Xoa dịu trạng thái kích động

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Bạn quá hiểu cảm giác khi đang chuẩn bị phát biểu trước lớp, đi phỏng vấn, hay có một cuộc hẹn hò lần đầu với ai đó. Bạn toát mồ hôi và cảm thấy như đang thở gấp. Tất cả chúng ta đều ghét để cho trạng thái thần kinh kích động đánh bại mình. Dưới đây là một số cách để làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp bạn bình tĩnh lại.

Phương pháp 1: Làm dịu tâm trí

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-1-Version-3.jpg

1. Lập danh sách gồm một số lý do khiến bạn căng thẳng

Xác định những gì đang khiến hệ thần kinh trở nên căng thẳng và bối rối. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát sự căng thẳng tốt hơn bằng cách triển khai các chiến lược. Một số vấn đề gây ra căng thẳng đến từ bên ngoài (như đương đầu với thời hạn cuối trong công việc), trong khi những vấn đề khác đến từ bên trong (như cảm giác thiếu tự tin).

728px-Calm-Nerves-Temp_Long_List-01-3.jpg
Thực hành chánh niệm. Chánh niệm có thể được luyện tập ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Nó liên quan đến việc điềm tĩnh chú ý đến môi trường xung quanh, sử dụng các giác quan, và tránh phán xét. Đó là thực sự trải nghiệm giây phút hiện tại, bất kể hiện tại bình thường ra sao. Dưới đây là một số ví dụ về bài tập chánh niệm đơn giản:
Hái một bông hoa và ngắm nó. Bạn chú ý hình dạng và màu sắc của cánh hoa. Ngửi hương hoa. Cảm nhận mặt đất dưới chân và gió thổi quanh mặt bạn.
Dùng bữa ăn chánh niệm. Ngửi mùi thơm của bữa ăn. Nhìn vào hơi nước đang bốc lên và cuốn đi. Cảm nhận kết cấu món ăn và thưởng thức hương vị đậm đà.
Tắm chánh niệm. Cảm nhận nhiệt độ của nước. Lắng nghe tiếng nước khi nó chạm sàn nhà. Hít hơi nước và cảm nhận nước chảy xuống lưng của bạn.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-3-Version-3.jpg

3. Thử tập thiền

Thiền giúp tập trung suy nghĩ vào thời điểm hiện tại mà không phải lo lắng về quá khứ hay tương lai. Sự nhận thức về hơi thở và dáng điệu cơ thể của bạn biến bạn thành trung tâm ở thời điểm hiện tại. Không có cách nào là “đúng” cho việc thiền, nhưng bạn có thể thử một số cách thực hành cơ bản.
Xác định một nơi yên tĩnh và riêng tư để thiền. Đảm bảo bạn có thể thiền mà không bị gián đoạn trong ít nhất 10 phút. Sự im lặng tuyệt đối là không cần thiết bởi vì tiếng ồn xung quanh (giao thông, người bên ngoài, tiếng chó đang sủa) là một phần của giây phút hiện tại.
Tìm một vị trí thoải mái để nghỉ ngơi. Đó là nơi mà bạn có thể ngồi hay nằm xuống sàn. Nhắm mắt lại hay nhìn chằm chằm vào sàn nhà.
Chú ý đến hơi thở. Cảm nhận hơi thở làm đầy phổi khi bạn từ từ hít vào. Đẩy không khí ra khỏi cơ hoành khi bạn thở ra. Thử đếm lùi hơi thở từ 10 đến 1. Khi đếm đến 1, hãy bắt đầu đếm từ 10 trở lại.
Nếu suy nghĩ hay cảm xúc xuất hiện trong đầu khi bạn thiền, hãy tập trung vào hơi thở. Tập trung vào hơi thở sẽ giúp bạn không bị bế tắc trong bất kỳ suy nghĩ nào.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-4-Version-3.jpg

4. Thử bài tập tưởng tượng theo hướng dẫn

Hình dung bản thân đang ở một nơi thoải mái và thư giãn, như tại một bãi biển nhiệt đới, có thể giúp làm dịu căng thẳng thần kinh và cải thiện tâm trạng. Đó là một phương pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở bất cứ đâu và chỉ đòi hỏi trí tưởng tượng. Dưới đây là một số bước để mường tượng có chỉ dẫn:
Tìm một tư thế thoải mái ở nơi yên tĩnh và riêng tư. Nhắm mắt lại giúp bạn phác họa ra môi trường xung quanh và tập trung vào việc tạo ra một không gian khác.
Hít thở sâu. Bắt đầu tưởng tượng chính mình ở trong một khung cảnh thư giãn. Đây có thể là một bãi biển ấm áp, một rừng mưa nhiệt đới rậm rạp, hay một đồng cỏ êm ái.
Bắt đầu thêm một vài chi tiết vào cảnh quang. Mường tượng một con đường xuyên qua bãi cỏ và khu rừng. Những cái cây trông như thế nào? Trên trời có mây không? Bạn có thể cảm nhận làn gió trên da mình không? Nếu bạn thực sự hòa mình vào khung cảnh đó, bạn sẽ cảm nhận tất cả những căng thẳng trong cơ thể, nhất là ở vai, đầu gối và cổ bắt đầu biến mất.
Duy trì việc hít thở chậm. Khi bạn đã sẵn sàng để thoát khỏi việc mường tượng, từ từ bắt đầu lắng nghe âm thanh của căn phòng và con đường. Hãy mở mắt ra từ từ.
Việc mường tượng có chỉ dẫn có thể được thực hiện bằng cách dùng sự tưởng tượng của riêng bạn, nhưng bạn cũng có thể chuyển sang nghe thu âm, có người hướng dẫn mường tượng, hay có một kịch bản.

Phương pháp 2: Làm dịu cơ thể

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-5-Version-3.jpg

1. Nghe nhạc

Nhạc cổ điển và nhạc jazz êm dịu đã được chứng minh là làm giảm nhịp tim và huyết áp và giảm hormone gây căng thẳng. Có bằng chứng cho thấy rằng, trong một số tình huống trị liệu, âm nhạc có thể hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy thư giãn so với kích thích bằng lời nói (làm mất tập trung), vì âm nhạc được xử lý chủ yếu tại một số phần không phụ trách về ngôn ngữ trong não bộ.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-6-Version-3.jpg

2. Dùng liệu pháp trị liệu bằng tinh dầu để giúp bạn thư giãn

Liệu pháp trị liệu bằng tinh dầu sử dụng các loại tinh dầu có nguồn gốc từ thảo dược, trái cây, vỏ cây và hoa. Khi áp dụng phương pháp này, việc trị liệu có thể ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng và cảm xúc bằng cách tạo sự kết nối giữa các khứu giác và hệ limbic trong não.
Hoa oải hương và chanh là hai trong số những loại tinh dầu phổ biến được dùng để thư giãn và giảm căng thẳng. Tìm trên mạng và trò chuyện với một chuyên gia hương liệu để xác định mùi hương hoặc sự pha trộn thêm phù hợp với bạn.
Trong liệu pháp xoa bóp bằng hương thơm, tinh dầu được đặt trong “dầu nền” đó là dầu không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ mà an toàn khi dùng cho da. Khi dầu xoa bóp được làm nóng qua ma sát khi xoa bóp, hương thơm của tinh dầu sẽ tràn ngập trong không khí.
Đèn đốt tinh dầu có thể được mua và đặt trong bất cứ phòng nào tại nhà. Một số loại đèn được cắm bằng điện trong khi một số khác thì được đốt bởi bóng đèn. Nhiệt từ bóng đèn sẽ giải phóng mùi hương tinh dầu xoa dịu khắp phòng.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-7-Version-3.jpg

3. Thử tập yoga

Những tư thế yoga phục hồi sức khỏe, như tư thế đứa trẻ hay xác chết, có thể giảm bớt căng thẳng bằng cách giúp tập trung vào hơi thở và đẩy mạnh việc thư giãn cơ thể. Các tư thế làm chủ như tư thế đại bàng sẽ giúp người tập giảm bớt căng thẳng bằng cách tập trung vào việc giữ thăng bằng trong khi duỗi vai và lưng.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-8-Version-3.jpg

4. Thử khiêu vũ một mình hoặc với bạn nhảy

Khiêu vũ là một cách tuyệt vời khác để giải phóng chất endorphin và làm dịu căng thẳng thần kinh. Khiêu vũ có nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm thân hình khỏe mạnh hơn và tăng trí nhớ (hãy nghĩ về tất cả các tư thế múa ba lê!), mà còn có giá trị như một hoạt động xã hội. Cho dù bạn đang học trong một lớp học hay đang khiêu vũ với bạn nhảy, thì bạn đang tương tác xã hội. Chất endorphin và tâm trạng tốt có xu hướng được các vũ công có liên kết xã hội chia sẻ với nhau.


Phương pháp 3: Xác định lại tâm trạng

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-9-Version-3.jpg

1. Bắt đầu cười nhiều hơn

Dành một vài phút để tự cười hoặc cười với người khác. Dù đó là 2 phút xem một video ngắn về con mèo đang mặc quần hay một bộ phim hài dài tập, thì cười mang lại nhiều lợi ích sức khỏe:
Tiếng cười kích thích nhiều cơ quan. Khi cười chúng ta hấp thu nhiều ô xy hơn bình thường, và điều đó kích thích tim, phổi và cơ bắp.
Cười tăng cường suy nghĩ tích cực, dẫn đến giải tỏa căng thẳng và chất peptide thần kinh giúp chống bệnh tật.
Bản thân tiếng cười cải thiện tâm trạng và dẫn đến cảm giác tăng cường kết nối giữa các cá nhân khi được chia sẻ với người khác.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-10-Version-2.jpg

2. Mỉm cười khi bạn thấy lo lắng

Khi có cảm xúc tiêu cực hay lo sợ, thật khó để ngăn bản thân không bị chìm đắm vào chúng. Hãy nở một nụ cười tươi. Có thể lúc đầu đó là nụ cười giả tạo, tuy nhiên hãy nghĩ về điều gì đó mà thực sự khiến bạn mỉm cười và tiếp tục làm việc đó. Một nụ cười tuyệt vời sẽ đánh lừa tâm trí của bạn trong giây lát để có suy nghĩ tích cực hơn, giúp kéo bạn thoát khỏi lối mòn.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-11-Version-2.jpg

3. Thử tư thế làm chủ

Tư thế làm chủ là một cách để truyền tải ngôn ngữ cơ thể tự tin và nổi trội. Điều này cũng có thể giúp cho tâm trạng thoải mái và tự tin hơn.
Ví dụ, khi phát biểu trong cuộc họp, hãy khoanh tay trước ngực và ngồi thẳng. Nếu bạn đang kết thúc một thỏa thuận, thể hiện rằng bạn đang tham gia bằng cách đứng dậy, nghiêng về phía trước và đặt tay lên bàn trong khi nhìn vào khách hàng hoặc các cá nhân khác.

Phương pháp 4: Giải tỏa mối bận tâm

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-12.jpg

1. Chuẩn bị và sắp xếp

Chuẩn bị phỏng vấn hay nói trước công chúng có thể là khoảng thời gian căng thẳng. Sự việc sẽ căng thẳng hơn nếu bạn không chuẩn bị và không biết chính xác mình định nói những gì. Bạn nên dành thời gian để viết ra bài phát biểu hoặc câu trả lời cho một số câu hỏi phỏng vấn điển hình.
Tự mình sắp xếp trước khi đi phỏng vấn hay phát biểu. Bạn cần biết vị trí mà bạn đã đặt sơ yếu lý lịch của mình và sẵn sàng đưa nó cho nhà tuyển dụng.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-13.jpg

2. Nói với chính mình một cách tích cực

Tạo cho mình sự tự tin bằng cách khẳng định khả năng. Hãy nói với bản thân: “Mình có thể làm được”. Nói với bản thân rằng bạn tự tin, thú vị và hấp dẫn. Dành sự củng cố tích cực cho chính mình cũng sẽ giúp ngăn chặn bất kỳ suy nghĩ tiêu cực nào góp phần vào việc gia tăng căng thẳng thần kinh.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-14.jpg

3. Không nên vội vã

Dành cho bản thân đủ thời gian để đến nơi phỏng vấn hay trường học mới sẽ giúp làm dịu căng thẳng thần kinh. Vạch ra lộ trình và dự đoán bất kỳ sự chậm trễ. Đi sớm hơn vài phút để không phải vội vã vào phút cuối với mồ hôi tuôn ra trên trán.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-15.jpg

4. Thể hiện sự tự tin

Khi đang trong tình huống căng thẳng cao độ, bạn có thể dễ dàng rơi vào trạng thái thần kinh kích động và bắt đầu hoài nghi chính mình. Bằng cách thể hiện sự tự tin, bạn có thể đánh lừa người khác và chính bạn với cảm giác tự tin hơn.
Nếu thấy bàn tay đang run rẩy, thử căng chặt các cơ đùi. Điều này giúp chuyển hướng năng lượng ra khỏi tay của bạn.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-16.jpg

5. Đừng sợ bị tổn thương

Đặc biệt khi nói trước công chúng, người nghe muốn biết về con người của bạn. Hãy liên kết bài phát biểu với một số nhược điểm riêng của bạn. Điều này khiến bạn tạo được liên kết với người nghe hơn.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-17.jpg

6. Hiểu về khán thính giả của bạn

Chuẩn bị những gì cần nói cho đúng đối tượng là điều quan trọng để làm dịu trạng thái thần kinh kích động trong một cuộc phỏng vấn hay bài phát biểu. Khi người nghe hiểu những gì bạn đang nói, họ sẽ phản hồi tích cực hơn, nhờ đó làm giảm sự căng thẳng.
Nghiên cứu về người nghe để bạn biết những gì họ muốn nghe. Ví dụ, tìm ra ai là người sẽ phỏng vấn bạn và vị trí của họ là gì.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-18.jpg

7. Có ý thức về sự việc

Cuộc phỏng vấn, bài phát biểu hay một cuộc thi tất nhiên là quan trọng với bạn. Nhưng có thể đó không phải là cuộc phỏng vấn công việc duy nhất mà bạn sẽ có. Hãy giảm căng thẳng bằng cách có ý thức về một số vấn đề.
Đừng băn khoăn quá nhiều về sai lầm mà bạn phạm phải. Mọi người đều phạm sai lầm, nhất là khi họ gặp một điều mới lạ. Nếu chuyện chỉ có như vậy, những sai lầm này sẽ là cơ hội để bạn rút ra bài học.
Nếu bạn không có được công việc, hãy xem cuộc phỏng vấn như một dịp thực hành, và thử lại một cuộc phỏng vấn khác.

Phương pháp 5: Làm dịu bằng cách kết nối

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-19.jpg

1. Gọi điện thoại cho một người bạn

Trò chuyện về những gì đang làm phiền bạn hoặc khiến bạn căng thẳng sẽ giúp bạn có ý thức về vấn đề. Nhận phản hồi từ bạn bè hoặc người thân cũng có thể giúp bạn xem vấn đề là bình thường, khiến bạn cảm thấy ít cô đơn hơn. Đảm bảo bạn chọn đúng người để trò chuyện; nếu căng thẳng đến từ vấn đề gia đình, có lẽ bạn nên trò chuyện với một người bạn thân và đáng tin cậy.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-20.jpg

2. Ôm thú cưng

Chỉ cần chơi với cún hoặc mèo cũng có thể nâng cao mức độ của chất serotonin và dopamine—hóa chất thần kinh giúp tăng cường tâm trạng và tạo ra cảm giác hưng phấn. Chỉ một vài phút vuốt ve thú cưng có thể giảm huyết áp và nhịp tim.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-21.jpg

3. Tìm gặp chuyên gia tư vấn

Nếu trạng thái thần kinh kích động và sự căng thẳng đang khiến bạn lo lắng hoặc bạn đang gặp vấn đề về kiểm soát cảm xúc, thử tìm gặp chuyên gia tư vấn để trò chuyện về những gì đang làm phiền bạn.
Kiểm tra bảo hiểm sức khỏe để xem chương trình chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ thanh toán cho những vấn đề gì.

Phương pháp 6: Thay đổi thói quen sức khỏe

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-22.jpg

1. Tập thể dục

Chạy bộ, bật nhảy, và nâng tạ đều giúp giảm căng thẳng bằng cách giải phóng chất endorphin hoạt chất có trong não giúp vựt dậy tâm trạng, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm bớt nỗi đau thể chất. Tập thể dục cũng cho phép chúng ta cảm thấy như mình đang kiểm soát tình hình, mặc dù chúng ta không thể kiểm soát được nhiều vấn đề khiến mình căng thẳng.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-23.jpg

2. Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng

Ăn đúng thực phẩm không chỉ khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu và hài lòng, mà còn giúp nâng cao tâm trạng. Khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta tiết ra hormone ảnh hưởng đến tâm trạng. Thực phẩm chứa vitamin B và axit folic giúp chống lại căng thẳng vì những khoáng chất đó cần thiết cho quá trình sản xuất serotonin hóa chất hạnh phúc của não. Thử ăn một số thực phẩm tuyệt vời dưới đây để giúp cải thiện tâm trạng:
Quả việt quất rất giàu vitamin C một loại vitamin quan trọng để chống căng thẳng. Thử làm sinh tố, cho thêm một ít ngũ cốc granola, hoặc thậm chí tự làm chúng.
Nhai một vài quả hạnh thô có thể giúp giải tỏa tính hung hăng. Chúng cũng là nguồn giàu vitamin B2 và E, chúng giống như vitamin C đã được chứng minh là chống lại các gốc tự do có liên quan với sự căng thẳng và bệnh tật.
Măng tây rất giàu vitamin B và axit folic. Loại rau giàu chất xơ này dùng để làm món rau trộn và mì ống rất ngon, và chỉ cần hấp với một ít chanh và muối cũng đủ để có một món rau hấp dẫn rồi

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-24.jpg

3. Uống nhiều nước

Mất nước có thể khiến cơ thể hoạt động kém hiệu quả, và gia tăng khả năng lo lắng, hoặc thậm chí làm xuất hiện cơn hoảng loạn. Hãy uống 9-13 cốc nước mỗi ngày. Một số chất lỏng có trong trái cây và rau củ với hàm lượng nước cao.

aid600451-v4-728px-Calm-Nerves-Step-25.jpg

4. Nghỉ ngơi đầy đủ

Cơ thể của bạn cần thời gian để tự phục hồi và cho phép các cơ bắp thư giãn. Ngủ đủ giấc mỗi đêm sẽ đẩy lùi căng thẳng mà dẫn tới trạng thái thần kinh kích động. Thử ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
Nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ, thử tắm nước ấm trước khi ngủ hoặc nghe nhạc êm dịu.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top