Xử lý môi trường nước nuôi tôm hiệu quả, an toàn

anhhung02

Thành viên
Tham gia
29/8/2016
Bài viết
0
Trong năm 2015, hiện tượng tôm chết không rõ nguyên nhân trong khoảng 30 - 45 ngày đầu tiên hoặc chậm lớn xảy ra khá phổ biến ở nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước. Nếu tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh thì nguyên nhân của các hiện tượng vừa nêu chủ yếu liên quan đến cách thức cải tạo ao hoặc quản lý chất lượng nước. Kinh nghiệm thực tiễn đã khẳng định người nuôi tôm sẽ thành công hơn nếu thực hành được nguyên tắc cốt lõi “nuôi tôm là nuôi nước”.
ky-thuat-nuoi-tom-the-chan-trang-cong-nghiep-1.jpg

Để “nuôi” được nước, chúng ta cần hiểu về yêu cầu chất lượng nước ban đầu và diễn biến điển hình của nó trong một vụ nuôi. Hơn nữa, đánh giá chất lượng nước bằng cảm quan chỉ hiệu quả với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm. Nếu bạn mới bắt đầu nuôi tôm, cần phải thực hiện một cách nghiêm túc các công đoạn trong quá trình cải tạo ao, dự đoán thời điểm có thể xảy ra sự cố và thường xuyên quan trắc các yếu tố môi trường quan trọng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ chân trắng là loài rộng muối, bởi vậy kỹ thuật thả giống tôm thẻ cần lưu ý : chúng được thả nuôi ở cả 3 vùng nước: mặn, lợ và ngọt. Tuy nhiên, độ mặn chỉ là một trong nhiều yếu tố môi trường cần phải kiểm soát. Không phải nguồn nước cấp nào cũng có tính chất tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi tôm. Các yếu tố môi trường cơ bản của nguồn nước ban đầu cần được kiểm tra gồm độ mặn, độ pH, độ kiềm và hàm lượng chất hữu cơ.


Độ mặn phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng dao động từ 5 – 35 %o. Những vùng có độ mặn thấp hơn 5 %o thường có độ kiềm thấp (20 – 60 mg CaCO3/l), khiến cho pH biến động lớn hoặc không đáp ứng được nhu cầu về khoáng của tôm nuôi. Gặp trường hợp này người nuôi tôm cần bón vôi, bổ sung thêm khoáng tổng hợp và kali (K+). Khi cần nâng nhanh độ kiềm trong ao, ví dụ như sau khi tôm lột xác, nên sử dụng NaHCO3. Độ kiềm của nước trong ao cần phải được duy trì ở mức 80 – 120 mg CaCO3/L.
chon-ging-tom-su.jpg


khuẩn và các chất hữu cơ được oxy hóa, phân hủy hoàn toàn. Các cơ sở nuôi tôm thành công đều dành từ 6 – 8 tuần để cải tạo ao thật kỹ trước khi vào vụ nuôi chính để có thể nuôi liên tục 2 vụ. Thậm chí, có cơ sở lột cả bạt lót đáy ao và bờ ao để vệ sinh và lót lại trước khi tiến hành cấp nước, xử lý và thả tôm giống.

Nếu người nuôi tôm đã cải tạo ao kỹ, làm đúng qui trình, xử lý nước và tạo môi trường thuận lợi (chạy quạt, ủ phân bón và vi sinh để gây màu nước, phát triển thức ăn tự nhiên), ngăn chặn các vật trung gian lây nhiễm mầm bệnh vào ao thì tỉ lệ sống và tốc độ phát triển của tôm nuôi trong tháng đầu tiên thường chỉ phụ thuộc vào chất lượng tôm giống và mức độ chăm sóc mà cụ thể là cách cho ăn và quản lý thức ăn.
 
×
Quay lại
Top