Ẩm thực với hoa

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Hoa là một trong những cái đẹp mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho con người. Ngoài giá trị giải trí, nhiều loại hoa còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn ngon, bổ dưỡng. Trong ẩm thực Việt, Hoa cũng chiếm một vị trí quan trọng, góp phần xây dựng một nền ẩm thực với những nét đặc sắc riêng.

Nhiều người cho rằng hoa là loại sớm nở, tối tàn, tuổi thọ ngắn nên thành phần dinh dưỡng cũng chẳng có bao nhiêu. Tuy nhiên , ngược với suy nghĩ đó, thành phần dinh dưỡngcủa các loại hoa khá phong phú.

Chúng cho ta năng lượng, protein, cabohydrate, chất xơ, calcium, phóphor, sắt, các vitamin B1, B2 PP và C hay beta-carotene... Ngoài ra, mỗi loại hoa còn có một số lợi ích riêng khác.


Hoa sen

ef966218.jpg


f1db5c27.jpg


Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật ướp trà bằng hoa. Thông dụng nhất người ta dùng hoa sen để làm hương thơm cho trà.

Hương hoa sen được coi là những gì tinh túy nhất của đất trời hội tụ. Từ xa xưa ông bà ta đã coi trà ướp hương sen là một đặc sản quý, chỉ dành cho người quyền quý trong xã hội. Ngày nay, trà sen vẫn là chủ đạo trong các loại trà thơm của Việt Nam.

Hoa sen không dùng để nấu ănnhư các loại hoa khác nhưng tách ra từng phần và mỗi phần như nhụy sen, tim sen, ngó sen... đều có công dụng riêng. Nhụy sen giúp thông thận, cầm máu, tim sen giúp an thần, trị chứng cao huyết áp. Khi ăn hạt sen bạn nên giử lại lớp lụa bọc bên ngoài vì chúng có tính mát, trị tiêu chảy. Hạt sen giúp bổ tỳ, bổ thận .



be9155eb.jpg


Công nhận sen có nhiều tác dụng thật đấy, vừa để ướp trà, lại còn trang trí nhà cửa, dùng làm món ăn nữa. Chắc hẳn một số teen không còn lạ gì với món cơm sen ở ngoài quán rồi. Nhìn 1 suất cơm sen hoành tráng là thế mà hóa ra làm cũng chả khó lắm đâu nhé

Nguyên liệu gồm có:
- 1 bát cơm đầy
- 500g thịt gà
- 10 miếng nấm hương
- 3 muỗng canh dầu ăn
- Một vài lát gừng, 1 củ hành khô
- Nước mắm, gia vị, xì dầu
- 1 bông hoa hồi
- 1 chiếc lá sen



Bước 1:
Đầu tiên chúng mình thổi cơm trước đã nè, thổi hơi khô một xíu, sau đó xới ra bát để nguội nha.

Bước 2:
Thịt gà sau khi rửa sạch, chúng mình chiên qua với dầu ăn. Khi 2 mặt đã vàng đều, chúng mình bỏ ra, cho hành khô vào chảo phi thơm, rồi cho thịt gà vào xào, thêm nước mắm, gia vị, xì dầu vừa miệng. Đảo nhanh tay được 2 phút, mình cho thêm nấm hương thái nhỏ vào xào cùng, đồng thời đổ 1 bát nước lã vào om gà. Trước khi đậy vung, các ấy cho thêm 1 bông hoa hồi vào cho thơm nhé. Đến khi nước sắp cạn, mình đổ cơm vào đảo khoảng 3 phút là được. ^^

Bước 3:
Trong lúc chờ om gà, chúng mình rửa sạch lá sen này, rồi nhúng qua nước nóng, để ráo nước. Cơm gà chín xong, mình cho vào giữa lá sen, gói gọn lại.

Bước 4:
Cuối cùng là đem các gói cơm sen cho vào nồi hấp, sau 30 phút là hoàn thành
Lúc mở nồi hấp ra, hương sen thơm ngào ngạt, các gói sen bốc khói nghi ngút luôn ý.
com-sen-1.jpg
Khi ăn, các teen phải để nguyên cả lá sen thế này mới đúng điệu đấy nhé.
com-sen-2.jpg
Cơm sen ngon thế này, tớ ăn cả tuần cũng được ý. Mùa sen đã tàn rồi, cùng níu giữ mùa hè với món cơm sen này thôi các teen ơi! :X



----------

HOA THIÊN LÝ :


25427264.jpg



Bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ hoa thiên lý. Vị ngọt của hoa thích hợp để nấu các món canh đơn giản với thịt, xương hay chân giò rất ngon. Hoa thiên lý nấu cua cũng là một món ăn khá lạ miệng. Ngoài ra, hoa thiên lý xào với thịt bò hay dùng chung với các món lẩu cũng rất đặc sắc.

Hoa thiên lý không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn mà còn được xem là một bài thuốc. Theo các bài thuốc dân gian, hoa thiên lý rất mát và bổ, trừ được giun kim, giải nhiệt, an thần. Trong thành phần của hoa thiên lý có chất xơ, đạm, các loại vitamin C, B1 và nhiều khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.





----------

HOA CHUỐI


c0af7c9f.jpg



Đây là cách gọi của người miền Bắc, người miền Nam thường gọi là bắp chuối. Hoa chuối thường có màu tím

Bắp chuối hay được dùng để chế biến các món gỏi, nấu canh chua hoặc làm rau ăn kèm với bún bò. Nhiều người còn rán bắp chuối lên để dùng như một món chay. Trong bắp chuối chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và lợi tiểu.





----------

HOA ATISÔ



be86f43b.jpg



Khi nhắc đến hoa Atisô, mọi người thuờng nghĩ ngay đến đây là một vị thuốc, một loại trà thanh nhiệt, giải độc.

Thành phần dinh dưỡng của Atisô giàu Vitamin và khoáng chất . Atisô rất tốt cho hệ tiêu hóa, chúng còn giúp giamcholesterol và giảm lượng đường trong máu...

Hoa Atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, kích thích tiêu hóa, làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Ngoài ra Atisô cũng có khả năng lọc sạch các độc tố trong gan, làm mát gan, giải nhệt..... Nhờ công dụng này, atisô làm da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn. Một số người còn dùng Atisô như một loại nước tắm chăm sóc da.





----------

BÔNG BÍ


e8f72a84.jpg


Một trong những nét ẩm thực riêng của đất phương Nam phải kể đến các món ăn từ được chế biến từ loài hoa bí màu vàng của trái bí. Món ăn có vị lạ miệng ới một chút bùi bùi, dai dai từ bao lâu nây đã trở thành các món khoái khẩu của nhiều người.

Nói đến các món ăn từ bông bí, đầu tiên phải kể đến món bông bí nhồi thịt.

Bông bí sau khi mua về rửa sạch, nên chọn những bông lớn. Thịt nạc xay nhuyễn cùng mộc nhĩ, nấm hương trộn đều, thêm chút hạt nêm, tiêu. Sau đó cho hổn hợp này nhồi vào bên trong bông bí. Đem bông bí lăn qua hỗn hợp bột chiên giòn và chiên. Thế là bạn đã được món bông bí nhồi thịt đầy quyến rũ. Đơn giản hơn, bông bí được dùng làm món luộc hay xào với thịt... rất dễ ăn và dễ chế biến.





----------




Canh Chua Bông So Đũa




0000001775_300.jpeg




Miền quê tỉnh hậu giang, người ta thường nấu canh chua với bông so đũa, hoặc bông điên điển rất đặc trưng cho vùng Nam Bộ


Nguyên liệu
- 400 g cá rô
- 200 g bông so đũa
- Me, ớt, hành phi, rau om, ngò gai
Cách làm
- Cá rô làm sạch bỏ mang, ướp ít muối tiêu.
- Bông so đũa bỏ nhuỵ, rửa sạch.
- Cho ít nước vào me vắt nước cốt.
- Cá rô chiên vừa chín cho vào nồi nước dùng, nêm me, nước mắm, đường, nấu sôi nhỏ lửa cho nước canh không đục.
- Nêm gia vị vừa đủ, cho bông so đũa vào nhắc xuống.
- Cho hành phi, rau om, mùi tàu, ớt cắt khoanh, ít mỡ tỏi



----------


Hoa Đào



NG1UUY16PM_peach_blossom.jpg



Không chỉ có mặt trong các công thức cải thiện dung nhan, hoa đào còn được sử dụng trong các món ăn bài thuốc chữa táo bón, bí tiểu ở thai phụ.

Theo Đông y, đào có vị cay, chua ngọt, làm ra mồ hôi, nhuận trường, hoạt huyết, tiêu ích. Hoa đào chữa bí tiểu tiện, chữa thủy thũng, làm đẹp dung nhan...
Chữa táo bón
Nguyên liệu: Cách hoa đào tươi 4 g, gạo tẻ 100 g.
Cách làm:

Hai thứ trên nấu thành cháo loãng, ăn cả nước lẫn cái, cách một ngày dùng 1 lần. Có tác dụng nhuận tràng, thông tiểu tiện nên chữa được chứng táo bón.
Chữa tiểu tiện không thông cho phụ nữ mang thai
Nguyên liệu:

Hoa đào tươi 5 bông, tôm nõn 10 g, chân giò hun khói 10 g, trứng gà 4 quả, gia vị vừa đủ dùng.
Cách làm:

Ngắt bỏ nhuỵ hoa đào, rút từng cánh hoa rửa sạch, để ráo nước thái thành sợi nhỏ. Tôm nõn rửa sạch cho rượu và gia vị hấp chín, lại cắt nhỏ. Chân giò hun khói cắt nhỏ. Trứng gà đập vào bát đánh tan, thêm nước dùng gà, mì chính, rượu, gia vị, bột tiêu sọ, muối tinh, bột ướt, đánh đều.
Đặt chảo cho mỡ nóng, cho hỗn hợp trứng gà, nêm gia vị đủ, đảo đều đến chín múc ra đĩa và rắc hoa đào sợi, tôm nõn và chân giò hun khói lên trên. Ăn hết một bữa. Dùng vài lần sẽ hiệu nghiệm.
Ngoài ra, để làm da mặt tươi mịn, có thể lấy hoa đào 4 lạng, bạch dương bì 2 lạng, hạt bí đao 5 lạng, giã nát nhuyễn. Mỗi đêm, dùng nước ấm rửa sạch mặt rồi bôi thuốc lên da mặt, lưu ý nơi nám và có tàn nhang. Sáng dậy dùng nước ấm rửa sạch mặt. Có thể dùng 2 vị thuốc này trộn với mật ong mà bôi, đắp mặt nạ lại càng tốt. Cần kiên trì mới hiệu quả.

 
Hoa hẹ

he1.jpg



Vị thuốc từ cây hẹ

Cây hẹ có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... Hẹ là loại rau không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng và chế biến làm thuốc cả cây.

Theo nghiên cứu hiện đại, trong 1kg hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, 2g vitamin A, 89g vitamin C, 2,6g canxi, 2,2g phốt pho.

Đặc biệt, trong lá hẹ có rất nhiều chất xơ, có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy.

Còn theo Đông y, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín ăn lại có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, chữa ho cho trẻ, tiêu hóa kém, trĩ sưng đau, ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều lần...

Đơn thuốc có sử dụng cây hẹ:

Chữa ho trẻ em:
Lấy lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần.

Chữa hen suyễn (khó thở): Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống.

Chữa chứng táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.

Cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước

Trị chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ. Rễ hẹ tươi 25g, gạo 50g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

Chữa đau răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.

Trị giun kim: Rễ hẹ một nắm giã lấy nước cho uống.

Trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn.

Chữa ra mồ hôi trộm: Lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ đem cùng hấp chín, nêm gia vị vừa đủ để ăn. Cần dùng hàng ngày.

Đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Mỗi vị 40g, đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.

Chữa phụ nữ âm đạo tiết ra chất dịch: 100g củ hẹ giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn đều với 1 quả trứng gà, cho chút đường vào và để bát vào nồi cơm hấp chín. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liên tục trong 5 ngày.

Bị chín mé càng cua (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Hẹ dùng cả củ và rễ, giã nát, xào rượu chườm, bó, băng lại chỗ bị lên càng cua. Ngày thay băng 3 - 4 lần.


Còn hạt và rễ hẹ cũng có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào kinh can, thận, chữa đái dầm, táo bón, trị giun kim...Củ hẹ tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí...



 
Hoa kim châm

Loại hoa này không chỉ ăn tươi mà còn có thể phơi khô và bảo quản được trong một thời gian dài. Nếu ăn tươi, hoa hơi giòn, xào với tôm sú, thịt bò... khá ngon. Để khô hoa dai hơn, thích hợp để hầm thuốc bắc chung với nấm, thịt gà ... Theo dân gian hoa kim châm có vị ngọt, là một vị thuốc giúp lợi tiểu.

563948-vtc-269867-hoa31.jpg


Hoa kim châm còn có tên là hoa hiên, màu vàng đậm đẹp nên còn gọi là màu hoa hiên. Cây kim châm vốn là cây mọc hoang, thích hợp với đất đai vùng cao, đã được nhiều nơi trong nước trồng làm cảnh và làm thuốc. Hoa kim châm dồi dào vitamin A, C, có tác dụng chữa đau răng, mất ngủ, đau nhức khớp xương...


563948-hoakimcham-11.jpg



Hoa kim châm trồng nhiều ở Đà Lạt. Hoa Kim Châm mọc nhiều ở thung lũng. Xung quanh Thiền Viện Trúc Lâm cũng có nhiều :good: Người ta phơi khô làm thuốc, còn hoa tươi thì nấu canh với cá, cho thêm ít nấm mèo và bún tàu thì bát canh thật ngọt. Đây là món ăn hơi... bị sang, bởi ít người đã được thưởng thức.


Hoa kim châm xào cần tây








index.php


Nguyên liệu:


1 bìa đậu phụ, 300g hoa kim châm, 200g nhánh cần tây, 100g nấm rơm khô, 3 nhánh hành boa-rô, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa súp nước tương, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa súp dầu ăn.

Thực hiện:

Đậu phụ chiên vàng, thái lát. Hoa kim châm rửa sạch, luộc chín, vớt ra để ráo. Cần tây rửa sạch, cắt khúc xéo. Nấm rơm khô ngâm nước, rửa sạch, vắt thật ráo. Boa-rô rửa sạch, băm nhỏ.

Phi thơm boa-rô với dầu ăn, cho nấm rơm, đậu phụ vào, nêm muối, tiêu vừa ăn. Xào thấm gia vị, cho tiếp hoa kim châm, cần tây vào xào nhanh tay, nêm thêm 1 thìa súp nước tương. Cho ra đĩa, dùng nóng với cơm.

Mách nhỏ:

Hoa kim châm có ướp chất chống ẩm mốc nên khi sơ chế cần rửa thật sạch. Nên dùng nấm rơm khô để xào, món ăn sẽ có vị ngọt đậm đà hơn.



Kim châm xào lươn

Hoa kim châm mùa này bán rất nhiều ngoài chợ, bạn mua về, nhặt bỏ nhụy hoa bên trong (vì đắng, ăn vào vị nghe nhân nhẫn, nhiều người không quen), rửa sơ qua nước muối và rửa sạch lại, để ráo.


563948-1304565902-dsc03117.jpg

Lươn làm sạch, lưu ý: bạn đừng chà lươn mạnh quá, thịt sẽ bị cứng và xơ. Dùng một ít dấm chần sơ qua, sau đó cạo nhớt là sạch vô cùng, thịt mềm và thơm bóng.
Nhìn xem mấy chú lươn vàng béo ngậy đây:


563948-1304566862-dsc03127.jpg

Luộc sơ lươn với một ít gia vị cho thấm, gỡ thịt để riêng. Xào hoa kim châm với tỏi khử trên lửa lớn, nêm nếm vừa miệng, sau đó cho lươn vào đảo nhanh 2-3 lần rồi nhắc xuống. Bày món ăn ra đĩa, rắc một ít tiêu (YT làm lần này không cho tiêu vì nhà có baby ah), trang trí một ít hành ngò hay hoa ớt.


563948-1304567163-dsc03120.jpg



Súp sò điệp kim châm


563948-68x3rl1.jpg




Nguyên Liệu:
- 100g cồi sò điệp
- 30g hạt đậu Hà Lan
- 50 nấm kim châm
- 100g tôm
- 1 quả trứng
- 1 lít nước dùng
- 2 thìa súp hạt nêm
- 1 thìa súp đường
- 1 thìa ca-phê bột năng
Thực Hiện:
- Cồi sò điệp thái làm đôi. Nấm kim châm rửa sạch, thái khúc ngắn.
- Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bóc đầu đuôi. Chẻ sống lưng tôm, bỏ chỉ đem, đem hấp chín, để nguội rồi thái nhỏ.
- Trứng gà luộc chín, lấy lòng trắng thái nhuyễn, lòng đỏ bóp vụn, tán thật mịn.
- Hạt đậu Hà Lan trụng sơ.
- Đun sôi nước dùng, vặn nhỏ lửa, thả sò điệp, đậu Hà Lan, nấm và tôm vào nấu sôi. Sau đó, nêm hạt nêm và đường.
- Kế tiếp, hòa bột năng với chút nước rồi rót từ từ vào nồi để súp có độ sánh vừa. Tắt lửa, thả lòng trắng vào.
- Múc súp ra bát, khi dùng rắc lòng đỏ trứng gà lên.
- Dùng nóng.



 
ngon, đẹp, thơm, bổ dưỡng
Hoa có nhiều công dụng thật:D
 
Hoa lục bình

Eichhorniacrassipes01.jpg



Hoa lục bình (bèo tây) cũng được góp mặt trong các nhà hàng với móm lẩu mắm. Cùng với rau cù nèo, đắng đất, cải bẹ, rau nhúc, rau dừa... hoa bèo tây mang màu cánh tím bình đẳng với các thứ rau trên, làm cho lẩu mắm thêm phong phú đậm đà chất dân dã. Món ăn này phổ biến ở vùng Nam Bộ.





----------

Hoa Mướp

HoaCo31.jpg



Cây mướp dễ trồng, thuộc họ dây leo, chưa phủ kín giàn đã ra hoa. Người ta thường có câu: "Nụ cà, hoa mướp". Hoa mướp màu vàng rực, nụ hoa tròn và đen. Hông bằng bông bí, nhưng hoa mướp cũng được dùng luộc, xào lòng gà, ngon nhất là hoa mướp hương, ăn bùi và béo.
 
×
Quay lại
Top