Virus HIV gây bệnh như thế nào?

Tham gia
10/5/2013
Bài viết
0
HIV có nhiều nhất ở trong máu và trong chất dịch sinh dục (dịch âm đạo và tinh dịch), đây là thủ phạm làm lây nhiễm vi rút HIV lớn nhất. Ngoài ra, sữa mẹ cũng có khả năng làm lây nhiễm HIV



Vi rút HIV có mặt ở đâu?


Trong cơ thể người nhiễm HIV, vi rút có mặt trong hầu hết các chất dịch, máu của cơ thể bao gồm máu, dịch sinh dục, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, cổ tử cung, sữa, dịch não tủy, nước mắt, mồ hôi và nước tiểu… Tuy nhiên, lượng vi rút có mặt trong nước mắt và nước tiểu, mồ hôi rất ít và không đủ để lây truyền HIV.
Trong cơ thể người sống, vi rút sẽ tồn tại cho đến khi người đó chết đi. Hiện tại chưa có thuốc hoặc phương pháp trị liệu nào có thể làm tiêu diệt sạch vi rút HIV trong cơ thể. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp đặc biệt tự nhiên HIV mất đi trong cơ thể người nhiễm

Ở ngoài cơ thể, vi rút HIV sẽ có thể tồn tại trong dịch, máu cho đến 72 giờ (một số tài liệu khác cho rằng có thể tồn tại lâu hơn); tuy nhiên trong những trường hợp này, khả năng lây nhiễm cũng rất nhỏ khi dịch, máu có chứa HIV đã khô.

HIV lây truyền trong điều kiện nào?


Phải có mặt của vi rút HIV: Vi rút HIV không tự sinh ra. Với một người không có vi rút HIV thì người đó có làm gì dính đến máu, hay quan hệ t.ình d.ục không dùng bao cao su với một đối tượng khác cũng không mang vi rút HIV thì người đó cũng không thể có trong mình vi rút HIV được. Nhưng cái khó là thường người ta không thể biết được là người ta có bị nhiễm HIV hay không
Phải có lượng HIV đủ lớn: HIV tồn tại trong rất nhiều chất dịch của cơ thể con người, nhưng có những dịch không có chứa HIV, hoặc là chứa rất ít, không đủ để có thể làm lây nhiễm, chẳng hạn như: dịch nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi...

HIV có nhiều nhất ở trong máu và trong chất dịch sinh dục (dịch âm đạo và tinh dịch), đây là thủ phạm làm lây nhiễm vi rút HIV lớn nhất. Ngoài ra, sữa mẹ cũng có khả năng làm lây nhiễm HIV; tuy nhiên trường hợp này ít hơn nhiều so với máu và các dịch tiết của cơ thể.

Vi rút phải đi vào trong cơ thể: Lớp da bình thường bên ngoài cơ thể là một vỏ bọc chắc chắn, nếu không bị sây sát gì thì HIV không đi qua được. Vi rút HIV đi được vào cơ thể theo kim tiêm đâm vào đường máu. Nó cũng có thể đi vào cơ thể qua vết xước ngoài da. Ngoài ra, nó còn đi qua được lớp niêm mạc (da mỏng) trong âm đạo, trong lỗ d.ương v.ật, bên trong hậu môn để vào máu.
HIV lây truyền qua những đường nào?

Các chuyên gia cho thấy HIV có thể lây truyền qua các đường chính bao gồm:

Đường t.ình d.ục

Đường từ mẹ sang con
Đường máu
HIV lây truyền qua đường máu như thế nào?

[VIDEO=youtube;9_pTIFae8Gs]https://www.youtube.com/watch?v=9_pTIFae8Gs[/VIDEO]

Trong trường hợp truyền máu có HIV cho người nhận máu, sử dụng chung dụng cụ tiêm chích qua da (dụng cụ xuyên chích qua da) như kim bơm tiêm dùng cho người này, lấy để sử dụng cho người khác, dùng chung dụng cụ mổ, dùng chung dụng cụ khám chữa răng, dụng cụ thẩm mĩ, dụng cụ làm móng, dụng cụ xăm hình, kim châm cứu… mà không làm sạch (vô khuẩn bằng luộc, hấp, sấy)

Trong trường hợp truyền máu có HIV, khả năng nhiễm HIV rất cao, gần như 100% có nguy cơ lây nhiễm. Trong các trường hợp khác qua đường máu nguy cơ lây nhiễm cũng rất cao.

Một số trường hợp khác cũng có khả năng lây nhiễm HIV như sử dụng cung đồ cạo râu, cạo mặt (không vô khuẩn); Sử dụng chung bàn chải đánh răng (có chảy máu răng miệng); Bị đâm bằng bơm kim tiêm có chứa máu.


HIV lây truyền qua đường t.ình d.ục như thế nào?


Vi rút HIV có thể lây qua quan hệ t.ình d.ục với tất cả các hình thức quan hệ t.ình d.ục có xâm nhập (giao hợp), như quan hệ t.ình d.ục d.ương v.ật âm đạo, d.ương v.ật hậu môn, và bộ phận sinh dục và miệng.

Trong các trường hợp, người tiếp nhận (người quan hệ bằng hậu môn, miệng, âm đạo - receiver) với các hình thức t.ình d.ục sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn người xâm nhập (người sử dụng d.ương v.ật - giver). Như trong trường hợp giao hợp d.ương v.ật âm đạo, khả năng lây nhiễm của người nữ khi người nam có HIV sẽ cao hơn, tương tự như vậy, giao hợp d.ương v.ật hậu môn, người nhận cũng có nguy cơ lây nhiễm lớn hơn và hướng lây nhiễm trong quan hệ t.ình d.ục đường miệng từ tinh dịch, dịch tiết âm đạo đến môi miệng, chân răng người dùng miệng để quan hệ nếu có tổn thương sẽ cao hơn.
Xác suất lây truyền vi rút HIV qua quan hệ t.ình d.ục với người bị nhiễm HIV (không sử dụng biện pháp bảo vệ) là 1/1.000 đến 1/100 (được tính trên quần thể). Nhưng với từng cá nhân có hành vi t.ình d.ục không bảo vệ thì xác suất lây nhiễm HIV luôn là hoặc có hoặc không cho mỗi lần quan hệ t.ình d.ục không có biện pháp bảo vệ, nghĩa là có lây nhiễm HIV hoặc không lây nhiễm HIV. Do vậy, nếu cho rằng khả năng lây nhiễm của mình với một lần quan hệ t.ình d.ục chỉ là 1/1.000 hoặc 1% là hoàn toàn sai lầm và rất dễ đặt mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV.
Khả năng lây nhiễm này sẽ tăng nhiều lần nếu một trong hai người bị mắc các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục như Lậu, giang mai, sùi mào gà, nấm, herpes sinh dục...

Bằng mắt thường chúng ta không thể xác định được một người nào đó có nhiễm HIV hay không, vì vậy nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng lên đáng kể nếu quan hệ t.ình d.ục với nhiều người.

Lây truyền HIV từ mẹ sang con như thế nào?


Người mẹ có HIV có khả năng truyền cho con trong thời kỳ mang thai, trong khi đẻ hoặc cho con bú. Trong thời kỳ mang thai, vi rút HIV có thể xâm nhập qua hàng rào rau thai để vào thai nhi, tuy nhiên, tình trạng này ít xảy ra. Trong cuộc đẻ (sinh con) thai nhi đi ra ngoài qua ống sinh sản của mẹ (tử cung, cổ tử cung, âm đạo, âm hộ) khi đó thai nhi tiếp xúc với nhiều dịch ối, dịch máu của mẹ và vi rút có thể xâm nhập qua các vùng niêm mạc rất mỏng của thai nhi như niêm mạc miệng, họng, mắt… và gây lây nhiễm cho trẻ. Trong thời kỳ nuôi con, nếu người mẹ cho con bú sữa thì trẻ cũng có khả năng bị lây nhiễm HIV từ người mẹ. Theo thống kê, tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con vào khoảng 30 % nếu không có các biện pháp hạn chế lây nhiễm.

Những trường hợp tiếp xúc không lây nhiễm HIV?


Có nhiều tiếp xúc giữa người có HIV và người bình thường nhưng không gây lây nhiễm HIV như:

Muỗi đốt người có HIV rồi đốt sang người thường
Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt

Ăn chung mâm, bát, chén, thìa, đũa, chung thức ăn
Dùng chung, giặt chung quần áo vì khi đó xà phòng các chẩt tẩy rửa có thể làm vô hiệu vi rút và vi rút không thể bám trên áo quần và lây nhiễm sang người khi mặc đồ
Dẫm phải bơm kim tiêm đã khô dịch, máu.

Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về HIV, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe, các bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Nguồn cachchuabenh.net
 
×
Quay lại
Top