4 vấn đề cơ bản thường gặp khi làm Logistics

Pisocute

Thành viên
Tham gia
20/5/2021
Bài viết
1
  • NỘI DUNG BÀI VIẾT:
  • Địa điểm làm việc không ổn định?
  • Sự quan trọng khi hiểu biết về SCM
SCM là gì?
Đặc tính của SCM
Mối quan hệ của Logistics và SCM

  • Công việc trong ngành Logistics tạo ra áp lực lớn
  • Ngành Logistics luôn thiếu nguồn nhân lực
cj8nd0rnt003ks6qpbpxxru4a-port-cover-image021842882412max.jpg

Ngành Logistics có nhiều tiềm năng

Ngày nay, việc hoạt động trong ngành Logistics đã không còn quá xa lạ với mọi người, và thậm chí với lượng ứng viên vứng tuyền vào các vị trí công việc có liên quan đến Logistics ngày một tăng cao. Cũng có thể nói Logistics chính là xương sống của nền kinh tế và là động lực của tất cả các ngành bao gồm cả nông nghiệp, sản xuất hoặc dịch vụ. Bởi nếu không có kế hoạch và không thực hiện việc phân phối nguồn lực, xã hội sẽ ngừng hoạt động và gây ra khá nhiều rối loạn. Mặc dù quan trọng là như thế, lượng ứng viên lớn là thế nhưng vẫn có những vấn đề bức bối khi làm lĩnh vực Logistics sẽ xảy ra. Những vấn đề đó là gì, bài viết này sẽ giới thiệu một số vấn đề thường gặp khi làm việc trong lĩnh vực Logistics.

VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP:

01 Địa điểm làm việc không ổn định?


dich-vu-logistics.jpg

Đối với vấn đề thứ nhất này ta có thể thấy rằng, tất cả các doanh nghiệp logistics với tất cả các nhân viên hậu cần đều có rất nhiều việc cần phải làm hàng ngày, nhưng chính xác họ làm từ đâu? Do không được thiết lập cho công việc tiêu chuẩn về dịch vụ logistics, nên các nhân viên hậu cần đều có thể làm việc ở bất kỳ nơi đâu từ công ty cho tới văn phòng, tới những vị trí có thiết bị di động như: trung tâm phân phối hoặc các trung tâm đón khách. Với điều này có vô số khả năng đều có ý nghĩa là chúng có quan trọng để đòi hỏi các nhà tuyển dụng về sự tiềm năng chính xác của mỗi loại môi trường mà bạn đang làm việc, bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi ứng tuyển vào những vị trí này.

02 Sự quan trọng khi hiểu biết về SCM

SCM là gì?

SCM viết tắt của Supply Chain Management – Quản lý chuỗi cung cứng. Đây chính là sự phối hợp của nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học. Mục đích là nhằm cải thiện về cách thức của các công ty tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thô cấu thành các sản phẩm hay dịch vụ. Bước tiếp theo là sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ đó và phân phối tới tất cả các khách hàng. SCM với mỗi ngành sản xuất sẽ khác nhau. Nhưng chúng đều có điểm chung quan trọng. Đó là làm thế nào hiểu được sức mạch của các nguồn tài nguyên. Mối tương quan giữa chúng với những bộ dây chuyền cung ứng sản xuất là điều bạn nên quan tâm.

Đặc tính của SCM

SCM có một số tính chất cơ bản sau. Thứ nhất là cung cấp giải pháp cho toàn bộ hoạt động đầu vào của doanh nghiệp. Các giải pháp về đặt mua từ nhà cung cấp hay giải pháp tồn kho an toàn của các công ty. Nguyên tắc của quá trình hoạt động quản trị về nguồn cung ứng là gì? SCM cung cấp tất cả những giải pháp. Những giải pháp là các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong một môi trường cộng tác. Các bên cùng hợp tác, giúp đỡ, phát triển. Vì thế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng.

Hệ thống cung ứng mở rộng được tích hợp. Nhờ đó mà môi trường sản xuất kinh doanh được phát triển thực sự. Từ đó công ty của bạn sẽ giao dịch trực tiếp với khách hàng và các nhà cung cấp. Các bên sẽ trao đổi mua bán và chia sẻ thông tin.

Mối quan hệ của Logistics và SCM


Trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp hoặc nhà quản trị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Mọi người đều cho rằng SCM và Logistic có thể thay thế, bổ sung cho nhau. Tuy nhiên thuật ngữ Logistics là 1 phần của Supply Chain Management. Logistics là các hoạt động trong phạm vi của 1 tổ chức nhất định còn Supply Chain là mạng lưới liên kết giữa các công ty làm việc cùng nhau.

Logistics truyền thống tập trung vào các hoạt động như: Thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho. SCM còn bao gồm cả: Marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ khách hàng.

SCM bao hàm tất cả các hoạt động, quy trình Logistics giữa các bộ phận và giữa các công ty với nhau. Quản lý Logistics là 1 bộ phận của quản lý chuỗi cung ứng (SCM), bao gồm các hoạt động giúp quản lý dòng chảy của hàng hoá 1 cách hiệu quả.

Logistics chính là một phần quan trọng của SCM. Tuy nhiên không như nhiều người nghĩ thì chúng chỉ là một phần nhỏ ở trong đó. Theo đánh giá những nhà logistics thành công nhất đều có một sự hiểu biết sâu rộng về SCM nói chung. Ngành nghề logistics có rất nhiều thách thức đối với người làm. Có rất nhiều trường hợp quá trình logistics không diễn ra suôn sẻ. Phần lớn là do các bộ phận riêng lẻ không kết nối được với nhau. Từ đó tạo nên một chuỗi rời rạc. Để khắc phục điều này, bạn cần tìm hiểu rõ về SCM. Bạn cần nắm bắt được vai trò của nó. Từ đó hiểu được nhiệm vụ, trách nhiệm của một nhân viên hậu cần.

SCM-3.jpg


⇒ Xem thêm về SCM tại đây

03 Công việc trong ngành Logistics tạo ra áp lực lớn

Có lẽ, đây là một trong những ngành nghề phải chịu nhiều áp lực nhất. Khi là một nhân viên của Logistics, thì có rất nhiều người trong SCM sẽ phụ thuộc vào bạn. Những tình huống bất ngờ xảy ra là điều không tránh khỏi. Vốn dĩ nghề này có rất nhiều thách thức. Phần lớn thất bại đều đến từ trong suốt quá trình vận hành. Chỉ cần một khâu gặp trục trặc sẽ dẫn đến rắc rối cho cả quá trình. Chính vì thế mà nhân viên hậu cần phải làm việc trong áp lực nặng nề. Bạn sẽ phải ép bản thân mình tập trung làm việc hết mức. Tuy nhiên, đổi lại bạn sẽ nhận được những thứ xứng đáng. Cơ hội nghề nghiệp mở rộng; được trải nghiệm nhiều sẽ thu được nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, ngành nghề này đang phổ biến và phát triển mạnh. Do đó, người trong ngành sẽ không lo thất nghiệp.

04 Ngành Logistics luôn thiếu nguồn nhân lực

Les-métiers-de-la-logistique-salaire-scaled.jpg

Nhắc đến doanh nghiệp lớn ai cũng nhắc đến vị trí trong độ ngũ Marketing hay tài chính. Dường như đội ngũ Logistics hiếm khi được nhắc đến. Các nhà tuyển dụng rất ngại việc thay đổi người ở vị trí này. Bởi họ rất khó khăn tìm được người phù hợp. Theo số liệu thống kê từ một số trang báo mạng vào năm 2018 thì ngành Logistics cần thêm khoảng 1,4 triệu người. Đến năm 2019 con số này còn tăng thêm nữa.

Việc làm ngày càng nhiều nhưng nguồn nhân lực lại hiếm. Bởi mọi người thường không chịu được áp lực công việc lâu. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho những ai yêu thích nghề này. Cơ hội để gia nhập ngành hậu cần sẽ nhiều hơn. Vì thế, các bạn nên chuẩn bị kiến thức Logistics và kỹ năng tốt. Tin rằng khi bạn đạt được điều đó và đủ yêu thích nghề thì bạn sẽ tiến rất xa.

Bài viết trên đây đã đề cập đến một số vấn đề thường gặp khi làm Logistics. Bạn đang muốn làm ngành nghề này thì hãy chuẩn bị hành trang thật tốt nhé. Còn những ai đang làm thì tin chắc rằng bạn đã gặp những vấn đề trên rồi. Đây là những điều khó tránh. Các bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về logistics hãy thường xuyên theo dõi bài viết của chúng tôi nhé.

Nội dung cùng chủ đề mà có thể bạn sẽ quan tâm:
Top 6 vai trò của Logistics với sự phát triển hiện nay
5 lý do nên chọn ngành Logistics
4 loại hình dịch vụ logistics phổ biến hiện nay tại Việt Nam
 
×
Quay lại
Top