Từ đầu đến cuối chuyện đại học ở Việt Nam

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Tại sao tôi hay viết về chủ đề đại học – một vấn đề nhạy cảm đến vậy? Tại sao tôi lại thành kiến với việc học đại học. Nhiều người bạn thân của tôi sẽ thấy tôi quá cực đoan khi nói đến vấn đề này, vậy thì xin mời đọc vài dòng dưới trước khi vào bài đã.


Tôi thích theo trường phái “hiệu quả”. Và bất cứ điều gì không hiệu quả trong chuyện học đại học thì tôi sẽ nói thẳng thành thật không e ngại, không ai nói thì tôi sẽ nói. Tôi nói thẳng luôn là tôi không thích học đại học, và tôi sẽ phân tích bài này theo hướng “xúi bạn nghỉ học”. Vậy nên nếu bạn là một tín đồ cuồng học đại học và cho nó là bắt buộc để sống tốt thì mời ra ngoài cho đỡ tốn thời gian của bạn, bởi vì tôi chẳng muốn chống phá nhà nước hay tiêm nhiễm văn hóa đồi trụy gì cả, đó là con đường đạt hiệu quả cao cho người chăm chỉ, vậy thôi.

Xin vào thẳng vấn đề!

Đại học là gì và thực trạng
Đại học là một nơi dạy học MỞ RỘNG về các chuyên ngành. Tại đây, các sinh viên sẽ được nghiên cứu sâu về chuyên môn mà HỌ MUỐN.

Tôi không biết kể từ khi nào mà Đại Học trở thành điều bắt buộc rằng ai cũng phải học đại học để chứng minh giá trị bản thân với cuộc đời. Rất nhiều cha mẹ chọn trường cho con cái họ, rất nhiều sinh viên học cái họ không thích, rất nhiều sinh viên học hành đối phó, rất nhiều sinh viên lười biếng, rất nhiều sinh viên ngủ trong giờ học, rất nhiều sinh viên nói chuyện trong giờ học, rất nhiều sinh viên chơi game trong giờ học, rất nhiều sinh viên copy bài trên mạng để làm tiểu luận, rất nhiều sinh viên thuyết trình cho xong nhiệm vụ để có điểm, rất nhiều sinh viên nghỉ học tối đa thời lượng cho phép, rất nhiều sinh viên cố gắng học chỉ để có được một điểm số “ổn” để rồi đi xin việc trong sự mong chờ đầy bao dung từ doanh nghiệp.

Thế kỷ 21, người ta đã bay đến mặt trăng, xây những tòa nhà chọc trời, tư tưởng đã vĩ đại đến đâu rồi, còn ở Việt Nam thì chạy điểm, thì học vì điểm, thì không biết mình thích gì, thì cầm tấm bằng với cái đầu rỗng tuếch.

Theo định nghĩa của tôi, thì đại học là một nơi học để “MỞ RỘNG”, nó không phải là bắt buộc với những ai không muốn, vậy thì đừng có ép họ làm những gì họ không muốn rồi bảo sao họ bất kính, bất tài hay gì gì đó. Hơn nữa, đại học là nơi để nghiên cứu, nhưng chúng ta thực sự dạy và học không có hiệu quả, chúng ta canh mẹ giám thị đi tuần tra, chúng ta chất một đống tiểu luận mà không ai hiểu trong đó chứa cái gì, sau cùng là đi tái chế giấy hoặc bán giấy vụn cho mấy người mua ve chai.

Đương nhiên, không phải đại học là vô nghĩa, nhưng nó không hiệu quả cao thì phải thuận theo tự nhiên là bị đào thải. Nếu nó không tự đào thải, chúng ta phải đào thải nó, đằng này chúng ta lại kìm, chống cho nó khỏi bị sụp đỗ, quả là rãnh rỗi!

Tại sao người ta phải đi học ở các ngôi trường sau khi kết thúc chường trình phổ thông bắt buộc?
Để rút ngắn thời gian cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức nhằm đạt được những thành tựu sớm hơn lớp đi trước. Cái đó Newton gọi là: “Đứng trên vai người khổng lồ”. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo đều áp dụng phong cách này, họ mời các chuyên gia nước ngoài, gửi học sinh đi du học để phát triển đuổi kịp thế giới. Thực sự là họ đã phát triển rất nhanh và hiệu quả, chúng ta thì lẹt đẹt đi sau, bắt chước cũng không ra hồn chứ đừng nói là sáng tạo ra phong cách riêng của Việt Nam.

Ở Việt Nam thì giáo trình dạy vẫn còn rất hàn lâm, nếu không muốn gọi là cổ lỗ sĩ. Học toàn là những thứ không dùng đến hoặc quá cao siêu. Nhiều môn học chẳng liên quan như một đống các toán, các lý và các hóa.

Học để có kiến thức!
Cha mẹ nào cũng nói thế, lứa người bậc cha mẹ ông bà ta đều nói thế bởi vì họ đâu có đi học sao họ biết được chứ. Học đại học không có nghĩa là có kiến thức, cũng không có nghĩa là có đạo đức đâu. Và rồi chúng ta sống quanh quẩn những con người có đầu óc đến mức đó mà thôi, không hơn được nữa.

Chúng ta biết các công ty, doanh nghiệp chê bai sinh viên dữ dội là phải đào tạo lại. Nhưng chúng ta vẫn thấy vui vì điều đó, không lấy làm xấu hổ. Miễn là có một vé đi vào công ty mà tôi gọi là “ăn bám” dù có bị đào tạo là vui rồi. Tại sao tôi gọi là ăn bám, bởi vì hữu danh vô thực, cầm bằng cử nhân mà không có tí kiến thức gì, đã vậy còn bị hậu quả của tánh đối phó khi học 4 năm trong đại học, sếp đến thì giả bộ làm, sếp không đến thì ngồi chơi tám chuyện, đầy ra!

Cố học để đổi đời!
Vâng, hoàn toàn đồng ý! Nhưng học cái gì? Học cái gì? Nếu bạn nói học đại học để sau này có việc làm, sau nhiều năm sẽ được thăng chức và tăng lương từ từ thì bạn nhầm to cả đống rồi. Tôi đố bạn mang cái tính chán chường trong công việc, đối phó đi làm ngoài đời để được tăng lương đấy, dù cho bạn có bằng cử nhân hay thạc sĩ luôn. Không có giá trị đồng nghĩa với việc “vứt”, không giông dài, không giải thích.

Cuộc đời là thế, rất cay đắng và khắc nghiệt, không có ai tội nghiệp bạn rồi thăng lương cho bạn bởi vì bạn đã cố gắng một thời gian dài 4 năm mài đũng quần ở trường đại học. Bạn chán ngán, bạn rớt môn lên rớt môn xuống, bạn đã phát khóc, kệ bạn! Bởi vì bạn giao cuộc đời bạn cho người ta dạy, giao cuộc đời bạn cho người khác quyết định có thăng lương hay không nên bạn mãi mãi là kẻ phụ thuộc.

Muốn được trọng dụng và lương cao, bạn phải vắt kiệt sức mình cho người ta, lẽ ra với công sức đó bạn đã có thể kiếm được 100 triệu thì giờ đây người ta phớt tay trên của bạn 75 triệu, còn 25 triệu phát cho bạn, và bạn nhận trong sự vui mừng đầy hạnh phúc. Stupid!!

Hơn nữa, với cùng sức học và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ đạt được hiệu quả gấp đôi, gấp ba lần so với học trong trường đại học. Tin tôi đi, tôi biết rất rõ những điều đó. Từ ngày đầu bước chân vào, ngày đầu tiên tôi đã không thích nó, nhưng tôi vẫn muốn học thử xem những lời đồn đại thực hư ra sao. Giờ thì quá rõ rồi, tôi đã rời khỏi nó, không hiệu quả thì thay đổi, thế thôi.

Học để làm tự hào cha mẹ, vì danh dự gia đình dù không thích?
Điều này quả là ngớ ngẩn không thể ngớ ngẩn hơn. Bạn không thể làm giỏi cái mà bạn không thích, điều này tất yếu. Rồi bạn lấy cái gì làm cho cha mẹ bạn tự hào, hay cả nhà đang ảo tưởng cùng nhau, ru ngủ nhau suốt 4 năm? Rồi sau khi cầm cái bằng, cả nhà hạnh phúc thêm 1 thời gian rất ngắn nữa, khoảng vài tuần trước khi đối mặt với một núi rắc rối mới: Không kiến thức, vô định, thất nghiệp?

Cái bạn có thể làm cho cha mẹ tự hào chính là tài năng của bạn! Là tiền bạn kiếm ra, là những kiến thức của bạn phải làm mọi người nể phục, là khác người, là đặc biệt. Và người ta sẽ hỏi cha mẹ bạn: Làm sao mà anh chị dạy cháu hay thế? Đó chính là báo hiếu, đó chính là danh dự. Không phải việc thất nghiệp, không phải ổn định cuộc sống, cái đó ai cũng làm được, vậy thì chúng ta đừng nên lấy chúng làm gì gọi là tự hào.

Hầu hết cha mẹ đều rất “sĩ diện hảo” trước mặt khách khứa. Đương nhiên những người này luôn chêm vào những câu nói mang tính sát thương cao: Anh lo được cho mấy cháu đi học đại học thì giỏi quá / thôi vài năm nữa là xong nghĩa vụ! Cái gì thế? Họ đang nói cái quái gì thế? Cha mẹ chúng ta và cả những bậc cha mẹ khác đều có một tâm lý: Lo cho xong! Thế nên họ muốn bạn mau chóng ổn định để họ xong nhiệm vụ. Tôi nói thẳng ra là cha mẹ bạn, cha mẹ tôi, cha mẹ chúng ta không có tính kiên nhẫn trong việc nuôi dạy con cái. Điều này gián tiếp dẫn đến thiếu trách nhiệm. Đương nhiên bạn và tôi không nên trách họ, hãy tự trách mình sao còn ăn bám ba mẹ làm cho họ phải “lo cho xong” nhiệm vụ thì đúng hơn.

khuc3b4n-vic3aan-ce1bba7a-trc6b0e1bb9dng-georgetown.jpg

Học đúng cái mình thích trong trường đại học?
Điều này thì tôi không có ý kiến, nhưng dù gì thì tôi nói trước, cũng sẽ có một khối lượng hơn một nửa kiến thức chẳng cần thiết gì cho bạn cả. Kham được thì kham, trường hợp này tôi không có ý kiến.

Thực trạng đại học ở Việt Nam
Điều này chắc tôi cũng chẳng cần phải nói thêm chi nữa cho tốn thời gian của nhau. Bằng đại học chỉ có nghĩa là một tờ giấy, vào xin việc, rồi sao nữa? Bạn làm gì trong đó?

Tôi không phủ nhận việc học đại học trong các ngành như kỹ sư, bác sĩ, vì các ngành này đòi hỏi phải giỏi nếu không thì chết người. Còn một số ngành khác không cần thiết thì tự hiểu đi.

Có một số vấn đề nhỏ khác như: Bạn bè thời đi học, thời gian rãnh khi học đại học, vân vân, mấy chuyện đó nhỏ quá, không nên bàn, vì ở đâu mà bạn chẳng bạn bè, thời gian rãnh khi học đại học chỉ là lãng phí. Tóm lại là mấy cái râu ria đó không nên bàn thêm, không cần thiết.

Hãy nhìn xa hơn!
Nếu bạn chỉ nhìn cuộc đời là sau 4 năm học đại học rồi xin việc làm, ổn định cuộc sống thì rõ là bạn quá thiển cận. Thiển cận như bao nhiêu người khác. Bạn cần nhìn cuộc sống là một hành trình dài nhiều chục năm, rồi khi bạn 30- 40- 50 tuổi, bạn sẽ ra sao? Hay chỉ lại là một cuộc sống ổn định, ổn định và ổn định, rồi bạn lại dạy con bạn sống theo cách đó, cách mà như cha mẹ và xã hội đang dạy cho bạn bây giờ? Một cái vòng luẩn quẩn, thấy chưa?

Bạn sẽ không thoát khỏi cảm giác chán ngán, vô nghĩa khi làm những điều mình không thích, suốt một cuộc đời. Tin tôi đi, điều đó là hoàn toàn có thật. Lúc đó rất có thể bạn sẽ phải đi lại từ đầu để có một cuộc sống ý nghĩa hơn, hoặc là bạn sẽ chán mà chết. Trong khi chúng ta đã có thể lường trước thì lại không tránh, vậy là sao?

Định kiến!
Người Việt sống trong tục lệ cổ hủ, không phải chỉ trong chuyện học đại học mà trong văn hóa gia đình, văn hóa giao tiếp, văn hóa cúng kiến. Chúng ta không thay đổi, nên chúng ta bị tụt hậu. Chúng ta chống lại bản chất của cuộc sống là thay đổi nên chúng ta nghèo và lạc hậu hoài. Chúng ta chẳng chịu cập nhật những gì thế giới cập nhật, thế nên chúng ta chỉ là những món đồ cũ chẳng hợp thời, chẳng ai thèm xài, trừ một vài món được mua về để “trưng” chứ không hơn.

Vậy đấy, chúng ta ôm boom và cùng nhau tự sát, toàn là tư tưởng từ những đầu đất, từ bộ giáo dục cho đến học sinh sinh viên rủ nhau trốn tránh trách nhiệm phải làm điều gì đó khác hơn.

Đến một lúc bạn phải biết rằng: Giáo dục là nền tảng của sự phát triển xã hội. Một khi bạn không biết tự giáo dục mình, biết mình cần điều gì trong cuộc sống, bạn không thể phát triển. Nếu mười, một trăm, đến một chục triệu người không biết gì hết, chúng ta có một quốc gia hèn kém như hiện nay.

Tôi là một người Việt Nam, tôi không làm gì được cho đất nước hơn là ngồi viết thế này, hơn là bỏ học, tôi cũng là một người hèn kém. Chấm hết!



-Lục Phong-
Theo THĐP
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Chắc trên là luận văn tốt nghiệp: ĐH Việt Nam - thực trạng và giải pháp
 
thật tình thì mình cũng từng có suy nghĩ giống bài viết ở trên, nhưng tiếc 1 điều là hầu như 99% các công ty ở vn khi đăng tuyển đều cần bằng cấp, từ trung cấp đến đại học, không học đại học cũng chưa phải là chết nhưng nó như một điều kiện cần vậy, phải có nó, để làm bàn đạp cho mình khi muốn đi lên hay làm một ước mơ nào khác, chứ nói thật, sống ở xã hội nào thì phải theo thời của xã hội ấy, nếu mình có kinh nghiệm lâu năm mà không có nổi 1 cái bằng lận lưng thì có đi xin việc chắc gì họ nhận mình đâu. Ở VN là vậy, cũng nhiều bài viết lên tiếng như này rùi, những rồi cũng như gió thoảng, nói xong rồi thôi, có giải quyết được gì đâu, nhà mình thì không ép phải học đại học, nhưng tự bản thân nhận thức, nước ngoài người ta có bằng cấp đủ thứ trong tay mà còn thất nghiệp, trong khi mình ở VN không có cái bằng trong tay mà chỉ có kinh nghiệm thì muốn có việc làm cũng khó bởi cái câu cửa miệng khi người ta phỏng vấn là " Em có bằng cấp Đại học, or Cao Đẳng gì không ? " :(
 
Nói túm lại là vẫn phải đi học Đại học, nếu không coi nó là đi học, cứ coi nó là một trải nghiệm vậy. Đại học sẽ dạy cho bạn những thứ bạn không được học nếu bạn không đi học Đại học :D Đối với mình, dù thực trạng nó có tồi tệ đến thế nào đi chăng nữa, được là sinh viên cũng tuyệt vời lắm rồi :Conan06::KSV@04:
 
nói chung thời sinh viên vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời và đáng trải nghiệm :))
còn học thành thật mà nói là nhiều lúc làm sinh viên thấy nản vì nhồi nhét lí thuyết quá nhiều và 1 cách ép buộc :-< (tuy k phải trường nào cũng v)
hồi đó mình k định thi ĐH nhưng tốt nghiệp cấp 3 xong người ta toàn hỏi "Con thi trường ĐH gì?" hay "Con học ĐH gì?" chứ chả bao h hỏi "Con định làm gì tiếp theo?" "Con muốn học gì ?" :))
Haizz
 
nói chung thời sinh viên vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời và đáng trải nghiệm :))
còn học thành thật mà nói là nhiều lúc làm sinh viên thấy nản vì nhồi nhét lí thuyết quá nhiều và 1 cách ép buộc :-< (tuy k phải trường nào cũng v)
hồi đó mình k định thi ĐH nhưng tốt nghiệp cấp 3 xong người ta toàn hỏi "Con thi trường ĐH gì?" hay "Con học ĐH gì?" chứ chả bao h hỏi "Con định làm gì tiếp theo?" "Con muốn học gì ?" :))
Haizz

Đoạn cuối: Thì con thi/học Ngoại Thương thì ngầm hiểu con muốn làm Xuất nhập khẩu, Y dược là con muốn làm Bác sĩ, Sư phạm thì con thích làm Giáo viên, Bách khoa là con muốn làm kĩ sư, Luật con thích làm Luật sư, etc, tui thấy cách hỏi cũng như nhau mà bạn ;)) Nhớ mắc cười cái truyện cười, bác khuyên thằng cháu mà hay cãi lời ba mẹ nên thi trường Luật:)), hay làm vỡ đồ nên thi Địa chất để sau này sửa chữa cầu cống:))
 
ý là lúc nào cũng kèm từ ĐH vô á bạn :) như kiểu mặc định học xong cấp 3 là phải vô ĐH :))
Mình thấy đâu phải ai cũng như thế :D
 
ý là lúc nào cũng kèm từ ĐH vô á bạn :) như kiểu mặc định học xong cấp 3 là phải vô ĐH :))
Mình thấy đâu phải ai cũng như thế :D

Thế bạn kể mình nghe ở Việt Nam xong cấp ba, ngoài học ĐH mình còn có những options nào nữa:D
 
chính vì tư tưởng mặc định ở trên nên ở VN thì đúng là ngoài ĐH mình chẳng còn nhiều options nào khác :D
 
chính vì tư tưởng mặc định ở trên nên ở VN thì đúng là ngoài ĐH mình chẳng còn nhiều options nào khác :D

Do đó đem chuyện phương Tây/điều kiện bên Mỹ mà nói cho Việt Nam thì xem ra chưa có đúng lắm:D Tất nhiên vẫn có các bạn có điều kiện đi du học, hoặc mở công ty tự làm chủ,...
 
Do đó đem chuyện phương Tây/điều kiện bên Mỹ mà nói cho Việt Nam thì xem ra chưa có đúng lắm:D Tất nhiên vẫn có các bạn có điều kiện đi du học, hoặc mở công ty tự làm chủ,...
Hình như bạn hiểu nhầm ý mình từ đầu :) mình có đem chuyện Tây tàu gì nói đâu. Mình chỉ nói là hồi xưa lúc đầu m ko định thi ĐH nhưng nhận ra ở VN thì mặc định là cấp 3 xong là lên ĐH rồi chứ k có lựa chọn nào khác (hình như cũng là ý bạn muốn nói phải k :p) nên cuối cùng mình vẫn thi ĐH mà :D
à còn thực ra mình thấy nhiều người vẫn đi học nghề, học các lớp kĩ năng phù hợp với sở thích mà :D ví dụ như ngành đồ họa đâu có mấy trường ĐH dạy đâu :<
 
thật tình thì mình cũng từng có suy nghĩ giống bài viết ở trên, nhưng tiếc 1 điều là hầu như 99% các công ty ở vn khi đăng tuyển đều cần bằng cấp, từ trung cấp đến đại học, không học đại học cũng chưa phải là chết nhưng nó như một điều kiện cần vậy, phải có nó, để làm bàn đạp cho mình khi muốn đi lên hay làm một ước mơ nào khác, chứ nói thật, sống ở xã hội nào thì phải theo thời của xã hội ấy, nếu mình có kinh nghiệm lâu năm mà không có nổi 1 cái bằng lận lưng thì có đi xin việc chắc gì họ nhận mình đâu. Ở VN là vậy, cũng nhiều bài viết lên tiếng như này rùi, những rồi cũng như gió thoảng, nói xong rồi thôi, có giải quyết được gì đâu, nhà mình thì không ép phải học đại học, nhưng tự bản thân nhận thức, nước ngoài người ta có bằng cấp đủ thứ trong tay mà còn thất nghiệp, trong khi mình ở VN không có cái bằng trong tay mà chỉ có kinh nghiệm thì muốn có việc làm cũng khó bởi cái câu cửa miệng khi người ta phỏng vấn là " Em có bằng cấp Đại học, or Cao Đẳng gì không ? " :(
Đúng vậy, ngoại trừ tự làm riêng hoặc tự chứng tỏ được mình giỏi trong ngành 1 thời gian, được nhiều người công nhận thì mới không cần bằng.

Còn theo mặt bằng chung, để xin việc thì nếu ta chưa chứng tỏ được gì thì tấm bằng có nhiệm vụ làm chứng cho ta trước người khác rằng ta có khả năng nào đó giúp ích được cho công ty.

Theo mình thì không cần lạm bàn quá nhiều về việc học đại học, còn cần 1 thời giam dài nữa mới cải thiện được, chi bằng ai khôn thì cứ tự thân vận động cho mình trước, nâng cao thái độ tự học để học được những thứ mình thích mà trường không dạy, rồi sẽ có kết quả.
 
Hình như bạn hiểu nhầm ý mình từ đầu :) mình có đem chuyện Tây tàu gì nói đâu. Mình chỉ nói là hồi xưa lúc đầu m ko định thi ĐH nhưng nhận ra ở VN thì mặc định là cấp 3 xong là lên ĐH rồi chứ k có lựa chọn nào khác (hình như cũng là ý bạn muốn nói phải k :p) nên cuối cùng mình vẫn thi ĐH mà :D
à còn thực ra mình thấy nhiều người vẫn đi học nghề, học các lớp kĩ năng phù hợp với sở thích mà :D ví dụ như ngành đồ họa đâu có mấy trường ĐH dạy đâu :<

Mình nói xin lỗi trước do có thể đụng chạm nhiều bạn chứca nhân mình thấy các bạn đi học nghề là do chưa có đỗ ĐH nên đi học trường nghề, các trường nghề nhiều khi không thi tuyển chỉ xét học bạ. Một số bạn thì lại do gia đình khó khăn hoặc không có nhiều thời gian. Ủa mình không có trường ĐH nào dạy đồ họa hả:-? Chắc chứ bạn
 
Lan Thanh Nhiều trường dạy nhưng dạy toàn chung chung kiểu ngành CNTT, rồi học các môn linh tinh mất thời gian chả thu lại gì.
Nên thường các bạn chọn các khóa học hoặc các chương trình đạo tạo quốc tế.
 
Lan Thanh Nhiều trường dạy nhưng dạy toàn chung chung kiểu ngành CNTT, rồi học các môn linh tinh mất thời gian chả thu lại gì.
Nên thường các bạn chọn các khóa học hoặc các chương trình đạo tạo quốc tế.

Dzậy còn trường ĐH FPT:D
 
Mình không rõ trường này, nó không thuộc hệ thống trường công lập Việt Nam.

Dzậy mà cứ nghĩ nó thuộc hệ thống trường ĐH Quốc gia TPHCM
 
Học để có kiến thức!
90% kiến thức sẽ "rớt lại" sau khi ra trường =>
35_zpsebb37c61.gif


Cố học để đổi đời!
72.000 tiến sĩ thạc sĩ thất nghiệp. Cái.....
35_zpsebb37c61.gif


Học để làm tự hào cha mẹ, vì danh dự gia đình...
Điều đã làm tôi đánh mất tuổi thơ....
102_zps0728042e.gif
 
×
Quay lại
Top