Tự tử để thoát khỏi bị châm chọc

toi_muon_la_sinhvien_havard

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/6/2010
Bài viết
414
Ở tuổi 13, Hope Witsell đã phải chịu đựng những lời châm chọc của bạn bè tại trường Shields ở Ruskin, Florida (Mỹ).

Bạn của Hope, Kyla Stich, kể với CNN rằng nhiều bạn tiến đến Hope và gọi bạn ấy là đồ con điếm, gái hư, và những từ thô lỗ khác.

Người bạn khác, Lexi Leber, kể lại các bạn phải đứng bao quanh cho Hope đứng giữa như một bức tường bảo vệ kẻo nhiều người muốn sấn tới đánh bạn ấy. Bạn ấy sợ đi một mình, sợ bạn bè ức hiếp nên luôn phải có người đi cùng.
Chuyện này bắt đầu từ mùa xuân năm 2009 và kéo dài suốt tuần cuối cùng của năm học.

Bạn bè và gia đình nói rằng Hope đã gửi một tấm hình chụp vòng 1 của mình cho bạn trai qua điện thoại di động. Chẳng may một nữ sinh khác có được tấm hình đó và gửi đến học sinh của 6 ngôi trường khác nhau trong vùng. Hope chưa kịp làm gì thì bức hình đó đã phát tán quá xa.

Nhà trường đã báo về cho bố mẹ Hope. Mẹ bạn ấy, cô Donna Witsell cho biết đã nhắc nhở con mình về những mặt trái của công nghệ thông tin, về những hình ảnh nhạy cảm của các cô gái hay chàng trai mới lớn. Hope rất ý thức được điều đó, ý thức về trang phục cũng như tư thế cử chỉ dứt khoát của mình, cô Donna nói.

Tuy nhiên, vì tấm ảnh đó mà Hope trở thành tâm điểm của những kẻ châm chọc tuổi 11, 12 và 13.

Bạn ấy không chia sẻ những rắc rối của mình với bố mẹ. Thậm chí khi những kẻ châm chọc lên MySpace mở luôn một trang web bêu xấu Hope, cô bạn vẫn im lặng.

Qua một mùa hè tưởng như mọi chuyện đã đã ổn, thế nhưng tình hình lại càng xấu hơn khi năm học mới bắt đầu.

Vào thứ Bảy, 12/9/2009, Hope Witsell giúp cha cắt cỏ,và cha con cùng chuẩn bị bữa tối sum họp gia đình với món hải sản đặc biệt, sau đó Hope lên phòng của mình trên gác còn bố mẹ ở dưới xem ti vi.

Cô Donna Witsell không quên được khoảnh khắc cô đi vào phòng chúc con gái ngủ ngon. Khi thấy bạn ấy, cô hét lên gọi bố của Hope. Đã quá trễ, bố mẹ bạn ấy không giúp được gì vì bạn ấy đã tắt thở. Bạn ấy đã lấy chiếc khăn yêu thích treo cổ mình.

Sau khi Hope qua đời, mẹ bạn ấy mới biết con gái mình đã được mời đến gặp một cô trách công tác xã hội của trường. Cô phụ trách xã hội đó lo ngại Hope sẽ tìm cách hại mình, do đó cô đề nghị Hope ký vào bản cảm kết không hại bản thân, trong đó Hope đã đồng ý phải nói chuyện với người lớn nếu bạn có ý định hại mình.

Mẹ của Hope nói rằng cô không hề biết gì về bản cam kết cho đến khi cô thấy nó bị vò nhàu nát trong sọt rác phòng con gái mình khi cô bé đã mất.

Các lãnh đạo trường nói với CNN rằng họ tin cô phụ trách công tác xã hội đó đã tìm cách gọi điện cho mẹ của Hope để đánh động nhưng không chắc cô có để lại tin nhắn không. Cô Donna Witsell cho rằng nhà trường đã buông trái bóng, không gọi điện về cho gia đình. Gia đình cô có điện thoại kỹ thuật số và điện thoại cầm tay nên sẽ lưu lại số cuộc gọi đến, hơn nữa trường có số khẩn cấp của nhà cô nhưng không có số nào gọi đến từ trường.

Samantha Beattie, chị gái của Hope cho biết, vài ngày sau cái chết của Hope, những lời châm chọc vẫn còn tiếp diễn. Thậm chí khi đã chết, Hope vẫn không thoát khỏi những lời bêu xấu trên trang MySpace và Facebook của cô bé.

Một năm đã trôi qua từ khi Hope tự cướp đi sinh mạng của mình, mẹ bạn đã khởi xướng một nhóm gọi là Hope's Warriors (tạm dịch “chiến binh của Hope”). Cô hy vọng tổ chức của mình sẽ góp phần chống lại nạn ức hiếp học đường và giúp những người mẹ thoát khỏi cảm giác đau đớn tột cùng như cô.

Donna Witsell đã gửi cho các bậc phụ huynh một thông điệp rằng điều xảy ra cho con gái cô cũng có thể xảy ra cho các bạn nữ khác. Không ai là bất khả xâm phạm! :KSV@15:
 
×
Quay lại
Top