Vắc-xin COVID-19: Mọi điều bạn cần biết

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Thông tin chính xác, dựa trên những bằng chứng xác thực về vắc-xin COVID-19 sẽ cung cấp cho mọi người kiến thức cần thiết về các loại vắc-xin giúp chấm dứt thảm hoạ này.

Vắc-xin COVID-19: Mọi điều bạn cần biết

Những câu hỏi thường gặp về vắc-xin COVID-19

Có bao nhiêu loại vắc-xin COVID-19?

Có 4 loại vắc-xin đang thử nghiệm lâm sàng: vắc-xin sử dụng toàn bộ virut, vắc-xin sử dụng tiểu đơn vị protein, vắc-xin sử dụng véc tơ virut và vắc-xin sử dụng axit nucleic của virut (RNA và DNA). Mỗi loại trên đều có tác dụng ngăn ngừa bệnh, nhưng cách thức tạo ra khả năng miễn dịch có hơi khác nhau.

Vắc-xin COVID-19 an toàn đến mức độ nào?

Mặc dù được chế tạo với tốc độ nhanh kỷ lục, vắc-xin COVID-19 vẫn phải được kiểm tra, cân bằng và quản lý nghiêm ngặt về mặt khoa học và quy định tương tự như những vắc-xin khác, và phải được chứng minh an toàn.

Chi tiết:
https://kenhsinhvien.vn/t/vac-xin-covid-19-an-toan-den-muc-do-nao.812866/
Tại sao vắc-xin COVID-19 được chế tạo nhanh chóng như vậy?

Sự phối hợp vô tiền khoáng hậu giữa ý chí chính trị, hợp tác và tài trợ toàn cầu đã thúc đẩy việc chế tạo vắc-xin COVID-19 mà không ảnh hưởng đến tính an toàn của vắc-xin.

Những ai không thể tiêm vắc-xin COVID-19?

Vắc-xin coronavirut hiện tại đã được chứng minh là an toàn đối với người trưởng thành trên mọi lứa tuổi, cũng như đối với những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Nhưng cho đến nay vẫn có một số nhóm đối tượng không nên tiêm vắc-xin.

Chi tiết:
https://kenhsinhvien.vn/t/nhung-ai-khong-the-tiem-vac-xin-covid-19.812949/
Hoạt tính của 4 loại vắc-xin COVID-19

Cuộc chiến chống lại COVID-19 đã chứng kiến quá trình chế tạo vắc-xin thần tốc, với hơn 170 loại vắc-xin đang được thử nghiệm. Nhưng chúng có điểm gì khác nhau và ngăn ngừa bệnh thế nào?

So với các bệnh truyền nhiễm trước đây, COVID-19 có nhiều tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vắc-xin nhất. Mọi người đều đang hướng đến một mục tiêu chung – miễn dịch với virut và ngăn ngừa sự lây nhiễm. Họ thực hiện điều đó bằng cách kích thích phản ứng miễn dịch với kháng nguyên, là một phân tử có trong virut. Đối với COVID-19, kháng nguyên điển hình là protein có gai đặc trưng được tìm thấy trên bề mặt virut, có tác dụng giúp chúng xâm nhập vào tế bào con người.


4 LOẠI VẮC-XIN COVID-19 CHÍNH

Có 4 loại vắc-xin đang được thử nghiệm lâm sàng: vắc-xin sử dụng toàn bộ virut, vắc-xin sử dụng tiểu đơn vị protein, vắc-xin sử dụng véc-tơ virut và vắc-xin sử dụng axit nucleic của virut (RNA và DNA). Các loại vắc-xin này đưa kháng nguyên vào cơ thể, hoặc sử dụng chính tế bào của cơ thể để tạo ra kháng nguyên.

VẮC-XIN SỬ DỤNG TOÀN BỘ VIRUT

Nhiều vắc-xin thông thường sử dụng toàn bộ virut để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Có 2 phương pháp tiếp cận chính. Vắc-xin sống giảm độc lực sử dụng dạng virut đã bị làm yếu đi nhưng vẫn có thể tái tạo mà không gây bệnh. Vắc-xin bất hoạt sử dụng virut có vật liệu di truyền bị phá huỷ để chúng không thể tái tạo, nhưng vẫn có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch. Cả hai loại trên đều sử dụng công nghệ và quy trình được thiết lập chặt chẽ để được cấp phép theo quy định, nhưng vắc-xin sống giảm độc lực có nguy cơ gây bệnh ở những người có hệ miễn dịch yếu và thường cần phải bảo quản đông lạnh cẩn thận, khiến việc sử dụng chúng ở những quốc gia có nguồn lực thấp gặp nhiều khó khăn. Vắc-xin bất hoạt có thể được tiêm cho người bị suy giảm hệ miễn dịch nhưng cũng cần bảo quản đông lạnh.


Chi tiết:
https://kenhsinhvien.vn/t/vac-xin-s...su-dung-de-ngan-ngua-covid-19-the-nao.812862/
VẮC-XIN TIỂU ĐƠN VỊ PROTEIN VIRUT

Vắc-xin tiểu đơn vị virut sử dụng các thành phần của mầm bệnh – thường là các đoạn protein – để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Phương pháp này giảm thiểu nguy cơ gây ra phản ứng phụ, nhưng đồng nghĩa với việc phản ứng miễn dịch có thể yếu hơn. Đó là lý do tại sao chúng thường cần chất bổ trợ để giúp tăng cường phản ứng miễn dịch. Một ví dụ cho vắc-xin tiểu đơn vị virut hiện nay là vắc-xin viêm gan B.


Chi tiết:
https://kenhsinhvien.vn/t/vac-xin-t...su-dung-de-ngan-ngua-covid-19-the-nao.812863/
VẮC-XIN SỬ DỤNG AXIT NUCLEIC CỦA VIRUT

Vắc-xin sử dụng axit nucleic của virut sử dụng vật liệu di truyền – RNA hoặc DNA – để cung cấp cho tế bào chỉ thị tạo ra kháng nguyên. Đối với COVID-19, protein thường dùng là protein gai của virut. Khi vật liệu di truyền ấy xâm nhập vào tế bào con người, nó sẽ sử dụng bộ máy protein của tế bào để tạo ra kháng nguyên, kích hoạt phản ứng miễn dịch. Ưu điểm của vắc-xin này là chúng dễ sản xuất và giá thành rẻ. Vì kháng nguyên được sản sinh ngay trong chính tế bào chúng ta và với số lượng lớn nên phản ứng miễn dịch sẽ rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, khuyết điểm là cho đến thời điểm này, chưa có vắc-xin RNA hay DNA nào được cấp phép sử dụng trên người, điều này có thể gây ra nhiều cản trở trong việc nhận được cấp phép theo quy định. Ngoài ra, vắc-xin RNA phải được bảo quản ở nhiệt độ cực lạnh, -70 độ C hoặc thấp hơn, gây ra thách thức lớn cho các quốc gia không có trang thiết bị bảo quản đông lạnh chuyên dụng, nhất là các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.


Chi tiết:
https://kenhsinhvien.vn/t/vac-xin-a...su-dung-de-ngan-ngua-covid-19-the-nao.812864/
VẮC-XIN SỬ DỤNG VÉC-TƠ VIRUT

Vắc-xin sử dụng véc-tơ virut cũng hoạt động bằng cách cung cấp chỉ thị di truyền cho tế bào để tạo ra kháng nguyên. Nhưng chúng khác vắc-xin axit nucleic ở chỗ sử dụng virut vô hại để đưa chỉ thị này vào tế bào. Loại virut thường được dùng làm véc-tơ là adenovirut gây bệnh cảm lạnh thông thường. Tương tự vắc-xin axit nucleic, bộ máy tế bào chúng ta bị “chiếm dụng” để sản sinh kháng nguyên từ những chỉ thị trên nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch. Vắc-xin véc-tơ virut có thể bắt chước sự lây nhiễm tự nhiên và do đó sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Tuy nhiên, vì khả năng nhiều người có thể đã phơi nhiễm với loài virut dùng làm véc-tơ này nên một số người có thể miễn dịch được nó, khiến vắc-xin kém hiệu quả hơn.


Chi tiết:
https://kenhsinhvien.vn/t/vac-xin-n...su-dung-de-ngan-ngua-covid-19-the-nao.812865/
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
 
×
Quay lại
Top