không sao nói hết, như chuyện mưa gió bão bùng, 3 tháng cuối năm thì Sài Gòn tập trung chạy nước rút, tăng năng suất, cán mốc mục tiêu năm thì ở quê đông về, suốt ngày trùm mền, bầu trời chỉ có một màu xám xịt, ngày cũng như đêm, ngắm mưa rả rích… tiêu từng giọt tiền tích lũy, chưa kể năm nào không may, bão quần cho một trận, lũ về… là hốt đi hết 5 năm làm.

Giải pháp nào để chế ngự khó khăn, phát huy thuận lợi… thì các bạn đọc thêm ở sách Về quê lập nghiệp nhé! Tuấn đã dành rất nhiều thời gian để trải nghiệm, để vượt qua và cuối cùng là viết tất cả vào sách. Mong sẽ tiếp được phần sức, rút ngắn thời gian cho các bạn, không phải trả giá nhiều như Tuấn.
Thanks.
Tuấn Trần.
SG.19.08.2021

1a909094cfc8399660d9-1536x1165.jpg
 

Đính kèm

  • bo-pho-ve-que-lap-nghiep.jpg
    bo-pho-ve-que-lap-nghiep.jpg
    206,6 KB · Lượt xem: 0
×
Quay lại
Top