Viêm phế quản là bệnh gì?

nhunguy1219

Thành viên
Tham gia
13/7/2016
Bài viết
0
Bệnh viêm phế quản là một chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản, do nhiễm trùng. Phế quản là ống để không khí di chuyển. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất đờm dày, có thể bị đổi màu.

Viêm phế quản có hai loại gồm:

  • Viêm khí phế mạc cấp tính (viêm phế quản cấp tính): tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn làm cho đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy. Loại cấp tính thường kéo dài trong vài tuần;
  • Viêm phế quản mạn tính: loại này kích thích liên tục các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm. Viêm phế quản mạn tính nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
rcNDTzL.jpg


Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm phế quản là gì?
Các triệu chứng viêm phế quản phổ biến gồm:

  • Ho kéo dài;
  • Ho ra chất nhầy, có lẫn máu;
  • Mệt mỏi;
  • Khó thở;
  • Sốt;
  • Tức ngực.
Nếu bị viêm phế quản cấp tính, bạn sẽ ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết. Nếu bạn bị viêm phế quản mạn tính, có thể mất nhiều thời gian hơn trước khi bệnh trở nên tồi tệ. Vào những thời điểm đó, bạn sẽ có dấu hiệu và triệu chứng như viêm phế quản cấp tính.

Một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Các triệu chứng kéo dài hơn ba tuần;
  • Sốt cao;
  • Ho ra chất nhầy có màu;
  • Có máu lẫn trong chất nhầy khi ho;
  • Khó thở.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm virus. Loại virus này cùng loại với virus cúm.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản mạn tính là do hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí, bụi hoặc khí độc trong môi trường hoặc nơi làm việc sẽ làm tình trạng xấu đi.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, như:

  • Bạn nghiện hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản;
  • Sức đề kháng yếu. Sức đề kháng yếu có thể do một bệnh khác gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc do một bệnh mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch;
  • Tuổi tác. Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc nhiễm trùng cao hơn;
  • Bạn làm việc xung quanh các chất kích thích phổi nhất định. Bạn tiếp xúc với ngũ cốc hoặc bông dệt hay khói hóa học sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
  • Trào ngược dạ dày. Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược dạ dày, cổ họng có thể bị kích ứng và làm cho bạn dễ bị viêm phế quản.
>> Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?
 
×
Quay lại
Top