Bài giảng ápxe gan amip

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
BÀI

ÁP XE GAN AMÍP

Mục tiêu

1. Chẩn đoán được bệnh áp xe gan do amíp.

2. Trình bày được nguyên tắc điều trị áp xe gan do amíp.

1. Đại cương

áp xe gan là loại bệnh đã được nghiên cứu từ hơn một thế kỷ nay. Triệu chứng thường điển hình với sốt, gan to, đau. áp xe gan do amíp thường chỉ có một ổ. Mủ màu nâu, không mùi và thường là vô trùng, rất ít khi tìm được amíp trong mủ (5-15%). Đối với áp xe gan amíp, có thuốc điều trị đặc hiệu, nên về mặt diễn biến và tiên lượng tương đối tốt. Ngoài ra, hiện nay kỹ thuật chọc hút áp xe qua siêu âm được ứng dụng rộng rãi, nên phẫu thuật điều trị áp xe gan hầu như không còn áp dụng.

2. Nguyên nhân

ư Do các thể amíp gây ra, trong đó hay gặp nhất là thể Entamoeba hystolitica.
ư Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ.
ư Lứa tuổi thường mắc nhất từ 30-50, người già và trẻ em ít gặp hơn.

3. Cơ chế bệnh sinh

Kén amíp vào ruột gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành thể hoạt động và gây bệnh. Amíp gây loét ở ruột và thường là vùng manh tràng, sau đó đi tới gan. Amíp đi tới gan bằng đường nào ? Có nhiều giả thuyết: có tác giả cho là bằng đường trực tiếp. Sau khi gây loét ở ruột, amíp lách qua các cơ, thành mạc, vào ổ bụng rồi trực tiếp tới gan. Có người cho amíp tới gan bằng đường bạch huyết. Nhưng cho đến nay thuyết cho rằng amíp đến gan bằng đường tĩnh mạch cửa vững hơn cả vì trong mổ tử thi người ta đã xác định được có amíp trong đoạn tĩnh mạch bị nghẽn.

Amíp gây loét sâu vào thành ruột làm thương tổn thành mạch, qua đó theo vào tĩnh mạch treo rồi đổ vào hệ thống tĩnh mạch cửa, lên gan. Người ta cho rằng khi đổ vào gan, máu vẫn chảy riêng thành hai luồng: một bên do tĩnh mạch mạc treo tràng trên xuất phát từ tĩnh mạch ruột non, manh và đại tràng phải đổ vào gan phải; bên kia từ tĩnh mạch lách và đại tràng trái đổ vào gan trái. Vì vậy áp xe gan do amíp thấy ở vùng gan phải nhiều hơn. Đến gan, amíp làm tắc các tĩnh mạch nhỏ gây nhồi huyết và độc tố của amíp gây hoại tử các tế bào gan.

4. Giải phẫu bệnh
4.1. Đại thể
4.2. Vi thể
5. Triệu chứng
5.1. Triệu chứng cơ năng

5.2. Triệu chứng toàn thân
5.3. Triệu chứng thực thể
5.3.1. Gan to
5.3.2. Khám lâm sàng vùng gan

5.4. Triệu chứng cận lâm sàng
5.4.1. X quang không chuẩn bị
5.4.2. Siêu âm
5.4.3. Chụp cắt lớp vi tính
5.4.4. Các xét nghiệm khác

6. Tiến triển và biến chứng
7. Các thể lâm sàng


8. Chẩn đoán
9. Tiên lượng
10. Điều trị

Câu hỏi

......
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới
ST



 

Đính kèm

  • BÀI2.docx
    25 KB · Lượt xem: 228
×
Quay lại
Top