Bạn có phải là người bắt đầu sớm?

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824



Nhiều người trong chúng ta liên tục trì hoãn. Sự trì hoãn đem lại vô số tổn thất, cho cả cá nhân và tổ chức. Nhưng một nghiên cứu mới thú vị của David Rosenbaum, Lanyun Gong, và Cory Potts cho rằng có thể có những trường hợp mà ở đó con người bắt đầu sớm, các tác giả định nghĩa là “xu hướng hoàn thành, hoặc bắt đầu, nhiệm vụ sớm nhất có thể, thậm chí gây tổn hại là làm bạn phải nỗ lực thêm.”

Trong bài báo của họ trên tờ Psychological Science, các tác giả dẫn chứng bằng tư liệu hiện tượng này thông qua một loạt thực nghiệm, ở đó những người tham gia phải lựa chọn mang cái thùng nào trong 2 cái thùng đến cuối một hành lang. Trong hầu hết thực nghiệm, mỗi cái thùng chứa đồ nặng bằng nhau – ví dụ, 7 pound tiền xu. Điều quan trọng là, có một thùng được đặt ở gần người tham gia hơn (“thùng gần”), và cái kia thì đặt ở xa người tham gia và gần cuối hành lang (“thùng xa”). Vì những người tham gia cần mang cái thùng đến cuối hành lang, bất kể họ mang cái thùng nào, bạn có thể mong đợi rằng họ sẽ chọn mang cái thùng ở xa, để giảm thiểu sự nỗ lực mà họ phải dùng, và trì hoãn khi họ sẽ phải bắt đầu nỗ lực.

Điều đó không đúng.

Các tác giả phát hiện thấy những người tham gia có xu hướng chọn cái thùng gần- và cái thùng càng gần họ thì họ càng có khả năng chọn nó.

Tại sao những người tham gia đó lại quá sẵn sàng nỗ lực hơn cần thiết?

Rosenbaum và các đồng nghiệp cho rằng một mục tiêu hàng đầu trong tâm trí “gây ra gánh nặng cho trí nhớ ngắn hạn”, và bằng cách thực hiện các bước đi hướng đến việc hoàn thành mục tiêu đó, chúng ta có thể làm nhẹ gánh nặng này – trong trường hợp này, bằng cách gạch đi “chọn cái thùng” khỏi danh sách việc cần làm của chúng ta. Họ hỏi những người tham gia tại sao họ chọn cái thùng đó – và gần như tất cả nói rằng họ chỉ muốn hoàn thành nhiệm vụ sớm nhất có thể. Những người tham gia đó cảm thấy bắt đầu sớm hơn sẽ giúp họ hoàn thành sớm hơn.

Tôi cho rằng, dù việc mang những cái thùng đến cuối một hành lang có thể không phải là một nguồn gây kiệt sức lớn, “hiện tượng mới” này khá nhất quán với nghiên cứu trước đây chứng minh là con người sẽ tiến hành các bước để giảm thiểu nỗi sợ đi cùng với những gánh nặng đang hiện ra lờ mờ. Ví dụ, George Loewenstein chứng minh rằng con người sẽ trả giá nhiều hơn ngày hôm nay để tránh chịu đựng một cú điện giật 10 năm sau hơn là để tránh bị cú điện giật tương tự ngay lập tức. Nói cách khác, họ thà chịu bị điện giật đau đớn ngay lập tức còn hơn phải sợ hãi nó trong 10 năm.

Nghiên cứu của Loewenstein bao gồm những cú sốc điện giả thuyết và những thưởng phạt theo giả thuyết, còn Gregory Berns và cộng sự quán sát thấy một kiểu mẫu tương tự khi nghiên cứu con người hành xử như thế nào khi đối mặt với những cú giật điện thật. Trong nghiên cứu của họ, những người tham gia lựa chọn giữa chịu điện giật ngay lập tức hoặc sau một trì hoãn ngắn. Khi những cú điện giật có độ lớn bằng nhau, đa số người tham gia chọn bị điện giật ngay lập tức. Nhưng ngay cả khi cú điện giật ngay lập tức có cường độ cao hơn nhiều so với cú điện giật trì hoãn, thì một số người vẫn chọn cú điện giật ngay. Đó là những ví dụ cực đoan, còn những người tham gia trong nghiên cứu cái thùng thì có thể đã cố giảm thiểu nỗi sợ bằng cách chọn một cái thùng càng sớm càng tốt.

Liệu còn có yếu tố tâm lý nào bên dưới, phức tạp hơn yếu tố làm giảm-nỗi sợ, là một câu hỏi mở.


Nguồn

https://www.psychologytoday.com/blog/retail-therapy/201405/whats-your-hurry
 
Mình cũng vậy, mình cũng là người hay trì hoãn....
 
×
Quay lại
Top