Xử lý khi bị người khác xúc phạm

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu khi ai đó gọi mình bằng những cái tên khó nghe hoặc xúc phạm mình. Cảm xúc của bạn dễ dàng bị tổn thương khi ai đó chỉ trích, trêu chọc hoặc xem thường bạn. Bạn hoàn toàn có thể đối mặt với người không tôn trọng mình để yêu cầu họ dừng việc đó và để bạn yên. Bạn chỉ cần học cách chăm sóc bản thân và biết cách xử lý khi sự việc xảy ra.

Phương pháp 1: Xử lý tại thời điểm xảy ra sự việc

aid1536188-v4-728px-Become-More-Calm-and-Patient-within-a-Week-Step-4.jpg

1. Tránh phản ứng ngay lập tức

Khi ai đó có hành động thiếu tôn trọng với bạn, hãy xử lý bằng cách không phản ứng ngay lập tức. Việc đáp trả hoặc giận dữ sẽ củng cố thêm cho hành vi của người đó. Phản ứng của bạn chính là những gì mà họ muốn.Hơn nữa, bạn không có ích lợi gì khi thể hiện sự giận dữ hoặc cảm giác tiêu cực. Lúc này bạn sẽ dễ dàng hành động hoặc nói điều mà mình có thể hối hận,[2] hoặc bạn có thể làm tổn thương chính mình vì sự căng thẳng.

Hãy hít thở sâu để lấy lại sự bình tĩnh.

Đếm đến năm một cách chậm rãi trong khi cố gắng giữ bình tĩnh.

aid1536188-v4-728px-Desensitize-Yourself-from-Pain-Step-5.jpg

2. Đừng trả đũa

Chắc hẳn bạn cũng muốn đáp trả bằng hành động sỉ vả, nhưng việc này chỉ khiến bạn trở nên thấp hèn như họ. Bên cạnh đó, hành động này cũng làm tăng mức độ căng thẳng và không thể giải quyết vấn đề.

Tương tự như việc phản ứng ngay lập tức, việc trả đũa sẽ cho họ những gì họ muốn.

Mặc dù bạn cảm thấy phải làm điều gì đó, nhưng đừng đáp trả bình luận và bài viết khiếm nhã trên mạng bằng bài viết nói xấu của bạn.

Tránh việc bàn tán về người đó. Bạn có thể cảm thấy thoải mái tại thời điểm bàn tán, nhưng việc này không giúp bạn giải quyết vấn đề.

aid1536188-v4-728px-Volunteer-at-the-Humane-Society-Step-1.jpg

3. Phớt lờ sự việc

Đôi khi sự im lặng chính là vũ khí hiệu quả nhất.Việc phớt lờ người xúc phạm bạn sẽ lấy đi sự thỏa mãn mà họ mong muốn có được từ phản hồi của bạn. Đây là cách giúp bạn không lãng phí thời gian và năng lượng cho người không xứng đáng. Bên cạnh đó, hành động xấu xa của họ cũng sẽ bị đánh bật bởi cử chỉ tốt đẹp của bạn.

Cứ hành động như thể người đó chưa từng nói gì cả.

Tiếp tục việc bạn đang làm và không để mắt đến họ.

Người đó sẽ để bạn yên sau khi bị phớt lờ, trừ khi đó là người mặt dày.

aid1536188-v4-728px-Develop-Listening-Skills-Step-1-Version-2.jpg

4. Yêu cầu người đó dừng việc xúc phạm

Đây là cách thẳng thắn để người đó biết bạn muốn họ dừng ngay hành vi xúc phạm. Nếu việc phớt lờ người đó không hiệu quả hoặc sự việc thực sự khiến bạn khó chịu hoặc tổn thương, việc yêu cầu người đó dừng ngay việc xúc phạm có thể giúp giải quyết vấn đề.

Đảm bảo bạn vẫn giữ được bình tĩnh. Hãy nhìn vào mắt của họ rồi nói bằng giọng quyết đoán, tự tin và rõ ràng.

Ví dụ, nếu bị một người bạn đồng trang lứa xúc phạm, bạn hãy hít vài hơi thật sâu rồi bình tĩnh nói “Dừng ngay việc xúc phạm tôi đi”.

Với đồng nghiệp, bạn có thể nói “Tôi không thích hoặc không đánh giá cao cách anh nói với tôi và về bản thân tôi. Tôi muốn anh dừng ngay việc xúc phạm tôi”.

Nếu đó là một người bạn không có ý xấu, bạn có thể nói “Tớ biết cậu không có ý xấu với tớ, nhưng những gì cậu nói khiến tớ bị tổn thương. Cậu đừng xúc phạm tớ như vậy nữa nhé”.

Phương pháp 2: Lên kế hoạch giải quyết sự việc

aid1536188-v4-728px-Use-Emotional-Intelligence-in-Relationships-Step-5-Version-2.jpg

1. Tìm hiểu tại sao người đó làm như vậy

Người xúc phạm người khác thường làm việc này vì một số lý do. Họ không phải lúc nào cũng cố tình và cố ý làm tổn thương bạn.Việc hiểu động cơ của người đó có thể giúp bạn xác định cách để đối mặt với họ.

Một số người làm việc đó vì sự bất an hoặc sự đố kỵ. Họ muốn cảm thấy tốt hơn về bản thân bằng việc xúc phạm người khác.

Một số người hành động như vậy vì họ muốn gây ấn tượng với ai đó hoặc muốn được chú ý.Ví dụ như khi đồng nghiệp chỉ trích việc làm của bạn trước mặt cấp trên.

Số khác không nhận ra họ đang làm việc này hoặc không biết cách giao tiếp. Chẳng hạn như một phụ nữ lớn tuổi sẽ nói “Áo đẹp đấy. Nó che được cái bụng của cậu”.

Đôi khi người khác không thực sự muốn đối xử tệ với bạn hoặc làm tổn thương cảm xúc của bạn. Họ chỉ xem đó là lời trêu chọc vô thưởng vô phạt. Ví dụ, một người bạn có thể gọi bạn là "chân ngắn"

aid1536188-v4-728px-Tell-when-You-Are-Fighting-for-a-Lost-Cause-Step-4.jpg

2. Vạch rõ giới hạn

Một số bình luận có thể khiến bạn khó chịu nhưng vẫn bỏ qua được. Số khác thì thực sự rất khiếm nhã và gây tổn thương khiến bạn phải lên tiếng.Việc vạch rõ giới hạn sẽ giúp bạn xác định cách đối mặt với tình huống.

Ví dụ, mặc dù việc bị anh trai xúc phạm khiến bạn khó chịu, nhưng bạn biết anh ấy không có ý xấu và không cố tình khiến bạn bị tổn thương. Chắc hẳn bạn không muốn trao đổi với anh ấy về việc này, trừ khi sự việc vượt quá giới hạn của bạn.

Tuy nhiên, khi một người đồng nghiệp luôn nói những lời khiếm nhã khiến bạn tức giận, bạn cần phải lên tiếng.

Nếu những lời xúc phạm mang tính phân biệt đối xử hoặc xảy ra thường xuyên, người đó đang đi quá giới hạn và việc làm của họ cần được trình báo.

aid1536188-v4-728px-Tell-if-Your-Guy-or-Girl-Is-Lying-to-You-Step-7-Version-2.jpg

3. Trao đổi với đồng nghiệp và bạn đồng trang lứa

Người xúc phạm bạn kể cả khi không biết rõ về bạn có thể làm việc đó vì mục đích xấu (hoặc họ chỉ là người phiền phức). Đừng tranh cãi mà hãy cho họ biết việc làm đó không được hoan nghênh.

Nếu có thể, bạn nên trao đổi với họ ở nơi riêng tư. Việc này khiến họ không còn cơ hội “diễn” trước mặt người khác và giúp duy trì sự tôn trọng của cả hai.

Bạn có thể nói “Trong buổi thảo luận, anh đã đưa ra một số bình luận gay gắt về ý tưởng của tôi. Tôi đánh giá cao lời góp ý mang tính xây dựng, nhưng không phải lời xúc phạm. Anh đừng làm như vậy nữa nhé”.

Nếu người đó bắt đầu xúc phạm bạn trong khi bạn cố gắng nói về hành vi của họ, hãy dừng việc trao đổi.

Nếu hành vi đó vẫn tiếp tục hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cần phải báo cáo với cấp trên.

aid1536188-v4-728px-Introduce-Yourself-in-Irish-Step-19.jpg

4. Thẳng thắn với bạn bè và anh/chị/em

Mặc dù sự việc chỉ bắt đầu bằng lời trêu chọc vô thưởng vô phạt, nhưng mọi thứ có thể đi quá giới hạn và bạn cần yêu cầu người đó dừng ngay hành động của mình. Đừng cười khi bạn yêu cầu họ dừng lại hoặc dùng lời lẽ xúc phạm. Người đó sẽ không đón nhận yêu cầu của bạn một cách nghiêm túc và hành vi xúc phạm của họ vẫn tiếp tục diễn ra. Hãy thẳng thắn và yêu cầu người đó dừng lại bằng giọng rõ ràng, điềm tĩnh.

Ví dụ, “Hahaha. Dừng ngay đi, nhóc à” không phải là một cách hay để yêu cầu ai đó dừng việc xúc phạm bạn.

Thay vào đó, bạn nên nhìn vào mắt họ và nói bằng giọng điềm tĩnh, nghiêm túc rằng “Như vậy là đủ rồi. Tớ biết cậu cảm thấy buồn cười, nhưng việc này làm phiền tớ và tớ muốn cậu dừng lại”.
Nếu người đó không dừng ngay lập tức, bạn có thể tiếp tục nói “Tớ nghiêm túc đấy” rồi bỏ đi.
Người đó chắc hẳn sẽ chạy theo bạn và xin lỗi. Đôi khi những người thân thiết nhất không biết khi nào ta đang nghiêm túc.

aid1536188-v4-728px-Get-Through-a-Public-Speaking-Class-Step-4.jpg

5. Thể hiện sự tôn trọng người lớn hơn

Đôi khi cha mẹ, thầy cô hoặc cấp trên xúc phạm bạn mà không hề hay biết. Hãy cho những người này biết rằng lời lẽ của họ ảnh hưởng đến bạn và bạn muốn họ dừng lại. Việc này giúp người đó ý thức về việc họ đang làm và cảm xúc của bạn. Đây cũng là một bước quan trọng để xử lý tình huống về lâu dài.

Trao đổi với bộ phận nhân sự tại nơi làm việc và xem họ gợi ý thế nào về cách xử lý khi bị cấp trên xúc phạm.

Trao đổi riêng với người đó khi bạn cảm thấy thoải mái để thực hiện việc này. Đây là cách giảm đi sự ngượng ngùng trong cuộc trò chuyện của hai người.

Hãy nói “Khi anh nói công việc của tôi ngớ ngẩn, việc đó thực sự khiến tôi khó chịu”. Hoặc, “Tôi biết tôi thường không hoàn tất mọi việc đúng hạn, nhưng đừng nói tôi lười nhác. Điều khó khiến tôi bị tổn thương’.

Nói với một người lớn khác mà bạn tin tưởng hoặc bộ phận nhân sự khi bạn không thoải mái để trao đổi riêng với người xúc phạm mình, hoặc nếu bạn cảm thấy họ cố tình xúc phạm bạn.

Phương pháp 3: Chăm sóc bản thân

https://www.wikihow.com/images/thumb/7/7c/Communicate-with-your-Teen-About-s.ex-Step-7-Version-2.jpg/aid1536188-v4-728px-Communicate-with-your-Teen-About-s.ex-Step-7-Version-2.jpg
1. Đừng để bụng

Lời nói của một người là tấm gương phản chiếu con người họ, không phải bạn. Nếu người đó hạnh phúc, họ sẽ không dành thời gian để xúc phạm những người xung. Hơn nữa, người đó sẽ xúc phạm nhiều người khác, chứ không riêng gì bạn. Nếu bạn để lời xúc phạm của họ ảnh hưởng đến mình, họ đã thắng. Đừng cho phép những gì người đó nói làm giảm sự tự tôn của bạn hoặc khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân.

Nhắc lại những điều tốt đẹp về bản thân bằng cách liệt kê những nét tính cách tích cực của bạn.
Viết ra những gì người đó nói về bạn. Với mỗi lời xúc phạm, bạn viết ba điều chứng minh lời lẽ đó không đúng.

Liệt kê toàn bộ những điều tốt đẹp mà người khác nói về bạn.

aid1536188-v4-728px-Meditate-and-Calm-Down-Step-8.jpg

2. Dùng các cách kiểm soát sự căng thẳng

Bạn có thể cảm thấy căng thẳng khi bị ai đó xúc phạm, đặc biệt khi điều đó xảy ra thường xuyên. Hãy học hỏi và áp dụng một số phương pháp giảm căng thẳng để giúp bạn đối mặt với người xúc phạm mình và sự căng thẳng mà họ đem đến cho bạn.

Tập hít thở sâu và thiền để giúp bạn giữ bình tĩnh trước sự có mặt của người đó.

Thực tập chánh niệm vì điều đó giúp bạn kiểm soát căng thẳng và thậm chí giúp bạn phớt lờ người đó khi họ làm phiền bạn.

Thử một số hoạt động thể chất như đi bộ hoặc bơi lội để giảm căng thẳng.

aid1536188-v4-728px-Overcome-Dissertation-Stress-Step-4-Version-2.jpg

3. Nhờ giúp đỡ

Bạn nên kể sự việc với ai đó và nhớ giúp đỡ khi người nào đó thường xuyên xúc phạm hoặc có hành vi khiếm nhã với bạn. Hãy kể với ai đó khi người xúc phạm bạn là người có uy quyền hơn như giáo viên, cha mẹ hoặc cấp trên. Việc nhờ giúp đỡ sẽ hiệu quả theo nhiều cách. Người khác có thể bảo vệ bạn khi sự việc xảy ra hoặc báo cáo về sự việc.

Bạn nên kể với người mà mình tin tưởng về việc đang xảy ra. Cung cấp thông tin chi tiết để họ có thể hiểu tình huống. Hãy nhờ họ giúp đỡ trong việc đối mặt với người xúc phạm bạn.

Đó có thể là việc đơn giản như nhờ một người bạn có mặt khi bạn muốn yêu cầu người xúc phạm mình dừng ngay việc làm của họ.

Bạn cũng có thể nhờ giúp đỡ bằng cách báo cáo sự việc với người có thẩm quyền phù hợp.

aid1536188-v4-728px-Help-Someone-Get-Out-of-Stress-Step-5.jpg

4. Gặp gỡ những người tích cực

Việc dành thời gian với người có thái độ tốt là một cách tuyệt với để xử lý căng thẳng do bị người khác xúc phạm. Đây cũng là cách giúp bạn chăm sóc bản thân. Cảm giác căng thẳng cũng giảm đi khi bạn gặp gỡ những người tích cực. Tâm trí của bạn không còn nghĩ đến người đã xúc phạm mình và cảm xúc mà họ gây ra cho bạn.

Cố gắng tiếp xúc và trò chuyện với người thường xuyên giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân.
Đừng chỉ nói về người xúc phạm bạn - hãy làm điều gì đó vui vẻ!

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top