Vì sao đầu tư vào công nghiệp xanh có thể tạo ra nhiều việc làm hơn?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Đại dịch đã gây ra sự ngắt quãng lớn nhất cho lực lượng lao động toàn cầu ở nhiều lứa tuổi. Nó cũng khiến tình trạng bất bình đẳng trở nên rõ nét hơn.

Tình trạng thất nghiệp toàn cầu đã xấp xỉ con số 127 triệu việc làm toàn thời gian trong quý II của năm 2021. Số người có việc làm đang sống cảnh nghèo khó tăng cao, làm thụt lùi 5 năm tiến trình xoá nghèo. Dù ở một số quốc gia số lượng việc làm đang hồi phục dần về mức trước đại dịch, nhưng phần lớn thế giới vẫn đang chìm ngập trong cơn khủng hoảng thất nghiệp và thiếu việc làm.

Tình trạng thất nghiệp toàn cầu đã xấp xỉ con số 127 triệu việc làm toàn thời gian trong quý II của năm 2021. Số người có việc làm đang sống cảnh nghèo khó tăng cao, làm thụt lùi 5 năm tiến trình xoá nghèo. Dù ở một số quốc gia số lượng việc làm đang hồi phục dần về mức trước đại dịch, nhưng phần lớn thế giới vẫn đang chìm ngập trong cơn khủng hoảng thất nghiệp và thiếu việc làm.

Cũng trong năm 2021, những đợt sóng nhiệt, cháy rừng, hạn hán, bão và lũ lụt đã cho thấy những tác động của biến đổi khí hậu đang đến rất gần. Báo cáo mới nhất của Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu đã cảnh báo về 7 cú sốc nghiêm trọng trong tương lai nếu ta không gấp rút hành động.

Nhưng thật may là ta có thể giải quyết cả hai vấn đề thất nghiệp và khủng hoảng khí hậu cùng một lúc.


Đặt đầu tư có lợi cho khí hậu và đầu tư không bền vững lên bàn cân

Nếu bạn là một nhà làm chính sách và sở hữu cho mình 1 triệu đô để đầu tư vào mở rộng hoặc củng cố hệ thống năng lượng của quốc gia, bạn sẽ chọn năng lượng sạch hay nhiên liệu hoá thạch? Nếu bạn có băn khoăn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, rõ ràng đầu tư vào năng lượng sạch là một quyết định hiển nhiên.

Nhưng lỡ như mục tiêu của bạn chỉ là muốn tạo ra nhiều việc làm nhất có thể thì sao? Thật may là câu trả lời vẫn y như vậy.

Tiền nào của nấy, đầu tư vào năng lượng sạch và các ngành công nghiệp xanh khác về tổng thể sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn trong tương lai gần so với đầu tư không bền vững.

Ví dụ:

  • Đầu tư vào năng lượng quang điện mặt trời tạo ra việc làm nhiều hơn trung bình 1,5 lần so với đầu tư cùng khoản tiền ấy vào nhiên liệu hoá thạch.
  • Phục hồi hệ sinh thái tạo ra nhiều việc làm hơn 3,7 lần so với sản xuất dầu khí tính trên mỗi đô la.
  • Cải tiến năng suất trong xây dựng tạo ra việc làm nhiều hơn 2,8 lần so với nhiên liệu hoá thạch tính trên mỗi đô la.
  • Giao thông công cộng tạo ra nhiều việc làm hơn 1,4 lần so với xây dựng đường sá tính trên mỗi đô la.

Các khoản đầu tư vào công nghiệp xanh khác cũng tạo ra việc làm nhiều không kém so với những ngành công nghiệp thay thế truyền thống, như năng lượng gió, nâng cấp lưới điện, năng suất công nghiệp, cơ sở hạ tầng đường bộ và đường đạp xe cũng như cơ sở hạ tầng để sạc xe điện.

Phân tích này dựa trên đánh giá về hàng chục nghiên cứu chứa những so sánh đồng hạng về tạo việc làm. Đối với một số loại hình đầu tư, như ngành năng lượng mặt trời và năng lượng gió, có nhiều điểm dữ liệu từ nhiều quốc gia, bao gồm Brazil, Trung Quốc, Indonesia, Đức, Nam Phi, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Nhưng đối với một số loại hình đầu tư khác thì mỗi loại chỉ có một nghiên cứu, như cơ sở hạ tầng đường bộ, đường đạp xe và phục hồi hệ sinh thái, đây là những lĩnh vực chỉ có con số ước tính từ Hoa Kỳ.

Phát hiện trên đang rất hứa hẹn, nhưng ta cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn, nhất là đối với những quốc gia có thu nhập thấp và những giải pháp khí hậu dựa vào thiên nhiên.


Vì sao đầu tư vào công nghiệp xanh tạo ra nhiều việc làm hơn?

Những hoạt động như lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời, phục hồi hệ sinh thái xuống cấp hoặc cải tiến một toà nhà để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn cần khá nhiều lao động và rất khó thuê ngoài. Điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra việc làm tại địa phương. Trong khi đó, ngành công nghiệp nhiên liệu hoá thạch đã được tự động hoá cao và thâm dụng vốn. Còn các dự án xây thành phố như cơ sở hạ tầng đường bộ và đường đạp xe lại đòi hỏi quy hoạch đô thị, kỹ sư và công nhân thi công nhiều hơn tính trên mỗi đô la so với xây dựng đường sá, trong đó phần vốn đầu tư được chi tiêu nhiều hơn vào vật liệu như nhựa đường và đất đá.

Phân tích trên cho thấy rằng đầu tư vào công nghiệp xanh tạo ra việc làm nhiều hơn trong đại đa số các trường hợp, nhưng ở một vài ví dụ thì tác động đến việc làm là tác động hỗn hợp.


"Tạo ra việc làm là rất quan trong, nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện. Chúng ta cũng cần phải đảm bảo công việc đó có chất lượng tốt." – Joel Jaeger.

Xe điện (electric vehicle – EV) là một ví dụ. Quá trình chuyển dịch từ xe dùng xăng truyền thống sang xe điện được mong đợi sẽ giúp tạo ra thêm việc làm về tổng thể. Đó là vì những ông chủ ngành sản xuất xe điện chi tiền vào điện năng thay vì xăng dầu, và lĩnh vực tiện ích điện năng đang cần nhiều lao động hơn lĩnh vực xăng dầu. Ngoài ra, những ông chủ này cũng chi ít tiền hơn vào điện năng so với xăng dầu mỗi năm và sẽ bơm những khoản tiết kiệm đó trở lại nền kinh tế chung, vốn cũng cần nhiều lao động hơn so với lĩnh vực xăng dầu.

Tuy nhiên, dù nhìn chung có được nhiều việc làm hơn, nhưng một số việc làm sẽ không còn. EV được dự đoán sẽ tạo ra ít việc làm hơn một chút trong lĩnh vực sản xuất và bảo trì ô tô vì xe điện có ít linh kiện và linh kiện ít phức tạp hơn so với xe dùng xăng. Đó là chưa kể đến tác động của kỹ thuật sản xuất tiên tiến như quá trình số hoá và trí tuệ nhân tạo, vốn chực chờ gây ra sự cắt giảm nhân công sản xuất ô tô số lượng lớn. Cũng bởi nguyên nhân này nên sự chuyển dịch trong việc đào tạo lại và sử dụng lại nhân công ô tô truyền thống sẽ là điều cần thiết và đúng đắn.


Những hoạt động như lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời, phục hồi hệ sinh thái xuống cấp hoặc cải tiến một toà nhà để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn cần khá nhiều lao động và rất khó thuê ngoài. Điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra việc làm tại địa phương.

Làm thế nào để cải thiện chất lượng việc làm xanh?

Tạo ra việc làm là rất quan trọng, nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện. Chúng ta cũng cần đảm bảo công việc ấy có chất lượng tốt. Vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua, nhưng với chính sách đúng đắn, ta có thể cải thiện tiền lương, phúc lợi, tính công bình và sự ổn định trong lĩnh vực công nghiệp xanh.

Ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, việc làm trong lĩnh vực công nghiệp xanh có thể mang lại mức lương tốt nếu công việc đó là chính thức. Nhưng thường thì họ lại là thành viên của nền kinh tế không chính thống nên có tiền lương thấp, khó ổn định và không được bảo trợ xã hội.

Chẳng hạn như trong lĩnh vực năng lượng tái tạo độc lập (off-grid) ở Ấn Độ và Nigeria, 60-70% việc làm là không chính thống. Đây không phải là vấn đề chỉ xảy ra với ngành công nghiệp tái tạo; trên thực tế, ở hai quốc gia này, khoảng 90% việc làm của nền kinh tế là không chính thống. Đối với việc làm xanh và những việc làm tương tự, các chính phủ cần giúp chính thức hoá lực lượng lao động và thúc đẩy thăng tiến nghề nghiệp qua đào tạo, nâng cao năng lực và cấp chứng chỉ kỹ năng.

Ở những quốc gia có thu nhập cao, việc làm xanh có thể mở ra con đường mới cho tầng lớp trung lưu, kể cả những người lao động chỉ có bằng tốt nghiệp trung học.

Ở Hoa Kỳ, người lao động ngành năng lượng sạch kiếm được nhiều hơn 25% so với mức trung bình. Tuy nhiên tiền lương ngành năng lượng sạch vẫn còn hơi thấp so với việc làm ngành nhiên liệu hoá thạch, vốn có mức lương cao một phần là nhờ đại diện công đoàn đã đấu tranh tích cực và thương lượng trong nhiều thập kỷ. Việc làm xanh có thể không có nhiều phúc lợi và quyền lợi giống vậy và người lao động ngày nay cũng thấp cổ bé họng hơn.

Chúng ta cần tránh một cuộc đua đến vạch tối thiểu, khi mà chi phí giảm của công nghệ xanh lại có được nhờ cắt giảm tiền lương, sự ổn định hoặc điều kiện lao động. Các kết quả nghiên cứu mới cho thấy tầm ảnh hưởng của việc nâng cao tiêu chuẩn lao động lên chi phí và tốc độ chuyển đổi cơ cấu năng lượng có thể nhỏ hơn ta tưởng rất nhiều, một phần là do người lao động được trả lương cao sẽ làm việc có năng suất hơn.


"Ở những quốc gia có thu nhập cao, việc làm xanh có thể mở ra con đường mới cho tầng lớp trung lưu." – Joel Jaeger.

Có một số mô hình về cách thúc đẩy chất lượng việc làm xanh mà các quốc gia có thể noi theo.

Năm 2018, Tây Ban Nha đạt được thoả thuận đóng cửa những mỏ than và đầu tư 280 triệu đô vào những vùng khai thác mỏ bị ảnh hưởng, kể cả đào tạo nhân công cho các ngành công nghiệp xanh, lựa chọn nghỉ hưu sớm và làm việc trong lĩnh vực phục hồi môi trường. Ở Illinois, Hoa Kỳ, những đại diện của người lao động được tham gia sâu vào quá trình soạn thảo luật khí hậu phát thải cacbon ròng bằng không vừa mới được thông qua. Đạo luật gồm có tiêu chuẩn dành cho lao động nặng nhọc và những điều khoản công bình về môi trường.

Quan trọng là phải đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận được với việc làm xanh, nhất là đối với những nhóm người và cộng đồng trước đây bị loại trừ ra khỏi những cơ hội việc làm. Tiến lên chuẩn xanh có thể là một lợi ích cho phụ nữ ở độ tuổi lao động. Khoảng 32% việc làm ngành năng lượng tái tạo trên toàn cầu do phụ nữ chiếm phần, cao hơn 22% trong lĩnh vực dầu khí. Dù con số này vẫn còn rất thấp.

Ngành công nghiệp xây dựng và sản xuất hưởng lợi từ việc đầu tư vào ngành năng lượng và vận chuyển trước đây cũng có số lượng đàn ông chiếm ưu thế. Những rào cản tham gia của phụ nữ có thể được giải quyết qua đào tạo và kiểm tra để nâng cao nhận thức, mở rộng mạng lưới hỗ trợ và hướng dẫn cho phụ nữ trong lĩnh vực này, mở rộng đối tượng và hạn ngạch về giới, cung cấp dịch vụ chăm sóc con cái và những chính sách chống quấy rối t.ình d.ục và bạo lực giới.

Cuối cùng, việc làm xanh thường an toàn hơn việc làm trong ngành công nghiệp nhiên liệu hoá thạch và những ngành công nghiệp không bền vững khác. Than đá gây chết người do tai nạn và ô nhiễm không khí cao hơn gấp 500 lần so với năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió. Những nông dân sử dụng công nghệ bền vững thì ít tiếp xúc với thuốc trừ sâu và các hoá chất khác hơn.

Ngay cả vậy, thì việc làm xanh cũng có những hiểm nguy riêng, như người lao động ngành quang điện mặt trời phải đối mặt với những vật liệu có thể gây độc hoặc người lao động ngành giải pháp dựa vào thiên nhiên phải đối mặt với sức nóng khủng khiếp, nên những biện pháp an toàn khắt khe và huấn luyện an toàn vẫn phải được thực hiện.


Đầu tư có lợi cho khí hậu là đầu tư lợi cả đôi bên (win-win) cho môi trường và nền kinh tế

Đầu tư có lợi cho khí hậu nên là phần cốt lõi của các gói thúc đẩy hồi phục sau đại dịch, cũng như những chiến lược kinh tế dài hạn. Việc đầu tư kiểu này chắn chắn cần thiết để đáp ứng được những mục tiêu về khí hậu, và như phân tích trên cho thấy, nó cũng tạo ra nhiều việc làm hơn so với đầu tư không bền vững.

Tạo ra việc làm tốt cũng rất quan trọng. Các chính phủ nên phối hợp với công đoàn và người sử dụng lao động để thúc đẩy các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo tiền lương và điều kiện lao động công bằng, cũng như hướng đến việc thuê những nhóm người ngoài lề xã hội làm tiền đề cho đầu tư và mua sắm công.

Phần lớn các chính phủ dường như chưa hiểu được thông điệp này. Để ứng phó với COVID-19, các quốc gia đã đổ rất nhiều tiền vào cơ sở hạ tầng xanh, nhưng thậm chí còn đổ nhiều tiền hơn vào cơ sở hạ tầng không bền vững và gây ô nhiễm. Làm vậy không những phớt lờ đi tình trạng khẩn cấp của khủng hoảng khí hậu, mà còn đồng nghĩa với việc các quốc gia đang đánh mất một cơ hội quan trọng tạo ra việc làm cho công dân mình – những người có thể đang cần việc làm hơn bao giờ hết.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo World Economic Forum)
 
×
Quay lại
Top