Từ việc nước Nga đổi múi giờ, nghĩ đến nước ta

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Cách đây nhiều năm, một vị chuyên gia kinh tế người Nhật đã có chia sẻ với tôi về những lợi ích khổng lồ nếu Việt Nam đổi múi giờ theo giờ Singapore, nghĩa là GMT +8, thay vì + 7 như hiện nay.

Clock.jpg


Tin trên VnExpress.net "Nga bớt 2 múi giờ để phát triển kinh tế", tổng thống nước Nga Dmitry Medvedev nêu ra vấn đề rút bớt số múi giờ từ 11 xuống còn 9 trong Thông điệp gửi Quốc hội Liên bang tháng 11 năm ngoái. Hiển nhiên, hành động này sẽ tạo ra một số xáo trộn trong cuộc sống thường nhật, nhưng nhìn chung sẽ giúp tạo xung lực cho nền kinh tế, việc giảm khoảng chênh lệch giữa các múi giờ sẽ bớt gây khó khăn cho công việc của các ngành giao thông, liên lạc, chứng khoán, ngân hàng. Các tổ chức kinh doanh và tài chính cũng giảm bớt các vấn đề thường gặp phải khi cần thực hiện thanh toán giữa các chi nhánh trải rộng trên một diện tích lãnh thổ trải rộng.

Nghĩ về Việt Nam, cách đây nhiều năm, một vị chuyên gia kinh tế người Nhật đã có chia sẻ với tôi về những lợi ích khổng lồ nếu Việt Nam đổi múi giờ theo giờ Singapore, nghĩa là GMT +8, thay vì + 7 như hiện nay.

Xét về môi trường tài chính toàn cầu, hầu hết các trung tâm kinh tế khu vực đều nằm trong GMT+8 (Singapore, Kualar Lumpur, Hong Kong, Thượng Hải, Đài Loan...). Vì vậy các tin tức kinh tế tài chính thường đi trước Việt Nam và Thái Lan do mở cửa sớm hơn. Những tác động tiêu cực nếu có (hiệu ứng domino) sẽ tác động nặng nề đến Thái Lan và Việt Nam (nếu tham gia sâu rộng hơn vào thị trường thế giới) trong khi các thị trường khác trong khu vực đã đóng cửa trước 1 giờ và có thêm một buổi đêm để các nhà đầu tư và hoạch định chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ tỉnh táo suy nghĩ trước khi mở cửa lại thị trường vào sáng hôm sau.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã là một bài học nhãn tiền khi thị trường chứng khoán Bangkok gánh chịu toàn bộ cơn sóng thần bán tháo chứng khoán trong khi thị trường Singapore - nơi khơi mào cơn sóng thần này - đã đóng cửa trước 1 tiếng. Điều này khiến cho thủ tướng Thai Lan Thaksin, vào năm 2001, tuyên bố dự định dịch chuyển múi giờ thêm 1 tiếng nữa để thúc đẩy kinh tế đất nước, dù rằng, xét về địa lý, Thái Lan cách xa múi giờ GMT+8 hơn Việt Nam chúng ta rất nhiều. (https://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/1444075.stm)

Về thực thi tiết kiệm, việc dịch chuyển múi giờ thêm 1 tiếng sẽ khiến đêm dường như ngắn đi và ngày dường như dài ra. Hãy tưởng tượng, thành phố Sài Gòn vào lúc 7 giờ tối sẽ sáng như 6 giờ hiện nay và 7 giờ sáng sẽ sáng mờ mờ như 6 giờ sáng hiện nay. Điều này mang lại lợi ích gì? Rất nhiều.

Thành phố sẽ lên đèn trễ hơn hiện nay, thay vì 6:00 sẽ là 6:30 hoặc 7:00 theo múi giờ mới, nửa tiếng đồng hồ tiết kiệm điện thắp sáng vào đầu buổi chiều tối sẽ là một khoản tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng. Chưa kể đến việc người dân sẽ lên gi.ường ngủ "sớm hơn", nếu như giờ đi ngủ thông thường là 10:00, thời gian sử dụng điện sinh hoạt sẽ là 4 tiếng (từ 6:00-10:00), nếu theo múi giờ mới, thời gian sử dụng điện sinh hoạt chỉ là 3 - 3,5 tiếng đồng hồ. Những khoản tiết kiệm này có thể bị bớt đi một phần khi có một số người dân thức dậy lúc 6:00 sáng (theo giờ mới) mà trời vẫn tối như lúc 5:00 (theo giờ cũ), và đặc biệt là vào tháng 10 âm lịch khi ngày ngắn, đêm dài nhất trong năm, nhưng nhìn chung vẫn không che lấp được những lợi ích thiết thực của múi giờ GMT+8.

Trong khi nhà nước kêu gọi thực hành tiết kiệm và Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam (EVN) dù có dư tiền tỷ cũng không biết làm gì vì dòng sông cạn nước không chạy thủy điện được, một giải pháp mang tính quyết định dựa trên những thực tế khoa học được ghi nhận đang bị lãng quên. Không biết bao giờ, những vấn đề này mới được phân tích, mổ xẻ một cách nghiêm túc và đi đến kết luận cuối cùng.
Chúng ta hãy chờ nhé!

Đoàn Hữu Nguyên
Độc giả báo VnExpress
 
Hiệu chỉnh:
Hi! Đó là phân tích, các quan chức VN cần phải quyết đoan hơn nhìu thì mới ra dc quyết định mạnh mẽ dc, cứ tình hình hiên tại thì đâu sẽ vào đó thui, hi!
 
Các bé sẽ có mặt ở trường lúc 7h theo giờ mới trong ánh sáng nhập nhoạng lúc 6h theo giờ cũ. Hệ thống điện ở các trường học trên toàn Việt Nam sẽ đồng loạt mở trước khi Mặt Trời lên hẳn để đảm bảo đủ ánh sáng cho những đôi mắt trong veo khỏi đeo mảnh chai. Có gần 20 triệu người Việt Nam đang đi học, "dân số trung bình" của một ngôi trường là 3000 với hơn 6500 ngôi trường trên khắp đất nước. Mỗi phòng học có ít nhất 4 cái bóng đèn huỳnh quang cỡ 12 tất, chưa kể có đứa chơi sang mặc áo lạnh trong khi mở quạt trần ro ro. Trước khi tới trường, chúng nó còn phải sửa soạn lâu lắt và nhất thiết phải là bật công tắc điện lên đầu tiên. Những em đi học sớm lại sẽ là những đứa góp phần tiêu thụ điện nhiều nhất. Chưa kể một số nhà máy, xí nghiệp vẫn tuân thủ giờ giấc 7h là bắt đầu hoạt động sản xuất, điện sẽ được xài nhiều hơn. Những ngọn đèn đường thay vì tắt vào lúc 6h như giờ cũ, sẽ rê ra đến khi kim đồng hồ điểm 7h theo giờ mới. Cái khoảng tiết kiệm được vào tối hôm trước do lên đèn trễ, có dịp được sử dụng rồi đấy.
Vì vậy, việc đổi múi giờ chẳng có ý nghĩa gì trong việc tiết kiệm điện ở VN. (Cứ nhìn Úc cứ phải điều chỉnh múi giờ Hè/Đông là biết). Hay các trường học VN đổi từ 7h sang 8h bắt đầu học cho hợp chuẩn đào tạo quốc tế?!!!
 
Bạn hiểu sai rồi. Đổi ở đây là đổi cho phù hợp với mùa thôi, không phải đổi cả năm để sảy ra tình trạng đó.
Bạn chắc đã từng nghe dân gian có câu: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" rồi chứ !?
Những thời điểm như thế mới cần điều chỉnh giờ cho hợp lý.
 
Bạn hiểu sai rồi. Đổi ở đây là đổi cho phù hợp với mùa thôi, không phải đổi cả năm để sảy ra tình trạng đó.
Bạn chắc đã từng nghe dân gian có câu: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" rồi chứ !?
Những thời điểm như thế mới cần điều chỉnh giờ cho hợp lý.

Bạn đang nói đến trường hợp của Úc hay VN? Nếu là Úc thì khỏi bàn. Chính xác! Nếu là VN thì là việc rỗi hơi nhất thế kỷ! Vì mục đích chính của tác giả bài viết là nhắm đến lợi ích kinh tế khi VN đổi múi giờ. Khủng hoảng tài chính chắc chắn ko xảy ra cố định theo chu kì tháng 5 hay tháng 10. Mà nếu thế thì việc "thay đổi cho phù hợp với mùa, ko phải đổi cả năm" là việc không tưởng. Vậy nên, phải là điều chỉnh hẳn sang GMT8+ như nguyện vọng tác giả, mà thế thì sẽ dẫn đến những gì trình bày ở bài viết trước đấy!
 
Đúng là đọc kỹ lại tác giả có ý chuyển hẳn thật. Trước khi đăng bài này, tớ có đọc nhưng do đọc bài tác giả giới thiệu trước - "Nga bớt 2 múi giờ để phát triển kinh tế" có đoạn "Ông cũng vừa yêu cầu các chuyên gia chính phủ nghiên cứu xem về mặt lợi ích với nền kinh tế, có cần thiết phải lặp đi lặp lại hành động điều chỉnh giờ trước mỗi mùa đông và mùa hè hàng năm hay không." nên mình đã nghĩ là tác giả có mong muốn Việt Nam thực hiện thay đổi giờ theo mùa giống như hệ thống DST của các nước phương tây hiện nay. Nếu làm được như thế thì quả thật rất có lợi cho kinh tế.
Xin lỗi cậu vì đã nhận xét bất cẩn :)
 
Hiệu chỉnh:
Các hoạt động thường nhật sẽ diễn ra sớm hơn bình thường 1 tiếng và kết thúc sớm hơn 1 tiếng, như vậy điện cũng được dùng như bình thường chứ không hề hao tổn hơn
bạn stamp nên xem kỹ lại
 
@Newsun: Các nước có hệ thống DST (Daylight Saving Time - Giờ tiết kiệm mùa hè) là các nước có 4 mùa rõ rệt, độ chênh lệch giữa các mùa lớn, lãnh thổ trải dài qua nhiều múi giờ. Trong khi, VN nằm hoàn toàn trong khu vực cận sinh đạo, thời tiết nhìn chung nóng quanh năm trừ các tháng cuối năm và cận Tết mới chớm lạnh và quan trọng diện tích nước ta thuộc hàng khiêm tốn trên thế giới => Việc đổi múi giờ theo mùa là ko cần thiết, thậm chí nực cười thì sao có thể bàn đến lợi ích kinh tế (nếu có). Sở dĩ, Nga phải cắt 2 múi giờ thì như bài viết nằm trong đường liên kết của bạn đấy: dễ quản lý và nhắm kích thích kinh tế . "Phát triển kinh tế" ở trong quan điểm của người Nga là như thế. Chúng ta - 1 đất nước hoàn toàn khác - không thể rập khuôn một cách máy móc để cho rằng ta cũng có thể "phát triển kinh tế" theo cách của họ.
@leqingping: Làm thế nào mà vẫn "như bình thường" được khi bạn phải bắt đầu học vào lúc 7h theo giờ mới (6h theo giờ cũ), lúc đó trời vẫn còn mờ mờ -> bật đèn nếu ko muốn dân VN trở thành dân tộc đầu tiên toàn 4 mắt(nếu 7 giờ theo giờ cũ thì trời đã sáng tỏ) -> xài nhiều điện hơn, đúng chưa? Mà nếu phải học lúc 7h theo h mới (6h theo giờ cũ) bạn phải dậy (trễ nhất) là 6h theo h mới (5h theo giờ cũ). Trời vẫn còn tối om. Hay đấy! Mọi người sẽ đổ xô ra đường đi học, các bậc phụ huynh chở theo các bé trong không gian tối om buổi sớm. Các trường, các nhà, quán ăn cứ thế góp phần tiêu thụ điện. Đâu phải ngẫu nhiên, Bộ GD lại quy định giờ giấc bắt đầu dạy học là 7h (GMT7+)!
 
Umh . mình nghĩ việc thay đổi múi giờ sẽ làm con người dậy sớm hơn và đi ngủ sớm hơn , như vậy con người sẽ tỉnh táo và mạnh khỏe hơn . mình thấy việc này có ý nghĩa rất hay , đó là chưa kể đến việc thông tin của mình sẽ nhận đươc sớm hơn so với thế giới vd như động đất hay gì đó ở singapore
 
Cái này hay cái này hay đó.
 
×
Quay lại
Top