Viêm mũi dị ứng và bài thuốc hay từ ké đầu ngựa

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Viêm mũi dị ứng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi không khí nước ta bị ô nhiễm làm các dị nguyên xuất hiện ngày càng nhiều Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng gây ra nhiều khó chịu và khó mà chữa dứt điểm

Chữa viêm mũi dị ứng người ta thường tin dùng các phương pháp hiện đại của tây y nhưng hiệu quả không cao bệnh rất dễ tái phát sau điều trị gây tốn kém khá nhiều

Do đó mình xin giới thiệu cùng mọi người 1 bài thuốc của đông y chữa viêm mũi dị ứng tuy đơn giản nhưng hiệu quả rất tốt Cùng tìm hiểu cây ké đầu ngựa và bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng này nhé

chua-tan-nhang-bang-cay-ke-dau-ngua.jpg


Ở Việt Nam, cây ké có nhiều loại như ké hoa vàng, ké hoa đào, ké đồng tiền, ké đầu ngựa…. Cùng một loài nhưng mỗi loại cây lại có công dụng chữa bệnh khác nhau. Trong số đó, chỉ có cây ké đầu ngựa có công dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng. Bộ phận thường được dừng nhất là quả của cây ké đầu ngựa

Trong Đông Y vị thuốc “thương nhĩ tử” chính là quả khô hoặc sây khô của cây ké đầu ngựa.

Ké đầu ngựa không phải loại cây xa lạ với các vùng nông thôn, trung du và miền núi Việt Nam. Cây ké đầu ngựa mọc hoang ở khắp nơi, thường thấy ở các bãi đất hoang, bờ ruộng, bờ đường. Đó là một loài cây nhỏ, cao độ 1-2m, thân màu lục có khía rãnh, đôi khi có chấm màu nâu tía. Lá mọc so le, phiến lá có hình gần tam giác, chia thành 3-5 thùy, có lông ngắn cứng, mép khía răng cưa. Hoa hình đầu. Quả hình thoi, có gai móc

Theo Đông y, Thương nhĩ tử có vị cay, đắng, tính ấm, hơi có độc; vào kinh Phế. Có tác dụng tán phong, trừ thấp, thông khiếu, chỉ thống. Thường được dùng trong các bài thuốc chữa chứng phong hàn đầu thống, phong thấp tý thống (phong thấp đau nhức), lở ngứa ngoài da, viêm mũi dị ứng kéo dài, chữa dị ứng

Có thể sử dụng quả ké để chữa viêm mũi theo 2 cách: Dùng độc vị (chỉ dùng quả ké) hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong bài “Thương nhĩ tử tán”.

Dùng độc vị thương nhĩ tử chữa viêm mũi dị ứng

– Dùng 50g quả ké đầu ngựa, sao tới khi có màu xám, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, liên tục trong 2 tuần (1 liệu trình), nghỉ vài hôm lại uống tiếp liệu trình khác.

– Tác dụng: Chua viem mui di ung, sau khi dùng thuốc 2-3 liệu trình, phần lớn bệnh nhân phản ứng dị ứng được cải thiện rõ rệt, hoặc bệnh phát tác thưa hơn trước nhiều.

Dùng “Thương nhĩ tử tán” (ké đầu ngựa, tân di, bạch chỉ, bạc hà)

– Thương nhĩ tử 8g, tân di 15g, bạch chỉ 30g, bạc hà 1,5g, tất cả các vị thuốc mang tán đều thành bột mịn. Sau mỗi bữa ăn uống 6g, chiêu thuốc bằng nước sắc hành trắng và lá chè (làm thang). Ngoài ra, bạn có thể sắc thuốc uống trong ngày. Tuy nhiên khi sắc thuốc bạn cần lưu ý;

+ Tân di có nhiều lông vì thế khi sắc thuốc bạn nên cho vị thuốc này vào túi vải mềm, bọc kín lại, tránh lông lẫn vào nước gây ngứa hoặc tổn thương niêm mạc miệng, cổ họng khi uống thuốc.

+ Bạc hà phải cho vào sau cùng, đun sôi lại phải bắc ra ngay

– Bài thuốc “Thương nhĩ tử tán” có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi. Dùng chữa mũi tắc không phân biệt rõ mùi vị, mũi chảy nước vàng đục, đau nhức ở vùng trán. “Thương nhĩ tử tán” có thể sử dụng để chữa trị nhiều loại viêm mũi, như viêm mũi cấp tính, viêm mũi mạn tính, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, … Như vậy, để chữa bệnh của mình, tốt nhất bạn nên sử dụng quả ké theo cách phối hợp với một số vị thuốc như trên.

Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc “thương nhĩ tử tán”

– Nếu mũi chảy nước vàng đặc, mùi hôi, khó chịu, đau đầu, có cảm giác choáng váng, vùng trán đau kịch liệt: Thêm thạch cao sống 20g, kim ngân hoa 10g, cúc hoa 8g. Thêm vào thuốc sắc, hoặc nấu cùng với hành trắng và lá trà (làm thang).

– Nếu mũi chảy nhiều nước trong, gặp thời tiết lạnh bệnh phát nặng hơn kèm theo đó là cảm giác đau đầu, đau vùng chán, nhức mũi: Bỏ vị thuốc bạc hà thay vào đó thêm tía tô, kinh giới mỗi vị 8-10g. Sắc uống hàng ngày.

Do trong ké đầu ngựa có chứa một hàm lượng độc tố nên trong quá trình điều trị một số bệnh nhân bị ỉa chảy, đau đầu nhẹ, mệt mỏi khi đó cần ngừng sử dụng ngay và hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị để thay đổi bài thuốc hoặc gia giảm lượng thuốc cho phù hợp.
 
×
Quay lại
Top