Vì sao Thủ khoa thờ ơ với thảm đỏ?

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Dù đã có nhiều chính sách để mời gọi nhân tài nhưng sau 10 năm, Hà Nội cũng chỉ đón được hơn 100 thủ khoa xuất sắc. Nghịch lý ấy nói lên điều gì, hay chỉ đơn giản Thủ đô vẫn là “nơi khó” với người tài…

images678761_anh_minh_hoa.jpg
Nhiều thủ khoa quay lưng với thảm đỏ (ảnh minh họa).
Thủ khoa thờ ơ

Theo đánh giá từ Thành đoàn Hà Nội, chất lượng thủ khoa đầu ra năm nay cao hơn những năm trước đó. Đa số các em đều đạt trên 9,0. Hơn nữa, theo Phó Bí thư Thành đoàn Trần Anh Tuấn, năm nay trong số vinh danh 123 thủ khoa thì có 3 em vẫn “giữ phong độ” là thủ khoa đầu vào và đầu ra. Các em đỗ thủ khoa cả đầu vào và ra gồm: Bùi Thị Yến Hằng (Sư phạm Hóa học, ĐH Sư phạm Hà Nội), Trần Minh Hằng (Tài chính doanh nghiệp, HV Tài chính) và Lê Thái Sơn (Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, ĐH Lâm nghiệp Hà Nội). Một thủ khoa xuất sắc là người Trung Quốc, đó là em Lầu Mai Trang ở Quảng Đông (học Sư phạm Hóa học, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội).

Theo số liệu từ Sở Nội vụ Hà Nội, qua 10 năm thành phố tổ chức tuyên dương thủ khoa và tiếp tục với chính sách thu hút, ưu đãi với người tài về thủ đô làm việc, tuy nhiên trong 10 năm con số đó chỉ đạt được 103 người trên 1.203 nhân tài. Mặc dù, chính sách trọng dụng nhân tài của Thủ đô rất thoáng nhưng hầu hết những nhân tài này đều không mặn mà với sự ưu ái từ Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung (Phòng đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng - Sở Nội vụ Hà Nội) cho biết, năm nay công tác thu hút nhân tài có điểm mới so với những chính sách trước đó. Theo đó, những đối tượng được tiếp nhận sẽ được đãi ngộ thu hút một lần với giá trị bằng 20 lần lương tối thiểu tại thời điểm thu hút. Nếu trong trường hợp các đối tượng đặc biệt là các em thủ khoa có tình nguyện về cống hiến cho thành phố, thành phố sẽ ưu tiên cử đi đào tạo để phát triển sau này với những hỗ trợ, kinh phí như những năm trước (hỗ trợ một lần bằng 5 lần mức lương tối thiểu hàng tháng với đào tạo trong nước, khi các em có bảo vệ luận văn được gấp 30 lần lương tối thiểu, bảo vệ luận án tiến sĩ được 80 lần lương tối thiểu).

Với những trường hợp được đi học tại nước ngoài có học bổng, không dùng ngân sách của thành phố thì thành phố sẽ hỗ trợ mỗi một tháng bằng 5 lần lương tối thiểu trong thời gian học thực tế.

Tuy nhiên, khi nhận được thông tin này từ thành phố Hà Nội, nhiều thủ khoa chỉ bất ngờ và xen lẫn một chút tiếc nuối. Ngay như trong năm nay, một trong ba thủ khoa cả đầu vào và đầu ra, em Bùi Thị Yến Hằng (Sư phạm Hóa học, Đại học Sư phạm Hà Nội), chia sẻ: “Mặc dù ai cũng muốn làm việc trong Nhà nước để được ổn định, tuy nhiên hầu hết các bạn thủ khoa đều đã có định hướng trước đó cho mình từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường” . Chẳng hạn như với Hằng, từ trước đó em đã có 2 lựa chọn, một là làm giáo viên ở các trường cấp ba, hai là ở lại trường làm giảng viên.

Cơ quan Nhà nước: Lựa chọn cuối cùng

Lý giải việc các thủ khoa chưa mặn mà với việc ở lại Thủ đô, ông Trần Anh Tuấn Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho rằng, hiện nay các ưu đãi của thành phố vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các thủ khoa. Nhiều thủ khoa có thể cống hiến, làm việc tại Hà Nội nhưng cũng có những thủ khoa làm việc ở các địa phương khác. Thậm chí, nhiều thủ khoa sau đó đã kiếm được học bổng du học nước ngoài và công tác ở nước ngoài.

“Hiện có rất nhiều thủ khoa là những giáo sư các trường Đại học trên thế giới, đó cũng là một cống hiến vì phía sau các em là cả một thương hiệu của dân tộc, của quốc gia. Chúng tôi mong muốn các thanh niên lao động hết mình, cố gắng làm sao đưa lợi ích chung lên trước lợi ích cá nhân, lợi ích cá nhân là cái tối thiểu cần thiết nhưng cố gắng với tinh thần vô tư”, ông Trần Anh Tuấn cho biết.

Có thể nói, cùng với Hà Nội, nhiều tỉnh thành khác đều có chính sách thu hút người tài, tuy nhiên, hầu hết các thủ khoa đều ở lại trường, du học tiếp, làm việc với các công ty nước ngoài hoặc mở công ty và dường như lựa chọn cuối cùng của các thủ khoa mới là làm việc trong các cơ quan nhà nước.

Điều đó cho thấy, lâu nay chúng ta vẫn nói tới sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, cơ quan nhà nước nhưng dường như tất cả vẫn chỉ mang tính tự phát của các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng mà thôi. Trong khi đó, các thủ khoa trước khi ra trường họ đã luôn có nhiều lựa chọn, định hướng để phát huy hết khả năng, thì môi trường công sở dường như rất ít sự hấp dẫn đối với họ…/.
Theo phapluatvn.vn
 
ngắn hạn mình thấy các bạn ấy chọn ở ngoài là hợp lý, nhưng về dài hạn mình nghĩ làm NN sáng suốt hơn, đành rằng lương 3 cộc 3 đồng, nhưng danh lợi và bổng lộc là không hề ích, các nữa là rất tốt cho con cái sau này, dễ có chân đứng hơn, thực tế VN là vậy :Conan05:
 
Cho đến khi nào VN không còn cảnh ghen ghét đố kị nhau, cho đến khi người tài được đối xử đàng hoàng ( không phải lương cao bổng hậu mà là ở cách đối xử) thì ...may ra mới có người chấp nhận làm cho NN. Chưa biết tài cỡ nào...chỉ cần vào 1 công ty/ cơ quan NN làm với cá mác " nhân tài" là biết...thể nào cũng có kẻ muốn dìm hàng vì cái tội " mày dám làm nhân tài đe doạ chén cơm tụi tao hả" :))
 
×
Quay lại
Top