Yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản

hoangadsvn

Thành viên
Tham gia
23/12/2018
Bài viết
0
Nhiều người bệnh viêm phế quản mãn tính thường than phiền về các triệu chứng khó thở; đau tức ngực, ho lâu ngày, đờm đặc, hơi thở có mùi, đau rát cổ họng đặc biệt vào những ngày thời tiết chuyển mùa. Vậy viêm phế quản mãn tính và cách điều trị như thế nào để bệnh khỏi triệt để?

Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản tiếng anh là bronchitis. Đây là tình trạng lớp niêm mạc của các ống phế quản, phế nang đóng vai trò dẫn không khí đến và đi từ phổi bị viêm nhiễm. Bệnh được chia làm hai giai đoạn viêm phế quản cấp tính và mãn tính.

  • Bệnh viêm phế quản cấp tính chủ yếu do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp; diễn ra trong thời gian ngắn.

  • Viêm phế quản mãn tính xảy ra khi bệnh ở giai đoạn cấp tính phát hiện muộn; không chữa trị kịp thời và dứt điểm hoặc có thể do hút thuốc lá kéo dài.

Nguyên nhân gây bệnh học viêm phế quản
  • Do siêu vi khuẩn gây ra, thường là các loại siêu vi trùng gây cảm cúm và cảm lạnh.

  • Ô nhiễm môi trường: thời tiết thay đổi thất thường; tiếp xúc với nhiều khói bị độc hại, bụi công nghiệp,…

  • Hút thuốc lá: Khói thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính

  • Do cơ địa dị ứng

  • Những yếu tố thuận lợi khác như môi trường sống ẩm thấp, chật chội, khí hậu ẩm ướt,…
Yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phế quản bao gồm:

  • Khói thuốc lá. Những người hút thuốc hoặc sống chung với người hút thuốc có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

  • Sức đề kháng yếu. Điều này có thể do một căn bệnh cấp tính khác, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc từ một tình trạng mãn tính làm tổn thương hệ miễn dịch của bạn. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng hơn.

  • Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc. Nguy cơ phát triển viêm phế quản cao hơn nếu bạn làm việc trong môi trường có một số chất kích thích phổi; chẳng hạn như làm trong chế biến ngũ cốc, dệt may, hoặc tiếp xúc với hóa chất khói.

  • Trào ngược dạ dày. Những cơn ợ nóng nặng lặp đi lặp lại có thể kích thích cổ họng và dễ bị phát triển viêm phế quản.

Triệu chứng viêm phế quản
Mỗi giai đoạn viêm phế quản có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể:

Triệu chứng viêm phế quản cấp tính

  • Ho, ho có đờm, đờm trắng hoặc màu xanh, vàng hoặc xám.

  • Mệt mỏi.

  • Khó thở, thở khò khè

  • Sốt

  • Tức ngực

  • Cảm giác ớn lạnh
Dấu hiệu viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng ho có tác dụng kéo dài ít nhất ba tháng, với những cơn tái phát xảy ra trong ít nhất hai năm liên tiếp.

  • Ho nhiều hơn vào buổi sáng hoặc thời tiết ẩm ướt.

  • Niêm mạc phế quản có sẹo.

  • Chất nhờn sản sinh ra nhiều. Các ống phế quản lâu dần bị chất nhầy bao phủ và có thể trở thành sẹo.
Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phế quản nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng cách sẽ không nguy hiểm. Ngược lại, về lâu về dài bệnh viêm phế quản không được điều trị tích cực sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như giãn phế quản hoặc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính… Người bệnh có nguy cơ phải dùng thuốc điều trị suốt đời và nỗi lo tác dụng phụ của thuốc luôn canh cánh trong lòng. Bệnh này chưa chữa xong bệnh khác đã tìm tới. Như vậy, trong trường hợp này, viêm phế quản có nguy hiểm không, câu trả lời là có.

Biến chứng viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản mặc dù không phải là nỗi lo lớn nhưng nó có thể dẫn đến một số biến chứng sau nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời:

  • Viêm phổi
Trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người hút thuốc lá và người rối loạn mãn tính về đường tim, hô hấp có nguy cơ cao bị biến chứng viêm phổi.

Những cơn viêm phế quản nặng lặp đi lặp lại có thể là dấu hiệu cho biết bệnh biến chứng thành:

  • Viêm phế quản mãn tính.

  • Hen.

  • Các rối loạn phổi.
Bên cạnh đó, nếu đã viêm phế quản mãn tính mà người bệnh tiếp tục hút thuốc lá sẽ tăng nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn người hút thuốc lá có nguy cơ phải đối mặt.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Người bệnh cần đi khám bác sĩ nếu ho:

  • Kéo dài hơn ba tuần

  • Ho về đêm kéo dài gây mất ngủ

  • Đi kèm với sốt cao trên 38 C

  • Đờm đổi màu từ trắng thành vàng đục, xanh hoặc mài gỉ sắt.

  • Có lẫn mái trong chất nhầy khi ho

  • Thở khò khè hoặc khó thở

Xét nghiệm chẩn đoán viêm phế quản
Để chẩn đoán được bệnh viêm phế quản chính xác, sau khi hỏi về các triệu chứng, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để lắng nghe kĩ tiếng phổi khi thở. Đồng thời cũng đề nghị thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Chụp X quang ngực để chỉ ra các triệu chứng viêm phế quản.

  • Xét nghiệm đờm. Thực hiện xét nghiệm để xác định bạn có bị lây nhiễm virus gây viêm phế quản hay không.

  • Kiểm tra chứng năng phổi. Thực nghiệm này đo lượng không khí mà phổi có thể giữ được; cũng như tốc độ đẩy không khí ra khỏi phổi của bạn. Kiểm tra chức năng phổi sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được triệu chứng bệnh khí phế thũng hoặc hen phế quản.
Xem thêm: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-...-chua-benh-hieu-qua-tai-nha-c683a1019510.html
 
×
Quay lại
Top