Vì sao hiệu ứng giả dược có tác dụng với người này nhưng lại không có tác dụng với người khác?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Các chuyên gia cho biết điều này rất phức tạp, nhưng các nghiên cứu gần đây có thể dự đoán ai trong số các bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng nào sẽ có phản ứng. Với nhiều nghiên cứu hơn, một ngày nào đó giả dược có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị riêng.

Nếu bạn cần bằng chứng rằng não bộ và cơ thể chúng ta có kết nối với nhau theo những cách đẹp đẽ một cách rắc rối, nếu như không muốn nói là gây bối rối, thì chẳng cần nhìn đâu xa ngoài hiệu ứng giả dược. Hiệu ứng giả dược là khi một người phản ứng với một phương pháp điều trị mà không có hoạt chất thành phần; nói cách khác, là việc phản ứng với thuốc không có tác động sinh học. Hiệu ứng giả dược thường được nghiên cứu bằng cách sử dụng thuốc viên chứa đường, trong đó chỉ cần một hành động đơn giản là nuốt viên thuốc có thể gây tác động đến nhận thức về cơn đau của một người hay các hiện tượng sinh hoá khác – đặc biệt là khi người ta tin viên thuốc chứa đường ấy là dược phẩm thực thụ.

Từ “placebo” (giả dược) bắt nguồn từ cụm từ Latin “Tôi sẽ làm hài lòng.” Nhưng bùa chú của nó không có hiệu quả với tất cả mọi người. Vì vậy nên các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu điều gì khiến một người phản ứng hay không phản ứng với giả dược. Việc trả lời câu hỏi này có thể giúp giả dược trở thành một phương pháp điều trị y khoa riêng.

“Nếu phản ứng giả dược có thể dự đoán được và có tính thống nhất, nó sẽ có đầy đủ yếu tố để trở thành một phương pháp vô hại điều trị cho mọi người,” A. Vania Apkarian cho biết, ông là một nhà khoa học về thần kinh và nhà nghiên cứu cơn đau kinh niên tại Đại học Northwestern. “Đó sẽ là một phương pháp giá rẻ để thực hiện. Bạn không cần hàng ngàn đô la thuốc thang của ngành dược phẩm để cho vào cơ thể mình, chúng luôn có tác dụng phụ.”

Vì sao hiệu ứng giả dược có tác dụng với người này nhưng lại không có tác dụng với người khác? Ảnh: AllaBond - Shutterstock

Ảnh: AllaBond - Shutterstock

Có phản ứng và không có phản ứng

Apkarian cho biết đối với những cá thể khoẻ mạnh, nghiên cứu cho thấy việc phân loại một người thành “có phản ứng với giả dược” và “không có phản ứng với giả dược” là không đáng tin cậy. Bạn có thể thử nghiệm một người trong một tình huống nhất định thì hôm nay họ có phản ứng, nhưng sau đó thử nghiệm vào ngày mai theo một cách thức hơi khác thì lại không có phản ứng.

“Không có ai là luôn có phản ứng với giả dược hoặc luôn không có phản ứng với giả dược,” Suzanne Helfer, giáo sư tâm lý học tại Đại học Adrian, cho biết. “Vì vậy không có chuyện chia thành 2 dạng người.” Helfer giải thích rằng các nhân tố của một tình huống cụ thế tương tác với các đặc tính tâm lý và sinh hoá của một người để xác định liệu người đó có phản ứng với một loại giả dược cụ thể hay không.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm ra một số đặc tính tính cách và nhân tố tâm lý khiến một người có khả năng phản ứng với giả dược cao hơn. Trong một bài báo mới đây, Helfer và các cộng sự của mình đã làm rõ tầm quan trọng của trạng thái cảm xúc hiện tại của một người, chẳng hạn như những ai đang cảm thấy lo âu ít có khả năng phản ứng với giả dược cao hơn. Nhóm của Helfer cũng tìm ra một hiệu ứng nho nhỏ của sự lạc quan và bi quan, theo đó người lạc quan có nhiều khả năng phản ứng với giả dược hơn khi bạn tạo ra một kỳ vọng cho họ rằng nó sẽ giúp ích. Tương tự, người bi quan có nhiều khả năng không phản ứng khi bạn nói họ biết giả dược sẽ khiến họ cảm thấy buồn chán, còn được gọi là phản ứng gây hại (nocebo response).

Mức độ một người muốn kiểm soát cũng có thể tác động đến phản ứng giả dược. Trong một nghiên cứu năm 2013, Helfer và các cộng sự đã cho những tình nguyện viên lựa chọn giữa 2 loại kem bôi tay mà họ được cho biết sẽ giúp giảm đau khi họ nhúng tay vào nước lạnh. Người ta nhận thấy rằng những người thích kiểm soát được báo cáo là ít đau hơn khi họ được cho phép lựa chọn phương pháp điều trị bàn tay của mình, mặc dù sự thật là cả hai loại kem đều là giả dược.

Trường hợp dự đoán giả dược là khả thi

Trái với những cá thể khoẻ mạnh, Apkarian cho biết phản ứng giả dược được tin cậy và có tác dụng mạnh mẽ hơn nhiều đối với những bệnh nhân có cơn đau dai dẳng kéo dài. Trong 10 năm qua, nhóm của ông đã và đang nghiên cứu những người có những triệu chứng như đau lưng mãn tính và nhận thấy họ có thể dự đoán chính xác ai sẽ có phản ứng với giả dược. Nghiên cứu này diễn ra trong bối cảnh các cuộc thử nghiệm lâm sàng mà bệnh nhân được cho biết họ sẽ được cấp giả dược hoặc không. Apkarian cho biết nhóm đã nhiều lần phát hiện ra khoảng 50% bệnh nhân sẽ phản ứng với giả dược và 50% sẽ không có phản ứng.

Đối với việc tại sao giả dược có tác dụng với 50% bệnh nhân, Apkarian giải thích rằng nó đến từ tương tác giữa não bộ và môi trường sống của họ. Ông lưu ý rằng tất cả chúng ta đều có những kỳ vọng và ký ức quá khứ của riêng mình mà chúng ta mang đến môi trường, những thứ ấy tương tác với kết quả của một thủ tục y khoa hoặc giả dược nào đó. Và rồi, vì những người có cơn đau mãn tính đã bị hành hạ trong nhiều năm liền, Apkarian cho rằng đơn cử việc bị đau cũng đã thay đổi não bộ và những kỳ vọng của họ. “Cách não bộ đã thay đổi theo nhiều cách khác nhau sẽ xác định trước ai là người có phản ứng và ai không có phản ứng,” ông nói.

Với một thập kỷ quét não đối chiếu các bệnh nhân có phản ứng giả dược với bệnh nhân không có phản ứng, nhóm của Apkarian đã tìm ra một số dấu hiệu thần kinh, hầu hết là ở thuỳ trước trán, dự đoán phản ứng giả dược. Những dấu hiệu thần kinh này bao gồm cấu trúc vùng viền và vùng giác quan-vận động nhất định trong não bộ và mức độ kết nối giữa vùng não được coi là quan trọng trong phản ứng giả dược và xử lý cơn đau.

“Những vùng này có xu hướng về cơ bản là vùng trước trán của não bộ và sự tương tác của chúng với vùng giác quan-vận động của não bộ. Vì vậy theo một cách nào đó, nó gần giống với các mạch nhận thức của não có thể kiểm soát sự diễn giải cảm giác của thế giới bên ngoài,” Apkarian cho biết. Nhưng ông thận trọng lưu ý rằng đây vẫn là những nghiên cứu rất sơ khai còn nhiều chi tiết hơn cần phải khám phá.

Mới đây vào tháng Một năm 2021, phòng thí nghiệm của Apkarian đã tìm ra một tín hiệu mới cho phản ứng giả dược ở những người bị đau lưng mãn tính: cách họ nói chuyện. Nghiên cứu sử dụng thuật toán tìm hiểu máy móc để nhìn ra liệu họ có thể nhận diện người có phản ứng giả dược chỉ bằng cách họ nói về cơn đau của mình. Thuật toán này đã thành công với độ chính xác 79%. Nhóm tác giả đề xuất rằng những người có phản ứng giả dược có thể sẵn lòng nói về những cảm xúc tiêu cực và trải nghiệm nhiều hơn, cũng như cho thấy nhận thức cao hơn về trải nghiệm của họ. “Chúng tôi thấy rằng, chỉ bản thân quá trình [xem xét ngôn ngữ của họ] đó thôi đã đủ tốt để nhìn vào não bộ để phân biệt một người có phản ứng với người không có phản ứng,” Apkarian nói.

Một trong những rào cản cuối cùng là việc cố gắng để tìm ra cách biến người không có phản ứng giả dược thành người có phản ứng giả dược và gặt hái được những lợi ích. Nhưng thậm chí không gặt hái được thành quả, Apkarian vẫn tràn đầy hy vọng rằng hiệu ứng giả dược vẫn có thể có nhiều ích lợi. “20% dân số thế giới phải hứng chịu những cơn đau mãn tính và dai dẳng,” ông nói. “Ngay cả khi chúng ta không thể chuyển người không có phản ứng thành có phản ứng, nếu chúng ta có đơn giản điều trị những người có phản ứng và làm giảm cơn đau của họ xuống 20 hoặc 30%, hành tinh này sẽ tốt đẹp lên rất nhiều.”


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Discover Magazine)
 
×
Quay lại
Top