3 kỹ năng khắc cốt ghi tâm giao tiếp trong gia đình

Dung Vuong

Founder at Wiki Cabinet Media
Tham gia
26/11/2019
Bài viết
0
Wikicabinet – Kênh thông tin tri thức nhân loại kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề về:

Nghệ thuật quyến rũ bạn đời đỉnh cao

Kỳ này wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề thú vị về 3 kỹ năng khắc cốt ghi tâm giao tiếp trong gia đình. Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng wikicabinet nhé.

Giao tiếp trong gia đình được người Việt rất coi trọng và đề cao. Đó là nền tảng bền vững để xây dựng một gia đình thuận hòa, hạnh phúc. Gia đình phải có gia giáo, gia lễ, gia pháp, gia phong mà mỗi thành viên trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt.

wikicabinet-anh-giao-tiep-trong-gia-dinh.jpg


1.Những sai lầm giao tiếp trong gia đình hiện nay
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bị mắc kẹt trong các vấn đề liên quan đến con cái của họ. Họ quay vòng vòng qua những cuộc cãi vã từ tuần này qua tuần khác, khiến tất cả mọi người trong gia đình cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.

Khi phải đối mặt với những hành động thách thức hoặc có vấn đề tiêu cực đang hình thành trong đứa trẻ, những tất cả các bậc cha mẹ đều phạm phải 5 sai lầm phổ biến sau:

  • Đổ lỗi cho mọi hành động của con trẻ
  • Xấu hổ, chỉ trích bọn trẻ
  • Đưa ra quá nhiều hình phạt
  • Áp dụng mọi quy tắc mà không thảo luận cùng con cái
  • Không kiểm soát các hành động bốc đồng, nỏng nảy
Những sai lầm như vậy khiến các xung đột leo thang và khiến mối quan hệ giữ các thành viên trong gia đình trở nên căng thẳng. Tệ hơn nữa, nếu các bậc cha mẹ vẫn tiếp tục mắc phải năm sai lầm này, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên bế tắc hơn.

2.Xây dựng lại phong cách giao tiếp
Công cụ hiệu quả và mạnh mẽ nhất để củng cố và cải thiện các mối quan hệ gia đình là giao tiếp lành mạnh. Chất lượng giao tiếp của cha mẹ là vấn để quyết định sự thành công của việc nuôi dạy con cái và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Ba yếu tố cần thiết cho giao tiếp trong gia đình lành mạnh:

Hành động tích cực
Mô hình hóa hành động tích cực là một phần quan trọng của việc nuôi dạy con cái thành công. Ví dụ, khi cha mẹ thiếu tôn trọng lẫn nhau hoặc với con cái của họ, họ đang vô tình giáo dục con cái lớn lên bằng sự không tôn trọng; chẳng hạn như không tôn trọng họ, anh chị em, đồng nghiệp hoặc giáo viên của họ, tệ hơn nữa là không tôn trọng cha mẹ. Cha mẹ phải mô hình hóa những hành động tích cực mà họ muốn thấy ở trẻ.

Ngôn ngữ giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình
Sự lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp của cha mẹ có tác động mạnh mẽ đến trẻ em. Các thành viên trong gia đình không bao giờ được phép bạo lực ngôn ngữ lẫn nhau bằng lời nói như chửi bới, mắng nhiếc, xúc phạm, đe dọa…. Tránh những ngôn ngữ tiêu cực làm mất tinh thần hoặc làm tổn thương các thành viên trong gia đình. Những hành động bạo lực ngôn ngữ làm tổn thương bản ngã mong manh của trẻ em và làm suy yếu lòng tự trọng của chúng .

Lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau
Cha mẹ là những người lắng nghe kém mang nhiều ý nghĩ bảo thủ, cố chấp, chán nản hoặc lo lắng. Hãy luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu lẫn nhau; bởi lắng nghe là cơ sở cho gần như tất cả các liệu pháp nói chuyện. Trẻ em cảm thấy cha mẹ chúng lắng nghe những mong muốn, nguyện vọng hay tâm sự thầm kín tạo nên sự tin yêu và khuyến khích phát triển một cảm giác tích cực về bản thân và tin tưởng cha mẹ hơn.

3.Văn hóa giao tiếp mới trong gia đình
Để thay đổi văn hóa giao tiếp trong gia đình bạn cần có thời gian và không dễ dàng thực hiện nhưng sẽ mang lại cho bạn những lợi ích bền vững. Dưới đây là bốn phương thức truyền thông trong gia đình cần tập trung:

Cha mẹ thuận hòa
Cải thiện giao tiếp giữa bạn và người bạn đời của bạn là rất quan trọng. Thảo luận về các quyết định nuôi dạy con cái trước khi thông báo tới tất cả các thành viên trong gia đình bao gồm cả con cái của bạn. Nếu xảy ra xung đột hay mâu thuãn hãy cùng nhau giải quyết riêng tư: tại quán café, công viên, hoặc một nơi khác không phải là trong nhà bạn. Đặt cái tôi của bạn sang một bên. Tránh đưa ra quyết định chủ quan, bảo thủ và luôn làm việc theo nhóm.

Tạo các cuộc họp gia đình định kỳ
Thông thường, các cuộc họp xảy ra khi gia đình đang gặp những vấn đề mâu thuẫn căng thẳng. Tại sao bạn không tổ chức các cuộc họp gia đình vào những thời điểm mọi người được nghỉ ngơi và thư giãn. Sử dụng các cuộc họp gia đình như vậy để thiết lập các quy tắc và thói quen gia đình. Một cuộc họp bàn tròn công tâm diễn ra để tất cả các thành viên trong gia đình để có thể đứng lên bày tỏ quan điểm, cùng góp ý với nhau trong cách nuôi dạy con, các quy tắc trong gia đình và quan trọng là sự kết nối qua giao tiếp giữa các thành viên càng thêm bền chặt. Hãy chắc chắn sau mỗi cuộc họp gia đình các mâu thuẫn được giải quyết hoặc ít nhất tìm được gốc rễ của mâu thuẫn, tiếp nhận những sai lầm và khích lệ sự tiến bộ, và chia sẻ mục tiêu chung và riêng của mỗi thành viên. Luôn luôn bắt đầu mỗi cuộc họp với một lòng biết ơn trước khi bạn dấn thân vào các tình huống hóc búa hơn có thể xảy ra.

Xây dựng các hành động tích cực
Cha mẹ có xu hướng quan trọng hóa các vấn đề và bỏ qua những sự cải thiện tích cực trong các hành động của con cái. Trong trường hợp này hãy khen ngợi những hành động tích cực của con bạn và thi thoảng hãy dành cho chúng những phần thưởng xứng đáng. Đặc biệt chú ý đến những cải tiến trong phong cách giao tiếp của bạn.

Củng cố những hoạt động gia đình lành mạnh
Đặt điện thoại di động xuống, rút phích cắm khỏi các thiết bị công nghệ; tránh xa các mối quan tâm về thành tích học tập hoặc các công việc nhà dang dở. Mỗi gia đình cần thực hiện các hoạt động lành mạnh mà họ thích cùng nhau. Hãy cân nhắc về năm loại hoạt động gia đình lành mạnh sau đây:

  • Các hoạt động thể chất chẳng hạn như đi xe đạp hoặc đi đến phòng tập thể dục.
  • Các hoạt động sáng tạo chẳng hạn như vẽ tranh nghệ thuật hoặc đi đến một phòng trưng bày hoặc buổi hòa nhạc.
  • Các hoạt động trí tuệ chẳng hạn như tham dự một bài diễn thuyết về gia đình, đi chơi, hoặc đọc một cuốn tiểu thuyết cùng nhau.
  • Các hoạt động tâm linh chẳng hạn như tham dự các cuộc tụ họp tôn giáo hoặc thực hành thiền định cùng nhau.
  • Các hoạt động xã hội chẳng hạn như tham gia tình nguyện với các tổ chức khu phố hoặc tham gia vào các tổ chức quyên góp từ thiện.
Để thoát khỏi phương thức truyền thông gia đình theo hướng tiêu cực, bạn sẽ phải đối đầu với những cảm xúc của riêng bạn. Bạn sẽ cần kiên nhẫn hơn, biết lắng nghe và chu toàn hơn. Bạn phải trở thành tấm gương tốt để con bạn sẽ noi theo. Đây sẽ là thách thức, nhưng nó là nền tảng vững chắc cho con bạn phát triển toàn diện.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề Nghệ thuật quyến rũ bạn đời đỉnh cao.

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.

Source:Wiki Cabinet
 
×
Quay lại
Top