2+ Tiểu thuyết về ngày tận thế

AnnieBui

Thành viên
Tham gia
5/9/2023
Bài viết
2
1. Cha Và Con ( The Road )
“Cha và con” là tác phẩm nghệ thuật về cái đẹp đến sững sờ, hoang dã và đau xót. Lấy bối cảnh là một mùa đông dài vô tận hậu Khải huyền, Cormac McCarthy viết về một người đàn ông không tên cùng đứa con trai, lang thang trong một thế giới điên loạn, lạnh lẽo, tối tăm, nơi tuyết tuyết rơi chuyển màu xám xịt, hướng về phía bờ biển, tìm kiếm một nơi nào đó có sự sống và ấm áp. Ở thế giới hoang tàn này không gì có thể sống sót nổi, con người thậm chí còn biến thành kẻ ăn thịt chính đồng loại của mình để tồn tại.

“Cách viết và chọn lọc từng từ trong tác phẩm gợi lên một cách rõ ràng kết cấu, màu sắc lẫn nhiệt độ trên con đường họ đi qua, đặt trong ngữ cảnh phù hợp, nó làm bật lên nỗi sợ hãi, sự băn khoăn, tàn ác và mối đe dọa như hơi thở ngay sau gáy ám ảnh người đọc trong từng bước chân. Không những có một cốt truyện hay mà chiều sâu nhân vật nhờ cách khai thác các thủ pháp nghệ thuật cũng được khắc họa tuyệt vời dù các cuộc trò chuyện của cha và con hầu như rất ít ngôn từ được nói ra bằng lời.” (Nguyên Khang – Goodreads, 2021)

“Đây là cuốn tiểu thuyết không dễ đọc và cảm nhận nhưng sức ám ảnh đằng sau mỗi tầng ý nghĩa của nó vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống thường nhật dù không phải ai trong chúng ta cũng có thể nhận ra được.” (Tú Uyên – Tiki, 2019)

“Tôi đã đọc xong cuốn sách chỉ trong vòng 2 ngày. Lúc cầm cuốn sách lên, không thể ngừng lại, luôn trong tình trạng căng lên vì những cảm xúc. Tình cảm cha con thật thiêng liêng, trong cái thế giới sắp lụi tàn, con người đối với con người chẳng có tình người – mà suốt quãng đường đi tìm sự sống của 2 cha con cũng chẳng gặp được quá vài người để mà nói chuyện chứ đừng nói là để thể hiện tình người, họ vẫn không thôi từ bỏ hi vọng. Trong thế giới xám xịt, tưởng như lụi tàn đến nơi lại mở ra một cánh cửa, một hi vọng cho sự sống. Thật đáng để đọc! ” (Nancy Nguyen – Tiki, 2017)


cha-va-con-3-min Ảnh: Thichsach.com
2. 1984 (George Orwell)
Một chín tám tư (tựa tiếng Anh là Nineteen Eighty-Four; thường được viết là 1984) là một tiểu thuyết về xã hội giả tưởng thể loại dystopia (dạng sầu bi) của nhà văn Anh George Orwell, xuất bản năm 1949. Quyển sách kể về câu chuyện của Winston Smith và sự biến chất của anh gây nên bởi chế độ chuyên chế mà anh sống.

Cùng với Brave New World của Aldous Huxley, đây là một trong những xã hội giả tưởng dystopia nổi tiếng nhất và thường được trích dẫn nhất trong văn học

Cuốn tiểu thuyết đã được dịch sang 62 thứ tiếng và đã để lại một ấn tượng sâu xa về chính bản thân tiếng Anh nó. Một chín tám tư, thuật ngữ cũng như tác giả của nó đã trở thành ngạn ngữ khi người ta thảo luận về những vấn đề an ninh nhà nước và sự riêng tư cá nhân. Thuật ngữ Orwellian cũng được sử dụng rộng rãi khi mô tả những hành động hoặc tổ chức gợi lại xã hội chuyên chế được dựng lên trong cuốn tiểu thuyết.

“Một chín tám tư đã từng có lúc được xem như một sự nguy hiểm về mặt chính trị và cho cách mạng và vì vậy bị cấm bởi nhiều thư viện ở nhiều quốc gia khác nhau, chứ không riêng gì những chính thể chuyên chế.” (Hùng – Tiki, 2019)

“1984 là một tiểu thuyết đen tối của George Orwell xuất bản năm 1949, kể về cuộc đời của Winston Smith, một thành viên cấp thấp của ‘Đảng’, người thất vọng trước những con mắt có mặt khắp nơi của đảng và kẻ thống trị đáng ngại Big Brother của nó.” (Mai ngô – Goodreads, 2017)

“Orwell khám phá một cách hiệu quả các chủ đề về kiểm soát phương tiện truyền thông đại chúng, giám sát của chính phủ, chủ nghĩa toàn trị và cách một nhà độc tài có thể thao túng và kiểm soát lịch sử, suy nghĩ và cuộc sống theo cách mà không ai có thể thoát khỏi nó.” (reviewsach.net)


8e790250-7e97-11ed-a714-076618b89003-min

Nguồn: https://tusachmeocon.org/tieu-thuyet-ve-ngay-tan-the/
 
×
Quay lại
Top