Vũ khí bí mật của các loài côn trùng

Mr_Zer0

Gục ngã...
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2011
Bài viết
6.102



Với một số loài côn trùng, chỉ bằng cặp mắt hay chiếc mỏ nhọn siêu độc… cũng đủ mạnh để hạ gục đối thủ trong chốc lát.


1. Con ngài

KenhSinhVien.Net-con-ngai.jpg

Tên khoa học của loài này là Automeris io. Khi bị đe dọa, con ngài có một loại vũ khí bí mật khá nguy hiểm đó là “cặp mắt thôi miên” chỉ “mở” khi đôi cánh chính của chúng xòe rộng ra khi gặp kẻ thù. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiều loài chim đã bị “choáng” khi nhìn vào cặp mắt kỳ lạ của Automeris io.


2. Rệp mỏ nhọn

KenhSinhVien.Net-rep-mo-nhon.jpg

Apiomerus flaviventris là tên khoa học của loài rệp có cái mỏ siêu nhọn và cực độc. Chiếc mỏ nhọn này có vai trò như một cây kim tiêm, sau khi khống chế được kẻ thù, chúng dùng chiếc kim này tiêm vào cơ thể kẻ thù một loại dung dịch có độc tiết ra từ nước bọt khiến kẻ thù bị tê liệt và thậm chí còn gây đau đớn cho con người. Ngoài ra, cơ thể chúng còn có khả năng phát ra mùi nồng nặc đặc trưng để tự vệ khi bị “làm phiền”.


3. Rết

KenhSinhVien.Net-ret.jpg

Nhìn bộ chân lên đến 100 cái và thân hình dài đến 30cm của loài này khiến không chỉ các loài động vật mà cả con người cũng thấy “sởn gai ốc”. Nhưng đó cũng chỉ là cách mà loài rết “lòe” chúng ta. Vũ khí thực sự đến từ cặp răng nanh của chúng. Có rất nhiều trường hợp tử vong vì vết cắn gây đau nhức xương khủng khiếp của chúng. Loài này có một đặc điểm là rất khó để chúng ta phân biệt đầu - đuôi, như thế chẳng khác nào chúng ta tự hại mình khi bất cẩn túm lấy cái đầu mà tưởng rằng đó đuôi rết. Thức ăn khoái khẩu của rết là cóc và chuột.


4. Gián rừng Florida

KenhSinhVien.Net-gian-rung-floridana.jpg

Gián rừng Eurycotis sinh sống tại vùng Florida, Mỹ có khả năng sản sinh ra “hợp chất” có thành phần gồm 40 loại dịch khác nhau, bao gồm axit, ête và chất bốc mùi hôi thối. Chúng có thể phóng hỗn hợp chất dịch này xa tới 15 cm hoặc hơn gây đau nhức cho mắt người và khiến các loài chuột, thằn lằn phải tránh xa.


5. Ong mật

KenhSinhVien.Net-ong-mat.jpg

Không thể coi thường vết chích của loài ong mật, mặc dù có đôi khi vết chích của chúng có tác dụng y học rất tốt nhưng chúng sẽ là vũ khí giết người đối với những ai bị dị ứng. Tại Mỹ, số người tử vong do bị ong chích nhiều hơn số trường hợp bị chết vì các vết cắn hoặc chích của rắn, nhện hoặc bất kỳ loài động vật có nọc độc nào khác. Điều đặc biệt là, chỉ có ong cái mới có nọc độc. Khi bị tấn công, chúng sẽ cong cái đuôi có vòi và chích vào kẻ thù, nọc độc sẽ được giải phóng khi con ong rời đi, điều này đồng nghĩa với việc chúng cũng sẽ chết sau khi thực hiện sứ mạng gây độc kẻ thù.


6. Bọ cánh cứng

KenhSinhVien.Net-bo-canh-cung.jpg

Bọ cánh cứng, tên khoa học là Thermonectus marmoratus, là những “thợ săn” chuyên ăn thịt dưới nước. Chúng được xem là những tay bơi chuyên nghiệp. Thức ăn khoái khẩu của bọ cánh cứng là các loài sinh vật nhỏ sống dưới nước, thậm chí chúng có thể “ăn tươi nuốt sống” các loại cá nhỏ. Một khi con mồi đã nằm trong tầm ngắm của chúng thì không có lối thoát, bởi chúng có khả năng “phi nước đại” từ ao này sang ao khác. Trong trường hợp bị tấn công, cơ thể chúng sẽ phát ra chất steroid (một dạng hợp chất hữu cơ sinh ra tự nhiên trong cơ thể gồm các loại hóoc-môn và vitamin), là thứ nọc cực độc đối với các loài cá và động vật lưỡng cư.


7. Sâu tai

KenhSinhVien.Net-sau-tai.jpg

Sâu tai là loài côn trùng có thể bay. Phần đuôi của loài động vật này có gắn bộ kìm như loài bọ cạp. Tuy nhiên, bộ kìm này chỉ là “đồ trang sức” của chúng. Vũ khí bí mật “chết người” nằm ở phần bụng của sâu tai. Khi muốn tấn công hay tiêu diệt kẻ thù, chúng lập tức quay đầu lại phía mục tiêu và phun ra thứ hóa chất từ bụng, khiến kẻ thù “bất tỉnh nhân sự” ngay lập tức.


8. Sâu bướm

KenhSinhVien.Net-sau-buom.jpg

Sâu bướm, tên khoa học là Dalcerides ingenita, là loài có rất nhiều kẻ thù, chính thế, chúng làm mọi cách để chống lại những kẻ mạnh hơn mình. Nếu một con kiến đang mải miết với việc “ăn thịt” loài này, miệng nó sẽ bị bít đầy bởi chất nhầy nhầy mà sâu bướm tiết ra trên toàn thân nhìn giống như hàng chục nốt mụn cóc gớm ghiếc nhưng không kém phần nguy hiểm.


9. Vinegaroon

KenhSinhVien.Net-vinegaroon.jpg

Mastigoproctus giganteus là tên khoa học của loài động vật hình thù “sinh đôi” với bọ cạp, có điều, cái đuôi của nó có tác dụng “dò đường” như một chiếc ăng-ten chứ không phải để làm tê liệt kẻ thù như bọ cạp. Tuy nhiên, bạn đừng cố trêu đùa chúng, vì một khi bị làm phiền, cơ thể nó sẽ phóng ra một loại dung dịch chứa axit axetic đậm đặc (thành phần gây chua của dấm) qua tuyến nọc ở đuôi chính xác đến từng milimet rất “khó chịu”. Chất dung dịch có mùi “chua chua” này có tác dụng xua đuổi các loài kiến, chuột và các loài động vật ăn thịt khác.


10. Bọ cạp

KenhSinhVien.Net-bo-cap.jpg

Lượng nọc độc tiết ra từ đuôi bọ cạp không phải lúc nào cũng như nhau. Bởi, mặc dù bản thân con người rất “ke” loài này nhưng thực chất, vết cắn của bọ cạp thường chỉ gây đau nhức như vết chích của ong và rất hiếm khi gây tử vong.Dẫu vậy, vẫn có một số ít các loài bọ cạp có khả năng gây chết người, đơn cử như loài bọ cạp vỏ cây ở vùng Tây Nam nước Mỹ.



Conan
Ảnh: Science
iOne

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top