Xã hội học: Văn hóa xã hội

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Trong đời sống hàng ngày:

•Văn hóa dùng để chỉ những phong cách ứng xử giữa cá nhân tương ứng với các chuẩn mực, giá trị của XH.
•Văn hóa dùng để chỉ những người có học
•Văn hóa dùng để chỉ trình độ học vấn.
•Văn hóa dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, phim ảnh ….

Nguồn gốc thuật ngữ “văn hóa” trong KHXH&NV
  • “CULTUS” = “GIEO TRỒNG”
  • “CULTUS AGRI” = “GIEO TRỒNG RUỘNG ĐẤT”
  • “CULTUS AMINI” = “GIEO TRỒNG TINH THẦN”
- T.Hobbes: “Lao động giành cho đất gọi l sự gieo trồng v sự dạy dỗ trẻ em gọi l gieo trồng tinh thần”

Theo Tâm lý học:

“Văn hóa là toàn thể những môn học cho phép cá nhân trong một xã hội nhất định đạt tới sự phát triển nào đó về cảm năng, về ý thức ph phn và về năng lực nhận thức, các khả năng sáng tạo” (UNESCO, 1977)

Theo Triết học

“Văn hóa là toàn bộ những gi trị vật chất, tinh thần do con ngýời tạo ra trong qu trình thực tiễn lịch sử x hội và đặc trýng cho trình độ đạt đýợc trong sự pht triển của lịch sử của x hội” (từ điển Triết học, Tiếng Bungari, 1986)

Nên hiểu “văn hóa” như thế nào theo “kiểu” Xã hội học?

Văn hóa & xã hội

•Văn hóa và xã hội là hai thuật ngữ thường gắn liền nhau.
•Văn hóa đưược nhìn nhận như một tập hợp những gi trị truyền thống của một dân tộc.

•X hội l từ chỉ một cộng đồng người cụ thể.


--> VH là một công cụ để hiểu ứng xử của con người với tính cách l người chuyển tải các yếu tố truyền thống của x hội.

VĂN HÓA

•Trong mỗi nhĩm, xã hội đều có những đặc trưng văn hóa của mình.
•Không có văn hóa của xã hội này cao hơn văn hóa của xã hội khác.
•Là sản phẩm của con người bao gồm các giá trị vật chất và phi vật chất.
•Là hệ thống di sản chung của xã hội.

•Là cách con người quan niệm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống và sống cuộc sống ấy.
•Mỗi xã hội nhất định có nền văn hóa riêng, đặc trưng là chính văn hóa đem lại diện mạo, bản sắc riêng cho xã hội.

Tại sao nói văn hóa là sản phẩm của con người?

•Ngôn ngữ, lí tưởng, quan điểm, giá trị …

Như vậy, Trong xã hội học, văn hóa có thể được xem xét như hệ thống “các giá trị vật chất và phi vật chất, các chuẩn mực và mục tiêu mà con người cùng thống nhất với nhau trong quá trình trải qua thời gian.”

Văn hóa được biểu hiện như thế nào?

Theo quan điểm của Lesle Wite (1947)

•Văn hóa được biểu hiện qua 4 loại hình sau:

Hành động :Là những mô hình ứng xử được chấp nhận rộng rãi trong xã hội .Ví dụ: cách cho, cách mời, cách ăn…

Vật chất : Là những sản phẩm do con người tạo ra, bao gồm tất cả những gì do xã hội sản xuất và sử dụng. Ví dụ: Gốm Bát Tràng.

Tư tưởng : Bao gồm các tín ngưỡng và kiến thức được truyền lại trong xã hội. VD: tín ngưỡng thờ ông bà.

Tình cảm : Nó bao gồm những sự đánh giá về về cái tốt, cái xấu, cái đúng và cái sai. Kể cả những thành kiến đối với các nhiệm xã hội cụ thể.

Điều gì làm con người có ứng xử khác với những con vật khác?

•Ứng xử mang tính bản năng
•Ứng xử mang tính văn hóa
•Nếp sống

Đặc điểm của văn hóa

  • Tính chất học hỏi của văn hóa
  • Tính luân chuyển của văn hóa
  • Tính xã hội của văn hóa
  • Tính lý tưởng của văn hóa
  • Tính chất thích ứng văn hóa
  • Tính thống nhất của văn hóa.
  • Tính chất học hỏi của Văn hóa
•Văn hóa là cái học được từ những người xung quanh.
•Vốn văn hóa được tích lũy trong quá trình tồn tại và phát triển của con người trong mối quan hệ, tương tác với những người khác.

Tính luân chuyển của văn hóa

Các giá trị của văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua ứng xử của con người.

Tính xã hội của văn hóa

•Văn hóa luôn tồn tại đồng thời với XH.
•Mơ hình ứng xử = chuẩn mực

Văn hóa (Sự đồng tình mang tính phổ biến)

Tính lý tưởng của văn hóa : Những quan niệm của chúng ta về cái gì nên làm và không nên làm thường mang hình thức lý tưởng hơn những gì xảy ra trong hiện thực ứng xử.

Tính chất thích ứng của văn hóa : Các giá trị, chuẩn mực của nền văn hóa có thể thay đổi tùy theo những đòi hỏi của bối cảnh xã hội nhưng vẫn gắn liền chặt chẽ với tòan bộ cấu trúc xã hội.

Tính thống nhất của văn hóa : Có một sự cố kết chặt chẽ giữa các khía cạnh khác nhau về văn hóa, nhằm hình thành nên một thể thống nhất.

Các thành phần của văn hóa

Biểu tượng

•Là bất cứ thứ gì mang một ý nghĩa cụ thể được thành viên của một nền văn hóa nhận biết.

•Hình ảnh, âm thanh, đồ vật, hành động của con người… là tất cả được sử dụng như ký hiệu.

•Biểu tượng thay đổi khác nhau trong các nền văn hóa, và có tính thay đổi theo thời gian.

Ngôn ngữ

•Là hệ thống các ký hiệu có nghĩa chuẩn giúp các thành viên trong XH truyền đạt với nhau.
•Là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, quá trình qua đó văn hóa được luân chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Giá trị

•Là tiêu chuẩn qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là tốt – xấu, nên – không nên, đẹp – xấu.(William, 1970)
•Giá trị ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta và được dùng như những tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của người khc.

Tiêu chuẩn

•Là những quy tắc và mong đợi mà qua đó x hội định hýớng hnh vi của cc thnh vin.
•Tiêu chuẩn khiến cho các cá nhân có tính tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt) của xã hội thúc đẩy tính tuân thủ ấy.
•Chuẩn mực đạo đức: tiêu chuẩn văn hóa quan trọng.
•Tập tục truyền thống: tiêu chuẩn văn hóa ít quan trọng hơn.

Văn hóa vật chất

•Là những sáng tạo hữu hình của con người.
•Văn hóa vật chất là sự sử dụng kiến thức văn hóa và sinh hoạt trong môi trường tự nhiên.
•Văn hóa vật chất cũng làm thay đổi những thành phần văn hóa phi vật chất.
–Ví dụ: Việc phát minh ra cc biện pháp tránh thai đã góp phần làm hình thành nền tiêu chuẩn quan hệ t.ình d.ục không phải để sinh đẻ.

Tiểu văn hóa

•Đó là văn hóa của các cộng đồng XH có những sắc thái khác với nền văn hóa chung của toàn xã hội.

VD: cộng đồng người Khơme ở Sóc Trăng có một số đặc điểm VH rất đặc trưng.

Một số biểu hiện cụ thể: Phương ngữ; Y phục; Món ăn; Một số ứng xử cụ thể khác…

Tóm lại

  • Văn hóa & các hiện tượng văn hóa như: chuẩn mực, cc sản phẩm, kiến thức, gi trị tình cảm đều được truyền đạt bằng ngôn ngữ qua các thế hệ trong một xã hội nhất định.
  • Khi niệm văn hóa cho phép chúng ta giải thích hành động con ngýời bằng cách liên hệ với một loạt các giá trị truyền thống mà hành động đó tuân theo.
•Nhiệm vụ của xã hội học

–Giải thích sự khác biệt văn hóa;
–Phn tích hệ quả & nguyên nhân của chúng.

Một số khi niệm cần quan tâm :
•Văn hóa chung
•Văn hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa
•Khuyếch tán văn hóa
•Chủ nghĩa vị chủng
•Thuyết tương đối văn hóa

ST
 
×
Quay lại
Top