Truyền thuyết về tập tục múa Lân ngày Tết

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Từ xa xưa, tập tục múa Lân đã trở thành một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt. Những đoàn Lân ngày tết đem đến không khí rộn rã, vui tươi, đón chào một năm mới thật nhiều tiếng cười, phồn vinh và hạnh phúc. Ít ai trong chúng ta biết được câu chuyện li kì hấp dẫn đằng sau tục múa Lân.


20160129-112828-1-600x375.jpg


Múa Lân ngày tết từ lâu đã trở thành một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.
(Ảnh: Internet)


Chuyện kể rằng từ rất xa xưa, trên trần gian xuất hiện một con quái thú luôn đi phá hại dân lành, gây ra bao nhiêu lầm than, khốn đốn. Đức Phật Di Lặc thương dân lành trong cảnh khốn cùng, đã hóa phép xuống trần gian để thu phục con quái vật. Đức Phật đã dùng linh chi thần dược trên núi cho con quái thú ăn và thu phục được nó. Từ đó hàng năm, đức Phật Di Lặc đưa con thú đã được thuần hóa xuống trần gian, nhảy múa giúp vui cho nhân dân.

Con quái thú trong câu chuyện chính là con Lân trong các màn trình diễn ngày nay. Đức phật Di Lặc đã được hình tượng hóa trong nhân vật ông Địa luôn nở nụ cười hân hoan của múa Lân dân gian Việt Nam.

(Nhiều người lầm tưởng ông Địa trong múa lân là thổ Địa, thực tế nhân vật này được sáng tạo nên để hình tượng hóa phật Di Lặc.)


20160129-112828-1-600x375-1.jpg


Ông Địa là hình tượng mô phỏng đức Phật Di Lặc.
(Ảnh: Internet)

Ông Địa và con Lân Đi đi đến đâu sẽ mang phúc lành đến đó, trở thành niềm vui ngày tết trong dân gian của trẻ con Việt hàng trăm năm nay. Hình ảnh ông Địa và con Lân cũng thể hiện sự hòa hợp giữa con người và động vật trong thiên nhiên.

Truyền thuyết về múa lân cũng phản ánh bài học về sự phục thiện, quay đầu là bờ trong tín ngưỡng của người Á Đông, rằng con người luôn có thể chọn con đường tốt, "buông hạ đồ đao" thì sẽ "lập địa thành phật".

Long (rồng), Lân (Kì lân), Quy (Rùa), Phụng (Phượng Hoàng) là 4 Linh vật đem lại thịnh vượng, hạnh phúc và điềm lành cho dân gian.


20160129-113002-maxresdefault_600x336.jpg


Kì Lân được thuần hóa dù có hình tượng dữ dằn nhưng lại có tính tình hiền lành, vui vẻ.
(Ảnh: Internet)


Kì Lân trong tứ linh có hình thù dữ dằn nhưng lại có tính tình hiền lành, ngây ngô, vui vẻ. Học theo đức Phật, Lân ăn chay, niệm Phật, sống ở những nơi thanh bình. Nơi nào Lân ghé đến thì hạnh phúc, phồn thịnh sẽ ghé đến.

Tục múa Lân vào ngày Tết và vào những ngày lễ quan trọng, khai trương thể hiện sự cầu mong của con người vào một mùa mới, thời kì mới ngập tràn trong may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng.

Theo thegioitre.vn
 
×
Quay lại
Top