Vì sao bạn nên tẩy da chết? hegoli.com

phuongloan-hegoli

Thành viên
Tham gia
17/4/2020
Bài viết
1
Hegoli.com - Bạn biết đấy, da tự nhiên của chúng ta liên tục tạo ra các tế bào mới và làm bong các tế bào cũ, quá trình tự thay thế này diễn ra trong vòng khoảng một tháng. Lúc này, các tế bào da chết bị kẹt trên bề mặt, tạo thành các mảng khô và khiến lỗ chân lông bị tắc. Do đó, việc tẩy da chết sẽ giúp loại bỏ các tế bào da cũ đã bị đào thải, giúp làm giảm các mảng khô và cải thiện kết cấu tổng thể của da.
1 .Tẩy da chết là gì?
Tẩy tế bào chết là quá trình loại bỏ các tế bào da chết trên bề mặt da của bạn bằng cách sử dụng kem tẩy tế bào chết có thành phần hóa học hoặc tẩy thủ công bằng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, cà phê, chanh, đường,...
Đây là một kỹ thuật chăm sóc da vô cùng quan trọng, giúp bạn loại bỏ lớp "bừa bộn" khỏi da giúp da sạch và thoáng hơn. Bên cạnh đó, tẩy da chết cũng được xem là bước đệm quan trọng giúp các bước chăm sóc da tiếp theo của bạn đạt hiệu quả tốt.
Xem thêm: Khi nào nên tẩy da chết?
2. Vì sao cần tẩy da chết?
Để trả lời câu hỏi vì sao cần tẩy da chết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu việc tẩy da chết có lợi cho làn da của bạn như thế nào nhé!
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, tẩy da chết có thể khiến làn da của bạn trông sáng hơn, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, giúp việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da đạt hiệu quả cao nhờ khả năng thẩm thấu qua da được cải thiện.
Tẩy da chết cũng có thể giúp ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc, dẫn đến ít mụn hơn.
Ngoài ra, tẩy tế bào chết lâu dài có thể làm tăng khả năng sản xuất collagen. Collagen chính là chìa khóa cho làn da sáng, rực rỡ, thúc đẩy độ đàn hồi của da, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn và chảy xệ. [3]
Để đạt được những hiệu quả trên, bạn cần tẩy tế bào chết đúng cách, cũng như sử dụng loại kem tẩy tế bào chết có chất lượng tốt để không gây kích ứng cho da.
Hegoli.com - Sau khi biết việc tẩy da chết mang lại nhiều lợi ích cho da, nhiều bạn thắc mắc vậy khi nào nên tẩy da chết? Tần suất ra sao và có nên tẩy da chết thường xuyên không? Câu trả lời phụ thuộc nhiều vào đặc điểm da và thói quen hàng ngày của bạn.

tay-da-chet-khi-nao.jpg


3. Khi nào nên tẩy da chết?
Ví dụ, nếu bạn thấy làn da của mình trông xỉn màu vào buổi sáng, việc tẩy tế bào da chết vào thời điểm này sẽ giúp bạn khởi đầu ngày mới với làn da sáng và sạch đẹp. Mặt khác, tẩy tế bào chết vào ban đêm có thể giúp loại bỏ lớp trang điểm còn sót lại hoặc bụi bẩn tích tụ trong cả một ngày dài.
Về tần suất tẩy tế bào chết, nó phụ thuộc vào từng loại da:
  • Đối với làn da nhạy cảm: Bạn nên tẩy tế bào chết một đến hai lần một tuần bằng khăn ướt hoặc dùng loại kem tẩy da chết dịu nhẹ với tỷ lệ thành phần hoạt chất thấp.
  • Đối với da dầu: Bạn có thể tẩy tế bào chết tới năm lần một tuần và kết hợp sử dụng serum dưỡng da.
  • Đối với da thường và da hỗn hợp: Bạn có thể tẩy tế bào chết ba lần một tuần.
Xem thêm: Bí quyết làm đẹp da đơn giản dễ thực hiện
4. Tại sao không nên tẩy da chết quá thường xuyên?
Đối với những bạn bị mụn trứng cá như mụn nang, mụn mãn tính,... nghĩa là da của bạn đã bị viêm. Lúc này, bạn nên cân nhắc việc tẩy tế bào chết, vì nó sẽ làm tăng sắc tố sau viêm, tạo thành các vết sẫm màu trên da.
Tuy việc tẩy tế bào chết mang lại nhiều lợi ích cho da, nhưng chúng ta không nên tẩy tế bào chết quá thường xuyên. Vì điều này có thể gây kích ứng và làm khô da. Đặc biệt với những bạn da nhạy cảm, việc tẩy tế bào chết thường xuyên sẽ khiến da yếu đi hoặc trở nên nhạy cảm hơn.
Thay vì tẩy da chết thường xuyên để làm sạch da, hãy sử dụng loại kem tẩy da chết chất lượng tốt và phù hợp với loại da của mình. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm tốt ngay sau khi tẩy tế bào chết để giúp cân bằng độ ẩm cho da.
Bây giờ bạn đã có câu trả lời cho việc khi nào nên tẩy da chết và lý do vì sao không nên tẩy da chết quá thường xuyên rồi chứ? Hãy cùng Hegoli.com xây dựng thói quen chăm sóc da đúng cách để có một làn da khỏe đẹp, rạng ngời nhé!
Trên đây là những chia sẻ về tẩy da chết và lý do vì sao nên tẩy da chết. Hegoli.com hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Hãy cùng chúng tôi khám phá những bí mật đằng sau các kỹ thuật chăm sóc da ở những bài tiếp theo nhé!
 
×
Quay lại
Top