Truyện phong tục

linhhang89

Thành Viên Tiêu Cực
Thành viên thân thiết
Tham gia
23/6/2010
Bài viết
303
Chữ song hỷ đỏ

Người Trung Quốc lúc kết hôn đều phải dán hai chữ chữ “ Hỷ” đỏ thật to ở rất nhiều nơi như : trên tường, trên cửa sổ phòng tân hôn…. Mà hai chữ này nhất định phải viết song song, viết thành chữ “Hỷ” như thế này : 喜喜. Người ta gọi nó là chữ “Song hỷ”. Tập tục này có liên quan mật thiết đến nhà văn lớn đời Tống – Vương An Thạch.

Tương truyền, Vương An Thạch thời trẻ muốn đến kinh thành (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam) để tham dự kỳ thi toàn quốc. người nhà của Vương An Thạch không yên tâm lắm, bèn nói cho Vương An Thạch nhìn thấy có rất nhiều người đang vây xung quanh cổng nhà Mã viên ngoại. Chàng ta bước đến gần xem thử, chỉ thấy trên cửa có treo một chiếc đèn kéo quân rất đẹp, bên cạnh còn có một vế đối : “ Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ” (Đèn “ngựa chạy” (đèn kéo quân), đèn ngựa cùng chạy, đèn tắt - ngựa dừng chân). Chàng bất giác khen rằng : “ Vế đối hay! Thật là một vế đối hay!” Lúc này, một lão bộc đứng bên cạnh bước ra khỏi đám đông, cúi rạp người trước Vương An Thạch, sau đó nói rằng :“ Tiên sinh, lão đã để ý đến ngài rất lâu rồi, lão vừa nhìn đã nhận ra ngài là một người có tài. Nay ngài đã nói vế đối này là vế đối hay, vậy lão xin nói thật với ngài, đây là vế đối trên do tiểu thư nhà lão đưa ra, nếu ai có thể đối ra được vế dưới thì người đó có thể cưới tiểu thư. Xin ngài đợi cho một lát, lão đây sẽ vào bẩm báo với lão gia”. Nói xong, ông ta liền đi vào.



Tuy Vương An Thạch, muốn đối ra vế dưới, nhưng chàng phải lập tức đi dự thi, hơn nữa, cậu chàng còn đang đợi ở nhà, cho nên, chàng không đợi ông lão đó ra, bèn lẳng lặng bỏ đi.

Hôm sau, Vương An Thạch đi dự thi, chẳng mấy chốc chàng đã làm xong bài thi và nộp lên. Quan chủ khảo xem kỹ bài thi của chàng, không kìm được, vô cùng tán thưởng, ông lập tức gọi Vương An Thạch đến và nói với chàng: “ Chàng trai trẻ, ta đã xem bài thi của ngươi, cảm thấy ngươi rất có tài, ngươi có thể đối một vế đối cho ta được không? “ Nói đoạn, ông chỉ vào lá cờ bên ngoài trường thi và đọc : “ Phi hổ kỳ, kỳ quyển hổ tàng thân” ( Cờ “hổ bay” (cờ ở quan phủ), cờ hổ cùng bay, cờ cuốn - hổ ẩn mình). Vương An Thạch vừa nghe, thoắt chốc đã nhớ đến vế đối ở nhà Mã viên ngoại, thế là chàng lập tức đói vế dưới : “Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ “ (Đèn “ ngựa chạy” (đèn kéo quân), đèn ngựa cùng chạy, đèn tắt - ngựa dừng chân). “Hay ! hay ! Ngươi quả là một chàng trai thông minh! Ngươi hãy về trước đợi công bố kết quả nhé!” Quan chủ khảo nói.

Vương An Thạch vui mừng trở về nhà cậu. Vừa bước vào cổng thì nhìn thây lão bộc nhà Mã viên ngoại hôm qua đang ngồi trong phòng khách. Hoá ra ông lão đã tìm đủ mọi cách để dò hỏi được nơi ở của Vương An Thạch, không ngoài mục đích chạy đến nhờ chàng đối câu đối. Vương An Thạch lúc này đã hoàn toàn nắm chắc, lập tức viết trên giấy vế đối của quan chủ khảo : “ Phi hổ kỳ, kỳ quyển hổ tàng thân” ( Cờ “hổ bay” (cờ ở quan phủ), cờ hổ cùng bay, cờ cuốn - hổ ẩn mình). Lão bộc cầm lấy mang về cho Mã viên ngoại và tiểu thư xem, họ đều rất hài lòng, lập tức quyết định đến nhà cậu của Vương An Thạch để đề nghị chuyện hôn nhân. Nhưng Vương An Thạch vẫn hơi do dự, người cậu hiểu được tâm sự của cháu, bèn cười nói với chàng: “ An Thạch, cháu yên tâm, tiểu thư này là tiểu thư khuê các rất nổi tiếng ở đây, nàng thông hiểu kinh sách, lễ nghĩa, dịu dàng, nết na, chắc chắn sẽ là một người vợ tốt”. Thế là nhà quyết định ba ngày sau sẽ tổ chức lễ cưới cho họ.

Ngày kết hôn đã đến rồi, mọi người vui mừng hớn hở đưa cô dâu chú rể vao động phòng. Độ nhiên, ngoài cửa sổ vẳng đến tiếng vó ngựa gấp rút, sau đó là một người lớn tiếng đến báo tin. “ Công tử nhà họ Vương – Vương An Thạch đã đỗ đầu bảng! “ Người của hai nhà vừa nghe, càng thêm vui mừng rạng rỡ, thế là hai nhà mở yến tiệc linh đình đãi khách. Lúc uống rượu, một người khách đứng lên đề nghị rằng: “Chà, hôm nay vừa là ngày đại hỷ kết hôn của Vương công tử, lại nhằm lúc đỗ đầu bảng vàng, thật là mừng lại thêm mừng! chúng ta làm thế nào để bày tỏ sự chúc mừng đây?” Cuối cùng, vẫn là Vương An Thạch nghĩ ra một biện pháp tuyệt hay, chàng dùng bút viết lên giấy đỏ một chữ to, dán lên trên của phòng tân hôn. Mọi người nhìn xem, hoá ra là chữ “Song Hỷ” gồm hai chữ “Hỷ” đặt song song cùng nhau.

Từ đó, lúc kết hôn hoặc ăn mừng, mọi người đều dán một chữ “song hỷ” để biểu thị sự chúc mừng, may mắn, lợi ích.
 
Giày đầu hổ

Ở Trung Quốc, trẻ em ở rất nhiều nơi sau khi sinh ra đều mang một đôi giày phía trước có thêu hình một chiếc đầu hổ nhỏ. Vì sao lại như vậy?

Ngày xưa, có một người tên là Dương Đại, chàng rất nghèo, đã hơn ba mươi tuổi rồi vẫn chưa cưới được vợ, chỉ có thể nhờ vào một con đò rách nát, đưa đò nơi bến sông, kiếm vài đồng sống qua ngày. Nhưng bụng dạ chàng rất tốt, người đi đò của chàng, cho dù là không có tiền, chàng vẫn đưa qua sông. Mọi người đều nói: “ Dương Đại tốt bụng như vậy, lại không có tiền để cưới vợ, thật là đáng tiếc quá.

Một hôm, nhằm lúc trời đổ mưa to gió lớn, trên mặt sông cuộn sóng. Thời tiết như vậy, thường thì mọi người đều không muốn ra ngoài. Bến sông bình thường náo nhiệt phút chốc trở nên lặng lẽ. Dương Đại cũng đang tránh mưa trong căn nhà nhỏ bé, tồi tàn của mình, chàng nghĩ : May mà không có ai muốn qua sông, nếu không thì mình phải chịu khổ rồi. Còn đang nghĩ thì thấy một bà lão ăn mày ở bên kia gọi chàng : “Này, già muốn qua sông!” Dương Đại vội vàng đội mưa chèo đò sang, đón bà lão qua sông. Nhưng mới vừa đến bờ bên này thì bà lão bỗng nói : “Chao ôi, già quên cái chén xin cơm ở bên đó rồi, vậy phải làm sao đây?” Dương Đại vừa nghe, lập tức nói rằng : “Cụ đừng sốt ruột, cụ vào nhà của cháu tránh mưa trước đã, cháu sẽ đi lấy cho cụ.” Nói xong, lại chèo sang bờ bên kia, đến khi chàng quay trở lại thì môi đã cóng đến tím tái rồi.

Mưa nhỏ hạt rồi, bà lão lấy ra một bức tranh và nói: “ Già không có tiền bạc gì cả, tặng cháu bức tranh này xem như tiền đò vậy!” Dương Đại thoạt nhìn, chỉ thấy trong tranh có một cô gái đang thêu một đôi giày đầu hổ xinh xắn. Dương Đại cảm tạ bà lão, bèn dán bức tranh lên tường, rồi lại đi đưa đò. Đến tối, sau khi Dương Đại quay về, cô gái trong bức tranh đó lại bước xuống, biến thành người sống.

Cứ như thế, Dương Đại và cô gái trong tranh đã kết thành vợ chồng. Cô gái ban ngày thì trở vào trong bức tranh, ban đêm thì từ trong bức tranh bước ra. Về sau, họ lại có một đứa con trai kháu khỉnh tên là Tiểu Bảo, Tiểu Bảo mang đôi giày đầu hổ, cả nhà sống những ngày tháng vui vẻ, hạnh phúc.

Tri phủ biết được chuyện này bèn đưa người đến bến đò, cướp bức tranh đó, còn đánh Dương Đại một trận dữ dội. Dương Đại mất vợ, Tiểu bảo mất mẹ, hai cha con đau buồn vô hạn. Tiểu Bảo nghe nói bà lão tặng tranh đi về hướng Nam, liền quyết định đi tìm bà. Cậu mang đôi giày đầu hổ đi mãi đi mãi, sau đó đã gặp được bảy tiên nữ bên một bờ hồ, nàng tiên út chính là mẹ cậu. Tiểu Bảo khóc chạy về phía mẹ. Người mẹ ôm chầm lấy Tiểu Bảo, hôn lấy hôn để, còn nói với cậu : “ Con ơi, từ sau khi tri phủ cướp bức tranh đi, mẹ chỉ có thể sống trong tiên giới, con phải đi tìm tri phủ nói lý lẽ, như thế mẹ mới có thể trở về. “ Nói xong, liền dùng nước hồ bôi một ít lên đôi giày đầu hổ rồi biến mất.

Đôi giày đầu hổ của Tiểu Bảo vốn đã vừa dơ lại vừa rách, nhưng người mẹ vừa xoa lên lập tức mới hẳn lên. Tiểu Bảo nhớ lời mẹ dặn, tìm gặp tri phủ. Tri phủ đang rầu rĩ bởi vì cô gái không bước ra khỏi bức tranh nữa, Tiểu Bảo vừa đến đã kéo lấy tay của người trong tranh, cô gài liền bước xuống. Tri phủ lập tức sai người bao vây mẹ con Tiểu Bảo, muốn chiếm lấy tiên nữ mãi mãi. Tiểu Bảo giậm mạnh đôi giày đầu hổ của mình, con hổ nhỏ trên giày lập tức chớp chớp mắt, râu cũng dựng lên, gầm to một tiếng, nhảy xuống, ngoạm lấy tri phủ rồi chạy vào sâu trong núi sâu, không còn thấy tên tri phủ xấu xa nữa.

Tiểu Bảo nắm tay mẹ trở về nhà, cả nhà Dương Đại lại đoàn tụ hạnh phúc.

Về sau, người ta cho trẻ mới sinh mang đôi giày đầu hổ, hy vọng chúng sẽ bình an, hạnh phúc suốt đời.
 
Tơ lụa Trung Quốc

Hàng Châu là quê hương của tơ lụa. Tơ lụa vừa mềm vừa đẹp, được dệt bằng tơ do con tằm nhả ra. Vậy người Hàng Châu bắt đầu nuôi tằm như thế nào?

Ngày xửa ngày xưa, ở Hàng Châu có một cô bé tên là A Xảo, em vừa thông minh vừa giỏi giang. Năm em chín tuổi thì mẹ mất, bố em tìm cho em và em trai một người mẹ kế. Người đàn bà này rất xấu xa, chị em A Xảo bị bà ta ngược đãi, thường xuyên ăn không đủ no, mặc không đủ ấm.

Mùa đông năm nọ trời rét cóng, người mẹ kế lại bắt A Xảo ra ngoài lấy cỏ về cho dê ăn. A Xảo gùi một cái sọt to trên lưng, đi ra khỏi nhà, nhưng đâu còn cỏ gì nữa chứ? Trên mặt đất đều đóng băng cứng đanh đanh. A Xảo tìm mãi, tìm mãi, tìm cho đến khi trời tối cũng không tìm được một cọng cỏ. Em vừa cuống vừa sợ, sợ về nhà lại bị mẹ đánh mắng. Em mệt đến mức không đi nổi nữa, bèn ngồi trên sườn núi oà lên khóc. Em đang khóc thì bỗng có một chú chim nhỏ đầu bạc bay qua bay lại bên cạnh em, còn cất tiếng kêu: “ Muốn cắt cỏ xanh thì đi theo ta!” Nói xong, chim liền nhằm hướng núi bay đi. A Xảo nửa tin nửa ngờ đuổi theo sau. Chú chim nhỏ bay mãi, bay mãi đột nhiên ngoặt một vòng rồi không thấy đâu nữa. A Xảo đành phải dừng lại. Lúc này, một sự kiện lạ xảy ra : Dưới một cây tùng cổ thụ sum xuê có nở những đoá hoa xinh đẹp, trên mặt đất mọc đầy cỏ non xanh mơn mởn, còn có một dòng suối nhỏ róc rách chảy qua bãi cỏ. A Xảo nhìn thấy những cảnh tượng này thì mừng lắm, em vội vàng khom lưng xuống, bắt đầu cắt cỏ. Cắt mãi, cắt mãi, vô tình đã đi rất xa, rất xa. A Xảo cắt mệt rồi, đứng thẳng người lên thì thấy đằng xa có một cô gái mặc áo trắng váy trắng xách một chiếc làn, đang vẫy tay bảo em đến. A Xảo chạy sang, nhìn thấy một dãy nhà trắng đều tăm tắp, có một cánh rừng xanh um tùm, còn có rất nhiều cô gái mặc áo trắng váy trắng đang hái lá cây. Cô gái hỏi : “ Cô bé, em có thích nơi này không?” A Xảo gật gật đầu. “ Vậy em cứ ở lại đây mấy ngày nhé!”

Thế là A Xảo đã ở lại. Mỗi ngày, em đều theo các cô gái đi hái lá cây tươi non, sau khi trở về thì dùng những lá cây này bón cho những con sâu nhỏ trắng như tuyết. Những con sâu nhỏ này sau khi ăn lá cây thì lớn nhanh như thổi, không bao lâu thì nhả ra những sợi tơ sáng lấp lánh vừa dai vừa mảnh, kết thành từng “ngôi nhà nhỏ” trắng xoá, nhốt mình trong đó. A Xảo cảm thấy rất thú vị, lại theo cô gái áo trắng học rất nhiều thứ. Cô gái bảo A Xảo : “Những con sâu nhỏ này gọi là “ Thiên trùng” (sâu trời) , lá cây mà chúng ăn gọi là lá dâu. Những sợi tơ mà Ngọc Hoàng Đại Đế ưa dùng “

Chớp mắt, ba tháng đã trôi qua, A Xảo cũng muốn đón em trai đến để em trai cùng sống cuộc sống tốt đẹp. Một buổi sáng tinh sương, em một mình rời khỏi nơi đó, lúc sắp đi, em sợ không tìm được đường trở lại, bèn hái một ít quả dâu rắc ở ven đường làm dấu. Em còn bắt vài con thiên trùng, định mang về để cho người nhà xem.

A Xảo trở về nhà thì thấy tất cả đều đã thay đổi : bố đã già rồi, người mẹ kế xấu bụng đã chết, em trai đã lớn lên thành một chàng trai, còn bản thân A Xảo vẫn là một cô bé. Hoá ra nơi mà A Xảo đến là cảnh tiên, ba tháng ở đó bằng với mười lăm năm ở nhân gian!

A Xảo ở nhà được ít ngày, lại bắt đầu nhớ các cô gái áo trắng ở trong núi, bèn quyết định trở lại núi. Em đi dọc đường thì phát hiện những quả dâu mà mình dải xuống đã mọc thành một rừng dâu. Em đi tới đi lui, cũng không sao tìm được đường trở lại. Lúc em đang cảm thấy kỳ lạ thì con chim đầu bạc nọ lại bay đến, nó kêu rít từng tiếng : “ A Xảo trộm đồ! A Xảo trộm đồ!” A Xảo nghĩ bụng : Chắc là các cô tiên tưởng mình ăn trộm đồ của họ nên giận rồi, bèn giấu đường lại, không cho mình về nữa. Em rất hối hận, nhưng đã không còn cách nào nữa. Em đành trở về nhà, mỗi ngày đều làm giống các cô, hái lá non bón cho thiên trùng ăn, để chúng từ từ lớn lên và nhả tơ.

Mấy con thiên trùng mà A Xảo mang về đã lớn rồi, để cho thuận tiện, về sau mọi người bèn nối hai chữ “ Thiên – Trùng” lại, đọc thành “ Tàm” (tằm) . Thế là Hàng Châu ở nhân gian đã trở thành quê hương của tơ lụa.
 
Đón Tết

Mùng một tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày Tết quan trọng nhất của người Trung Quốc - Tết Xuân. Lúc đón Tết, mọi người gặp nhau đều phải chúc nhau một câu : “ Năm mới vui vẻ!”, đó gọi là “chúc Tết” Tại sao Tết gặp mặt nhau phải nói “ Năm mới vui vẻ”?

Ngày xửa ngày xưa, ở Trung Quốc có một ngôi làng nhỏ xinh đẹp, mọi người ở đó đều vô cùng hiền lành, cần cù lao động, họ sống một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Nhưng chẳng biết bắt đầu từ khi nào, có một con yêu quái tên “ Niên” xông vào ngôi làng nhỏ, hễ đến đêm ba mươi tháng mười hai Âm Lịch là nó chạy ra cướp đồ trong nhà mọi người để ăn. Mọi người sợ hãi vô cùng, đã nghĩ hết mọi cách nhưng đều không đuổi được con “ Niên “ này đi, đành phải đóng chặt cửa, ở trong nhà, không dám gây ra tiếng động nào, mắt nhìn nó nghênh ngang vào làng làm chuyện xấu. Mọi người vừa sợ vừa hận con “Niên “, rất nhiều người lương thiện không còn cách nào khác, đành phải rời bỏ quê hương.

Chớp mắt lại đến đêm ba mươi tháng Chạp, ngôi làng nhỏ im phăng phắc, gia đình cuối cùng ở lại đây cũng dự định bỏ đi lập tức. Đột nhiên, từ ca vang đến một tiếng kêu chói tai, con “ Niên” hung ác lại xông vào ngôi làng. Đã mấy ngày rồi nó chưa ăn được thứ gì, đói đến sắp phát điên rồi. Nó gầm rống lên, trợn đôi mắt đỏ như máu, tìm thức ăn hết nhà này sang nhà khác. Nó chạy từ đầu làng đến cuối làng cũng không tìm được thứ gì, vì mọi người hầu như đã bỏ đi hết cả rồi. “ Niên” không cam lòng, nó giống như phát điên, tông cửa từng nhà, xem kìa, nó đã sắp xông vào ngôi nhà cuối cùng này rồi.

Họ sợ quá, người bố cuống quýt nói với mọi người: “ Chạy mau, chạy mau!” Đừng lấy theo gì cả, con “ Niên” sắp đến rôi!” Nhưng người mẹ rất yêu quý những vật dụng trong nhà,chị hớt hải vừa lấy đồ vừa chạy. Con “ Niên” chạy càng lúc càng gần rồi, đứa bé bắt đầu khóc to lên. Nhứng thứ người mẹ mang theo quá nhiều, chị hầu như chạy không nổi nữa. Lúc này, con “ Niên” nghe tiếng trẻ con khóc, liền há to mồm đuôi theo. Người bố vừa cuống vừa sợ, anh giật phăng những thứ trong lòng người mẹ, nào là nhăn, nào là gạo, còn có một cái chậu đồng nữa, vứt hết xuống đất. Cái chậu đồng rơi xuống đất, phát ra âm thanh rất lớn : “Kinh koong!” Hỏng rồi, con “ Niên” nghe thấy tiếng vang lớn như vậy, chắc chắn nó sẽ đuổi theo càng nhanh. Hai người bố, mẹ sợ quá, ôm lấy đứa con nhỏ chạy bán sống bán chết ra ngoài làng. Bỗng dưng, họ cảm thấy phía sau không còn tiếng động nữa, người bố can đảm hơn một chút, anh dừng lại, khẽ quay đầu nhìn, anh ngẩn người ra: Chỉ thấy con “ Niên” đang đứng bên cạnh cái chậu đồng đó, dáng vẻ dường như rất sợ hãi, không dám động đậy gì cả.

Có chuyện gì vậy? Đột nhiên người bố hiểu ra. Anh lập tức chạy đến một ngôi làng gấn đó, gọi tất cả mọi người lại, mỗi người đều lấy một cái chậu to, họ vừa chạy vừa gõ vào cái chậu thật mạnh. “ Coong – coong – coong “ âm thanh truyền đi rất xa. Quả nhiên, giống như người bố dự đoán, con “ Niên” nghe thấy âm thanh này, sợ hãi vô cùng, tưởng là có yêu quái lợi hại hơn cả nó sắp đến, nó quay đầu bỏ chạy, chạy mãi, chạy mãi, cho đến khi chạy tới một ngọn núi lớn ở rất xa, rất xa, không còn dám quay trở về ngôi làng này nữa.

Gia đình cuối cùng này hết sức vui mừng, bởi vì họ không chỉ khỏi phải rời bỏ quê hương mà còn đuổi được con “ Niên “ hung ác. Họ nghĩ cách báo tin mừng này cho những người đã chạy trốn khỏi ngôi làng quê. Mọi người đều vui mừng hớn hở trở về nhà của mình. Câu đầu tiên khi họ gặp nhau là : “ Quá niên hảo oa!” có nghĩa là đã qua khỏi những ngày tháng đáng sợ đó rồi. Mọi người lại bắt đầu xây dựng lại ngôi làng nhỏ xinh đẹp của mình.

Để ngăn ngừa con “ Niên” quay trở lại làng, mọi người còn bắt chước âm thanh gõ chậu, phát minh ra pháo. Vào ngày cuối cùng và ngày đầu tiên theo Âm lịch hàng năm, mọi người đều phải đốt pháo và chúc Tết lẫn nhau. Việc quan trọng nhất còn là : Khi chúc Tết, đừng quên nói câu “ Quá niên hảo” ( Chúc mừng năm mới). Chúc Tết, nói “ Quá niên hảo!” thì suốt năm đó sẽ bình an vui vẻ.
 
DÁN NGƯỢC CHỮ “PHÚC”
Mỗi lần đến Tết, người Trung Quốc thường dán ngược chữ “ Phúc” trên cửa nhà mình. Bạn có biết vì sao lại thế không?

Tương truyền vào thời nhà Minh có một ông thầy thợ mộc, tay nghề của ông rất khéo. Ông không chỉ làm sản phẩm bền chắc, mà ông còn thích khắc đủ loại hoa xinh đẹp trên gỗ. Những bông hoa đó giống y như thật. Vì tay nghề của ông cao siêu nên mọi người đều tôn kính gọi ông là “ Thái Sơn”, ngụ ý là ngôi nhà đo ông dựng nên vững chắc như núi Thái Sơn, kỹ thuật của ông cũng là “ Thái Sơn” nổi bật, xuất chúng trong những người cùng nghề. Nếu nhà nào có thể mời được Thái Sơn đến dựng nhà cho mình thì quả thật là việc mừng lớn của nhà đó, họ sẽ giết heo mổ dê, làm những món ăn ngon nhất để chiêu đãi Thái Sơn và các đồ đệ của ông.

Có một lần, một thương nhân muốn mở một cửa tiệm mới, khó khăn lắm mới mời được Thái Sơn và các đồ đệ của ông dựng nhà cho mình. Nhóm Thái Sơn làm việc cật lực suốt ngày suốt đêm, chỉ mất mấy ngày đã dựng lên cửa tiệm. Thương nhân thoạt trông, thật là bề thế : Nóc nhà cao cao, cột nhà vững chãi, bên trên còn khắc những hoa văn xinh đẹp. ông chưa từng thấy qua ngôi nhà nào đẹp đến thế. Láng giềng trông thấy cũng lũ lượt kéo sang chúc mừng. Thương nhân vô cùng mừng rỡ, ông giết mấy con heo mập mạp trong nhà, làm mấy bàn rượu thịt đầy ắp, nhiệt tình chiêu đãi Thái Sơn và những người khách đến chúc mừng.

Lúc giết heo, chủ nhân sợ khách bên ngoài chẳng mấy chốc sẽ ăn hết những thứ ngon, ông thầy Thái Sơn không ăn được, bèn giữ lại tim heo, gan heo, cật heo, để những thứ này khỏi biến mùi, lại chiên sơ trong dầu, sau đó dùng giấy gói lại, chuẩn bị cho nhóm Thái Sơn mang theo để ăn dọc đường.

Nhưng nhóm Thái Sơn không biết ý của chủ nhân, họ đợi mãi, đợi mãi, cho đến khi tất cả các khách khứa đều ăn xong ra về, cũng không thấy những thứ ngon như tim heo, gan heo…. Thái Sơn giận lắm, ông quyết định phải cho thương nhân này biết tay.

Đêm đã khuya, mọi người đều đã chìm vào giấc ngủ, tất cả đều im phăng phắc. Thái Sơn và các đồ đệ của ông lại chưa ngủ, ông lén bảo các đồ đệ đến cửa tiệm mới xây xong, đảo ngược cây cột chống đỡ nhà, vì tương truyền làm như vậy sẽ khiến việc làm ăn của chủ tiệm rất bất lợi.

Sáng hôm sau, nhóm Thái Sơn làm như không có gì xảy ra, ăn cơm sáng xong bèn rời khỏi nhà thương nhân. Trước lúc lên đường, chủ nhân đưa cho họ một gói đồ ăn lớn để ăn dọc đường.

Thái Sơn vừa đi vừa vẫn còn giận thương nhân, trong lúc không để ý đã đi được một quãng rất xa. Một đồ đệ cảm thấy mệt bèn nói với Thái Sơn : “ Sư phụ, chúng ta nghỉ ngơi một lát ngồi xuống ăn chút đồ đi.”

Nhóm Thái Sơn mở cái gói mà thương nhân đã đưa bèn giật mình kinh ngạc, hoá ra bên trong ngoài màn thầu, còn có đầy ắp cả tim heo, gan heo và cật heo đã được chiên ngon lành. Thái Sơn bây giờ mói biết mình đã trách nhầm chủ nhân, trong lòng hết sức xấu hổ. Ông vội vã gọi các đồ đệ lại và nói với họ : “ Ta viết mấy chữ giao cho các con, mau chóng mang về dán trên cây cột của cửa tiệm.” Nói đoạn, ông lấy ra mấy tờ giấy đỏ trong túi của mình, viết lên trên đó chữ “ Phúc”, giao cho đồ đệ, dặn họ nhất định phải dán ngược, còn phải bảo những người khác đọc to : “ Phúc đến rồi!”

Lúc họ đến nơi cũng là lúc thương nhân khai trương liền vội dán ngược chữ phúc lên cây cột. Thương nhân lấy làm lạ hỏi tại sao thì họ nói:" phải làm thế này rồi đọc to phúc đến rồi thì sau này mới phát tài". Sau này, người thương nhân phát tài thật.

Từ đó về sau trở thành tập quán của năm mới. Năm mới hoặc khai trương dán ngược chữ Phúc với ý nghĩa phúc đến rồi.
 
DÁN CÂU ĐỐI XUÂN
Ở Trung Quốc, mỗi lần đến Tết, mọi người ngoài việc ăn bánh chẻo, đốt pháo, chúc Tết lẫn nhau, nhà nhà đều phải dùng giấy đỏ viết câu đối xuân dán lên cửa. Người ta nói làm thế là để xua đuổi yêu quái. Tại sao câu đối xuân lại có thể xua đuổi yêu quái nhỉ?

Ngày xửa ngày xưa, ở Đông Hải có một ngọn núi tiên, trên núi có một cánh rừng đào um tùm xanh tốt, trong đó có một cây đào vô cùng lớn, dưới gốc cây có hai gian nhà làm bằng đá xanh, có hai anh em sống ở đó, người anh tên là Thần Đồ, người em tên là Uất Luỹ. Hai anh em họ nương tựa vào nhau mà sống, cùng trông coi khu rừng này cẩn thận.

Phía sau khu rừng này có một sơn động rất thâm u, có đủ loại yêu quái sống ở trong đó. Lúc bình thường, chúng đều không dám đi ra khỏi sơn động, bởi vì Thần Đồ và Uất Luỹ cũng canh giữ chúng. Hai anh em này rất lợi hại, cả hổ trên núi cũng sợ họ chứ đừng nói là đám yêu quái này. nếu có tên yêu quái nào trong bọn chúng dám tác yêu tác quái thì Thần Đồ và Uất Luỹ lập tức trói chúng lại, vứt lên núi để làm mồi cho hổ.

Nhưng lũ yêu quái này không cam lòng, chúng luôn muốn ra ngoài để tác yêu tác quái. Vào một đêm nọ, một con quỷ cái già triệu tập tất cả các yêu quái lại, mở cuộc họp trong sơn động, Mụ nói : “ chúng ta không thể bị canh giữ mãi như vậy được, chúng ta phải xông ra ngoài!” Đám yêu quái nghe thế đều rất vui mừng : “ Nhưng chúng ta làm sao ra ngoài đây? Thần Đồ và Uất Luỹ canh giữ chúng ta nghiêm ngặt như vậy? “ Một con quỷ nhỏ thở dài nói. Thế là tất cả yêu quái lại bắt đầu nản lòng. Đột nhiên, con quỷ trêu chọc bật cười : “ Chúng ta lấy cắp binh khí của họ, thế thì dù họ có phát hiện ra chúng ta cũng không có cách gì bắt chúng ta! “ Đám yêu quái thoạt nghe đều cảm thấy ý này rất hay, nhưng sai ai đi lấy cắp bây giờ? Tất cả bọn chúng đều nhìn chăm chăm vào tên quỷ trêu chọc. “ Được rồi, được rồi, ai bảo tôi nhỏ nhất chứ. “ Tên quỷ trêu chọc nói.

Đêm đã khuya rồi, Thần Đồ và Uất Luỹ, sau khi đã kiểm tra xong đồ đạc của mình, cũng đã đi ngủ. Quỷ trêu chọc len lén bước vào phòng họ - Ái chà, binh khí ở bên gối của họ cơ đấy! Tên quỷ trêu chọc hơi sợ, nhưng hễ nghĩ đến việc nếu ra tay thành công thì bọn chúng có thể tự do, thế là nó lấy hết can đảm, trộm đi binh khí, cũng may là hai anh em họ chưa phát hiện.

Đám yêu quái thấy quỷ trêu chọc ra tay thành công, vui mừng đến nỗi hoa chân múa tay : “ Ha ha, phen này bọn họ không có cách gì bắt chúng ta!” Đám yêu quái, dưới sự dẫn dắt của con quỷ cái, lần lượt từng tên chạy ra khỏi sơn động, la hét ầm ĩ, chuẩn bị đến nơi ở của con người để quậy phá.

Thần Đồ và Uất Luỹ giật mình tỉnh giấc bởi tiếng la hét của yêu quái, họ đưa tay chụp lấy binh khí của mình, nhưng binh khí còn đâu nữa? Họ nhìn ra cửa sổ, chỉ thấy quỷ trêu chọc loắt choắt đang cầm binh khí của mình la hét, quậy phá. Thần Đồ và Uất Luỹ giận quá : “ Đám yêu quái này thật không biết đạo trời, phép tắc gì cả, chúng tưởng là lấy cắp binh khí của chúng ta thì không ai quản được chúng. Hừm! Chúng thật quá xem thường bọn ta!” Hai anh em lập tức ra khỏi gi.ường, chạy đến khu rừng đào đó, mỗi người bẻ một cành đào từ trên cây đào to nhất, sau đó tức tốc đuổi theo bọn yêu quái.

Đám yêu quái thấy hai anh em đuổi theo, bắt đầu sợ hãi. Con quỷ cái nói : “ Sợ gì chứ! Không có binh khí, xem bọn họ có thể bắt được chúng ta như thế nào? “ nghe những lời của con quỷ cái, đám yêu quái yên tâm dừng lại, bắt đầu trêu chọc Thần Đồ và Uất Luỹ : “ Ha ha, các ngươi đang tìm gì vậy? Tìm binh khí có phải không? Thật đáng tiếc, ở chỗ chúng ta rồi!” Hai anh em cả giận, huơ cành đào quất lên đầu bọn yêu quái - Kể cũng lạ, cành đào mỏng manh như thế, mềm mại như thế, vừa quất lên người bọn yêu quái, lập tức trở nên có uy lực vô cùng, bọn yêu quái đều ngoan ngoãn nằm rạp xuống đất, Thần Đồ và Uất Luỹ bắt tất cả bọn chúng đưa trở về sơn động.

Mọi người bây giờ mới hiểu biết hoá ra rừng đào của hai anh em họ còn có thần lực lớn như vậy. Về sau, mỗi lần đón Tết, người ta đều dùng gỗ đào vót thành từng miếng, viết lên chữ “ Thần Đồ” và Uất Luỹ”, sau đó treo ở hai bên cửa, tương truyền làm như vậy có thể xua đuổi được yêu quái. Đó chính là câu đối xuân đầu tiên.

Hoàng đế triều Minh, Chu Nguyên Chương, sau khi dựng đô ở Nam Kinh, đã hạ lệnh rằng mỗi dịp Tết, nhà nhà đều phải dán trên cửa câu đối xuân viết trên giấy đỏ. Như thế, dán câu đối xuân vào ngày Tết đã dần dần trở thành một phong tục. Đương nhiên, theo sự phát triển của thời đại và sự tiến bộ của xã hội, nội hàm của câu đối xuân cũng càng lúc càng phong phú và đa dạng.
 
TIỀN LÌ XÌ

Ở Trung Quốc, lúc đón Tết, người lớn thường cho trẻ em một ít tiền lì xì, vì sao lại thế? Bên trong việc này còn có một câu chuyện.

Ngày xửa ngày xưa, ở Đông Hải có một cây đào to, có rất nhiều yêu quái sống trong bộng cây, nào là hồ ly tinh, chuột tinh, sòi già….. Chúng luôn muốn ra ngoài để gây hại, nhưng bình thường luôn có thần tiên canh giữ chúng, đừng hòng tên nào bước ra ngoài. Nhưng hễ đến đêm ba mươi Tết, thần tiên đều trở về nhà ở trên trời để đón Tết, lũ yêu quái này cuối cùng cũng đã có thể tự do rồi. Chúng lũ lượt chạy ra khỏi bộng cậy, quậy phá khắp nơi, gây hại cho bá tánh. Mọi người cũng dần biết được lũ yêu quái này sẽ hoạt động vào ngày này, cho nên họ suốt đêm không ngủ, đốt lửa lò, nói chuyện phiếm, đó gọi là “ Đón giao thừa” . Đám yêu quái này rất sợ những đốm lửa đỏ, thấy lửa trong lò thì không dám vào nhà của con người.

Một năm nọ, lại đến đêm ba mươi Tết. Hồ ly tinh xảo quyệt đã nghĩ ra một ý xấu : “ Chúng ta đánh thuốc mê con người thì chẳng phải có thể làm được việc chúng ta muốn làm sao? “ Thế là đám yêu quái, dưới sự lãnh đạo của hồ ly tinh, lấy thuốc mê đã được gói cẩn thận trong giấy, đến nơi ở của con người.

Lúc này, mọi người vẫn vây quanh bếp lửa để đón giao thừa như lúc trước. Chớp mắt đã đến nửa đêm, trẻ con đã buồn ngủ đến không chịu nổi nữa rồi. Người lớn nói : “ Nhất thiết không được ngủ, nếu không yêu quái sẽ tha các con đi! “ Đám yêu quái ở bên ngoài cửa sổ sau khi nghe được những lời này đều rất tức giận, chúng lập tức thổi thuốc mê vào qua khe cửa.

Quả nhiên, trẻ con ngửi thấy mùi thuốc mê ngào ngạt, cũng không gắng gượng được nữa, chẳng mấy chốc đã chìm vào giấc mộng. Ngay cả người lớn cũng đều mơ mơ màng màng muốn ngủ thiếp đi. bỗng nhiên, một cơn gió lạnh thổi qua, người lớn rùng mình một cái, thoắt chốc tỉnh lại. Họ nghĩ đến một câu chuyện mà các cụ thường nói : “ Có tiền có thể khiến quỷ đẩy cối xay.” Thế là, họ đã làm rất nhiều bao bằng giấy đỏ, bên trong để một ít tiền, sau đó đặt những bao đỏ này vào tay trẻ con. Làm xong những việc này, họ cũng không gắng gượng nổi nữa, mỗi người bèn trở về phòng của mình để ngủ.

Đám yêu quái ở bên ngoài đã không còn kiên nhẫn đợi từ rất lâu rồi. Khi chúng thấy lửa trong lò đã tắt, mọi người đều dã đi ngủ thì mừng rỡ đến hoa chân múa tay – phen này có thể quậy một trận rồi! Chúng nghênh nghênh ngang ngang đi vào trong phòng của người lớn. Ái chà! Người lớn thật lợi hại, khiến cho lũ yêu quái không sao đến gần được. “ Đi, chúng ta đi bắt trẻ con! “ Đám yêu quái lại ùa vào phòng trẻ con như ong vỡ tổ. Chúng xông đến trước gi.ường trẻ con, phát hiện trong tay mỗi đứa trẻ đều nắm một chiếc bao đỏ. Đám yêu quái nhìn thấy vật màu đỏ thì hơi sợ hãi, hồ ly tinh lại lấy hết cam đảm, bước lên trước, vạch tay bọn trẻ, lấy chiếc bao đỏ, mở ra xem thử : A, là tiền! Hồ ly tinh đắc ý nói với lũ yêu quái : “ Số tiền này là để cho chúng ta tiêu xài, chắc chắn là những người lớn đó sợ chúng ta, sợ chúng ta ăn mất trẻ con của họ, bèn tặng chúng ta tiền để chúng ta lấy tiền đó tiêu Tết vui vẻ, mặc tình hưởng lạc. “ Đám yêu quái thoạt nghe, cảm thấy những lời hồ ly tinh nói rất có lý , liền quyết định không làm hại trẻ con, chỉ lấy tiền, ăn uống no say mà đi.
 
TẾT NGUYÊN TIÊU

Đời Hán có một hoàng đế tên là Hán Vũ Đế, bên cạnh ông còn có một đại thần là Đông Phương Sóc vô cùng thông minh cơ trí, lại rất tốt bụng. Mỗi khi Hán Vũ Đế tức giận muốn trừng phạt các đại thần, cung nữ, ông đều có thể làm cho Hán Vũ Đế nguôi giận bằng mấy câu khôi hài, cứu mạng những người đó. Cho nên, mọi người xung quanh đều rất thích ông, tôn kính ông.

Vào mùa đông năm nọ, tuyết rơi liên tục đến mấy ngày. Một hôm tuyết ngừng rơi, Đông Phương Sóc đến vườn thượng uyển để bẻ hoa mai. Mới vừa bước vào cổng vườn, bỗng nhiên ông trông thấy một cô gái sắp nhảy xuống giếng trong vườn. Đông Phương Sóc vội vàng lao đến, ngăn cô gái lại, hoá ra cô là cung nữ Nguyên Tiêu.

Đông Phương Sóc ôn tồn hỏi : “ Nguyên Tiêu cô nương, cô còn trẻ vì sao phải làm như vậy chứ? “ Nguyên Tiêu khóc và nói : “ Đại nhân, từ khi tiểu nữ vào cung thì không gặp được người thân của mình nữa. Tiểu nữ nghĩ, đời này có lẽ cũng chẳng gặp được họ nữa chi bằng tiểu nữ chết đi. “ Đông Phương Sóc nghe xong, ngẫm nghĩ một lúc rồi chỉ cho Nguyên Tiêu một cách để cô có thể gặp được người thân.

Đông Phương Sóc lại chạy đến nhà Nguyên Tiêu sắp xếp một lượt, rồi ra phố xem bói cho mọi người. Mọi người đều biết Đông Phương Sóc, biết ông rất có bản lĩnh. Hễ thấy ông xem bói thì đều chen lại để xem náo nhiệt. Chỉ nghe Đông Phương Sóc nói : “ Ngày mười sáu tháng giêng này, kinh thành sẽ bị lửa thiêu rụi, đây là mệnh lệnh của Ngọc Hoàng Đại Đế trên trời. “ Mọi người thoạt nghe đều rất sợ hãi, vội vàng hỏi Đông Phương Sóc có thể tránh được tai nạn này không. Đông Phương Sóc ngẫm nghĩ rồi nói : “ Thế này vậy, ngày mười ba tháng giêng này, thần lửa trên trời sẽ đến đây quan sát. Đến chiều hôm đó, mọi người chỉ cần nhìn thấy một cô gái áo đỏ cưỡi trên con lừa lông đỏ từ hướng Tây Bắc đi lại – đó chính là thần lửa, mọi người phải quỳ xuống khóc lóc cầu cứu, không chừng sẽ có tác dụng.”

Ngày mười ba tháng giêng đã đến rồi, mọi người đó đã ra ngoài từ sớm, nhìn về hướng Tây Bắc, đợi thần lửa đến. Trời dần dần tối, không biết ai la lên một tiếng : “ Đến rồi, đến rồi!” Quả nhiên, từ hướng Tây Bắc có một cô gái mặc áo đỏ cưỡi lừa đỏ đi đến. Mọi người lập tức quỳ xuống, đồng thanh nói : “ Xin thần lửa cứu chúng tôi với. ”

Sau khi Đông Phương Sóc về cung, liền nói tin này cho Hán Vũ Đế biết. Hoàng thượng vừa nghe đã sợ hết hồn. Đông Phương Sóc nói : “ Bá tánh đã cầu xin thần lửa lượng tình, thần lửa đã đồng ý giúp đỡ chúng ta rồi. Nghe nói thần lửa thích ăn bánh trôi nhất, người nấu bánh trôi ngon nhất trong cung chhúng ta phải kể đến Nguyên Tiêu cô nương. Đêm mười lăm tháng giêng, chúng ta phải làm thật nhiều bánh trôi, kính dâng lên thần lửa để bà vui vẻ ăn thoả thích, như thế bà sẽ không phóng hoả. Chúng ta lại bảo bá tánh trong thành làm đủ loại hoa đăng, đêm rằm, mười sáu tháng giêng, treo đầy khắp nơi trong thành. Như vậy thì Ngọc Hoàng Đại Đế từ trên trời nhìn xuống sẽ giống như lửa cháy.

Hoàng thượng thoạt nghe, vội vàng lệnh cho bá tánh trong toàn thành đều phải làm hoa đăng, còn bảo Nguyên Tiêu nấu thật nhiều bánh trôi, chuẩn bị dâng cho thần lửa.

Đến đêm rằm tháng giêng, trời vừa tối, mọi người đã treo đèn hoa đăng lên, trên cửa, trên cây, bên sông, khắp nơi đèn đuốc sáng chuang, rực rỡ chói mắt, đẹp vô cùng. Hán Vũ Đế cũng dẫn theo người nhà của ông, thay quần áo thường dân, ra ngoài ngắm đèn.

Nguyên Tiêu tay cầm một chiếc đèn lớn trong cung, bên trên có viết hai chữ to “ Nguyên Tiêu”, vì Hán Vũ Đế muốn để cho thần lửa biết bánh trôi là do Nguyên Tiêu tự tay làm. Đột nhiên em gái của Nguyên Tiêu nhìn thấy chữ trên đèn liền gọi to : “ Chị ơi!” Nguyên Tiêu nghe tiếng em gái, mừng rỡ chạy sang, cả nhà họ cuối cùng cũng đã đoàn tụ rồi.

Đêm đó, mọi người đều không ngủ, trong thành đèn đuốc sáng thâu đêm, người dân trải qua một đêm yên bình. Hán Vũ Đế cũng rất vui, liền quyết định từ đó về sau, vào ngày nào hàng năm, nhà nhà đều phải ăn bánh trôi, xem hoa đăng. Tập tục này lưu truyền mãi cho đến ngày nay.
 
Oạch nhiều vậy bạn ? bạn có ebook k gửi cho mình với
 
BIỂU DIỄN ĐÈN LỒNG

Vào những ngày lễ mừng quan trọng, người Trung Quốc đều thích biểu diễn đèn rồng, con rồng vàng dài thườn thượt bay lượn lên xuống theo những quả bóng màu, có khi còn phun ra từng đốm lửa, đẹp mắt vô cùng.


Tương truyền ngày xưa có ngôi làng nhỏ tên là Làng Sen, đầu làng có một ao sen rất đẹp, mỗi lần đến mùa hạ, trong ao nở đầy hoa sen, hoa đỏ lá xanh nổi bật giữa trời xanh mây trắng, đẹp mắt vô cùng. Có một đôi vợ chồng hiền lành sống bên bờ ao sen, người chồng tên là Bách Diệp, người vợ tên là Hà Hoa, họ sống rất hạnh phúc. Hà Hoa mang thai, con người ta mười tháng đã sinh, con của Hà Hoa mãi đến chín trăm chín mươi chín ngày mới sinh, đó là một bé trai. Bé trai này vô cùng kỳ lạ, tuy rất trắng trẻo, mũm mĩm, nhưng ở ngực và lưng lại mọc chi chít những chiếc vảy rồng ánh vàng lấp lánh, đếm ra thì vừa đúng chín trăm chín mươi chín chiếc vảy. Mọi người đều nói với vợ chồng nhà Hà Hoa : “ Đứa bé này thất là khác thường, trên người mọc đầy vảy rồng, đây là hoá thân của rồng đó! Không ngờ, người bình thường chúng ta cũng có thể sinh ra giống rồng, thật là khác thường, khác thường!”

Tin tức chẳng mấy chốc đã truyền đến tai trưởng làng. Tên trưởng làng này là một kẻ xấu xa, thường ngày vẫn đè đầu cưỡi cổ dân làng, tác oai tác quái, người dân chỉ biết căm giận hắn chứ chẳng dám nói gì. Hắn vừa nghe nói là Hà Hoa đã sinh ra con rồng thì vô cùng ngạc nhiên và đố kỵ. Hắn ở trong nhà đứng ngồi không yên, nghĩ rằng : “ Như thế sao được? Từ xưa đến nay chỉ có hoàng thượng mới là giống rồng. Hà Hoa là hạng người gì mà có thể sinh ra con rồng? Ta phải bắt chúng lại, dâng cho hoàng thượng, để hoàng thượng xử chúng tội chết vì mưu phản, không chừng nhờ đó mà ta còn có thể thăng quan phát tài nữa đấy chứ!” Nghĩ đến đấy, hắn lập tức dẫn mấy tên lâu la đi đến nhà vợ chồng Hà Hoa.

Bà con trong làng được tin, vội vã chạy đến nhà Hà Hoa, khuyên họ chạy trốn. Vợ chồng Hà Hoa biết tên trưởng làng nhắm vào đứa trẻ, liền vội vàng đặt đứa trẻ vào một chiếc chậu gỗ nhỏ, giấu trong ao sen trước nhà. Họ mới giấu đứa bé xong thì trưởng làng đã hung hăng chạy đến.

Bọn người trưởng làng lật tung cả nhà suốt ngày cũng không tìm thấy bóng dáng đứa trẻ, bèn tức giận lồng lộn, trói Bách Diệp lại để đánh đập, tra khảo tàn nhẫn, Bách Diệp đáng thương vì con mình mà bị đánh chết tươi. Trưởng làng còn cướp Hà Hoa xinh đẹp về nhà mình, hành hạ lăng nhục trăm bề.

Hà Hoa thấy chồng mình đã chết, mình lại bi vùi dập như vậy, nàng thật chỉ muốn chết đi cho xong. Nhưng mỗi khi nàng sắp sửa thực hiện ý định, nàng đều nghĩ đến đứa con thân yêu mà mình giấu trong ao sen. Nếu ta chết đi thì ai sẽ chăm sóc con ta? Vì con của ta, cho dù thế bào ta cũng phải tiếp tục sống.

Mỗi ngày, nàng đều nhân lúc vo gạo, len lén đến bờ ao sen, chiếc chậu gỗ nhỏ đó sẽ tự động trôi sang. Sau khi cho con bú xong, nàng lại đấy chiếc chậu gỗ nhỏ đi, để nó trôi đến nơi thật xa của ao sen. Cứ như thế, chín trăm chín mươi chín ngày đã trôi qua, con của Hà Hoa dần dần lớn lên, những chiếc vảy trên mình nó càng phát sáng lấp lánh hơn. Tên trưởng làng đáng ghét chẳng biết từ đâu nghe được tin rằng hoá ra con rồng đang được giấu trong ao sen. Hắn tức giận vô cùng.

Hôm đó, Hà Hoa lại đến bên ao sen để vo gạo và cho con bú như thường lệ, nhưng nàng đâu ngờ trưởng làng đã đi theo sau nàng. Chỉ thấy từ nơi xa thẳm của ao sen, một chiếc chậu gỗ nhỏ trôi đến, ngồi trong chậu là một đứa trẻ toàn thân phát sáng, cậu bé nhìn thấy Hà Hoa, lập tức giơ cánh tay mũm mĩm nhào về phía nàng. Đột nhiên, trưởng làng từ phía sau Hà Hoa xộc tới, tay cầm con dao đốn củi chém xuống đứa bé. Hà Hoa hoảng hốt kêu lên. Sự kiện lạ đã xảy ra : Đứa bé lập tức biến thành một con rồng vàng nhỏ, bay lượn trên không trung phía trên ao sen, giận dữ gầm lên, lại dũng mãnh lao xuống, trong chớp mắt đã quần chết trưởng làng.

Sau khi rồng vàng nhỏ báo thù xong, trở về nhà thì phát hiện người mẹ đã tự sát rồi. Hoá ra nàng nhìn thấy rồng vàng nhỏ đã trưởng thành, không còn gì để bận tâm nữa, liền mặc chiếc áo hoa mà mình tự may, lặng lẽ qua đời. Rồng vàng nhỏ đau đớn vô cùng, sau khi chôn cất mẹ xong thì bay đi.

Về sau, vào mùng một tháng giêng hàng năm, cậu đều bay về tế mộ mẹ, còn làm mưa giúp người chống nạn.

Để tưởng nhớ mẹ con rồng vàng nhỏ, vào ngày mùng một tết hàng năm, mọi người đều dùng giấy làm thành chiếc đèn rồng ánh vàng lấp lánh, đồng thời tổ chức hoạt động biểu diễn đèn rồng. Lúc múa rồng, còn phải lay động những chiếc bong bóng màu ở phía trước đèn rồng để thu hút rồng vàng, vì rồng vàng nhỏ tưởng đó là chiếc áo hoa mà mẹ cậu mặc lúc sinh tiền, cậu sẽ lấy nó để làm kỷ niệm.
 
Còn vài truyện nữa thôi ^^
 
TẾT ĐOAN NGỌ

Mùng năm tháng năm âm lịch hàng năm là ngày Tết Đoan Ngọ. Vào ngày này , mọi người vui vẻ khua chiêng gióng trống, tổ chức đua thuyền rồng. Từng đoàn thuyền rồng chèo như bay trên mặt nước, náo nhiệt vô cùng. Ngoài ra, vào ngày này, mọi người đều ăn bánh chưng thơm phức. Cho nên, bất luận là người lớn hay trẻ em cũng đều thích ngày này. Ngày Tết này được định ra để kỷ niệm nhà thơ lớn Khuất Nguyên.

Khuất Nguyên là nhà thơ lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, thơ của ông đến nay vẫn được mọi người truyền tụng rộng rãi. Ông không chỉ có học vấn, biết làm thơ, mà đồng thời còn là một nhà chính trị có tầm nhìn xa, ông là đại thần của nước Sở thời Chiến Quốc. Nước Sở là một nước ở miền nam, không lớn mạnh như nước Tần ở phương bắc, cho nên nước Tần thường xuyên đến ức hiếp nước Sở. Khuất Nguyên rất yêu đất nước của mình, ông không muốn nhìn thấy tổ quốc bị xâm lược, vì nước Tần cũng thường xuyên uy hiếp nước Tề ở lân cận, cho nên ông liền nghĩ cách khuyên Sở Hoài Vương liên hiệp với nước Tề để chống lại nước Tần. Thoạt đầu, Sở Hoài Vương nghe theo ý kiến Khuất Nguyên, nhưng sau đó, một số đại thần ở bên cạnh ông ta đã nhận hối lộ của nước Tần, không muốn đối địch với Tần, thế là họ bèn nói xấu Khuất Nguyên trước mặt Sở Hoài Vương. Dần dần, Sở Hoài Vương không còn tín nhiệm Khuất Nguyên nữa, ông ta không chỉ không nghe theo ý kiến của Khuất Nguyên mà thậm chí còn bất chấp sự phản đối của Khuất Nguyên, bị gạt sang Tần mượn việc đính hôn để cầu hoà, muốn kết tình hữu nghị với Tần. Kết quả, ông vừa đến nước Tần thì bị vua nước Tần bắt lại, còn ép ông ta phải cắt nhượng đất đai và thành thị cho Tần. Lúc này, Sở Hoài Vương mới biết mình đã trúng kế, bị lừa, mới cảm thấy lời Khuất Nguyên là đúng, ông ta vừa tức giận vừa hối hận, không bao lâu thì chết ở nước Tần.

Sau khi Sở Hoài Vương chết đi, con trai ông ta là Khoảnh Tương Vương lên làm vua. Hắn không những không nghe lời dạy của cha, gấp rút thao luyện binh mã đề phòng sự xâm lược của Tần, ngược lại mỗi ngày đếu ăn chơi trác táng, hưởng lạc mua vui, chưa từng hỏi đến chuyện quốc gia đại sự. Nước Tần biết được vị vua mới của nước Sở là như vậy, liền muốn phát binh công đánh nước Sở. Một số đại thần chính trực vô cùng lo lắng, liền đi khuyên Sở Vương nào ngờ ông vua này cũng không muốn nghe lời họ chút nào, còn đuổi họ ra. Từ đó về sau, cũng không còn ai dám khuyên nhủ Sở Vương nữa.

Sau khi Khuất Nguyên biết được việc này, ông nghĩ bụng : “ Dù cho hoàng thượng đuổi ta đi, không cho ta làm quan nữa, ta cũng phải đi khuyên can người. Quả nhiên, Khuất Nguyên dũng cảm đi khuyên nhà vua, kết quả là Khoảnh Tương Vương mê muội đã bãi miễn chức quan của ông, còn lưu đày ông xuống miền nam hoang vu, vắng vẻ.

Sau khi Khuất Nguyên bi đuổi đi, cũng không còn ai dám nói gì nữa. Sở Vương và các đại thần gian nịnh càng thêm hoang dâm vô độ, hoành hành ngang ngược. Nước Tần thừa cơ đến công đánh, phút chốc đã đánh bại nước Sở, đô thành nước Sở cũng bị công phá, bá tánh lớp chết, lớp bị thương, lớp chạy trốn, bi thảm vô cùng!

Khuất Nguyên ở bên bờ sông Mịch La nghe được tin này, trong lòng vừa phẫn nộ vừa đau khổ, nghĩ đến đất nước mình đang yên đang lành lại bị nước Tần chiếm mất, lý tưởng hoài bão cả đời mình đã bị tan vỡ, tất cả đều đã hết, thế là vào ngày mùng năm tháng năm, ông ôm một tảng đá lớn, nhảy xuống sông Mịch La tự tử.

Sau khi những người dân ở gần đó biết được tin này thì vô cùng đau buồn, họ tụ lại với nhau bàn bạc : Nếu nhà vua sớm nghe lời Khuât Nguyên thì nước Sở sẽ không rơi vào kết cục như ngày hôm nay. Những ngư dân ven sông Mịch La vừa nghe nói Khuất Nguyên nhảy xuống sông tự vẫn, liền vội vàng chèo thuyền đến bên sông, hy vọng có thể cứu sống được ông. Họ tìm mãi, tìm mãi từ sáng đến tối, nhưng họ đã đến muộn rồi, không những không cứu được Khuất Nguyên mà ngay cả thi thể của ông cũng không thể tìm được. Họ sợ thi thể của Khuất Nguyên dưới đáy sông bị cá tôm ăn mất, liền trở về nhà dùng lá sậy gói nếp lại làm thành bánh chưng, ném xuông sông, hy vọng cá tôm ăn những thứ này sẽ không đến ăn thi thể của Khuất Nguyên nữa.

Từ đó về sau, mỗi lần đến ngày mùng năm tháng năm âm lịch, mọi người sẽ tổ chức cuộc đua thuyền rồng, nhà nhà còn gói bánh chưng, bày tỏ sự nhớ sâu sắc đến Khuất Nguyên.
 
TẾT TÉ NƯỚC CỦA DÂN TỘC THÁI
Ở Tây Song Bản Nạp, không chỉ phong cảnh tươi đẹp mà Tết té nước của người dân tộc Thái cũng rất nổi tiếng. Tết té nước nhằm vào tháng sáu, tháng bảy theo lịch của dân tộc Thái, tức là khoảng mười ngày sau Tết Thanh Minh âm lịch. Mỗi năm, vào dịp Tết té nước, các nơi đều vô cùng náo nhiệt, mọi người vui mừng hớn hở, té nước vào nhau là một phương thức bày tỏ sự chúc phúc đặc biệt của người dân tộc Thái. Những ai có nước trên gười càng nhiều thì sự chúc phúc mà họ nhận được cũng sẽ càng nhiều. Phong tục này được hình thành như thế nào nhỉ?
Ngày xửa ngày xưa, ở vùng mà người tộc Thái cư trú có một ma vương hung ác. Hắn không sợ gì cả, không sợ nước, không sợ lửa, càng không sợ những thứ như đao, kiếm, rìu gì đó. Hắn muốn gì thì đi cướp lấy, nếu ai dám không nghe theo hắn thì hắn sẽ giết chết người đó. Tên ma vương đáng ghét này rất thích mỹ nữ, chỉ cần hắn vừa mắt một cô gái nào thì sẽ cướp nàng về làm vợ. Hắn đã cướp đi mười một cô gái rồi. Mọi người đều hận ma vương này hết sức.
Một hôm, ma vương lại dẫn về một cô gái xinh đẹp. Mười một cô gái kia vừa nhìn thấy đều khen ngợi không ngớt. Vẻ đẹp của nàng, dù là tiên nữ trên trời e rằng cũng không thể sánh bằng. Họ đều rất thích cô em gái nhỏ này, càng thêm căm hận ma vương kia. Nhưng dần dần họ phát hiện, nàng út này dường như không hận ma vương, mỗi ngày nàng đều theo ma vương ăn uống, chơi đùa vui vẻ, thường xuyên trêu chọc cho ma vương cười ha hả, còn mình cũng cười tươi như hoa, nàng dường như rất thích cuộc sống ở đây.
Mười một chị em nhìn thấy nàng út như vậy, đều rất tức giận. Một hôm, họ nhân lúc ma vương không có mặt, lén tìm nàng út, hỏi nàng tại sao lại như vậy. Nàng út thoạt nghe đã vội vàng nói : “ Các chị ơi,các chị hiểu lầm em rồi! Em làm sao có thể quên được nỗi khổ mà ma vương mang đến cho chúng ta? Nhưng chúng ta có khóc lóc mỗi ngày vẫn không thể đánh bại được hắn, nay em làm như vậy chính là để sau này có một ngày có thể giết chết hắn. Em sẽ phát hiện ra điểm yếu của hắn trong khi cùng hắn chung sống, sau đó sẽ lợi dụng điểm yếu này để giết chết hắn!” Thế là họ hẹn nhau sẽ giúp nàng út tiêu diệt ma vương.
Hôm đó ma vương rất vui vẻ, hắn kéo nàng út uống rượu, ca hát không ngừng. Nàng út cũng làm ra vẻ phục tùng cùng hắn uống rượu, nhảy múa cho hắn xem. Nàng thấy ma vương đã ngà ngà say liền cố ý nói :” Đại Vương, người quả thật là có bản lĩnh, người trong thiên hạ đều nghe lời người. Người chẳng sợ gì cả, thiếp thật hâm mộ người, nguyện suốt đời đi theo người.” Ma vương thoạt nghe, quả thật đã quên mình là ai, hắn kéo tuột nàng út sang, khe khẽ nói : “ Thật ra, ta không hẳn là không sợ gì cả.” Nàng út vừa nghe, trong bụng đã mừng thầm, nhưng ngoài mặt lại vô cùng thản nhiên, nàng hỏi : “ Đại vương, người đừng gạt thiếp, người mà còn sợ gì nữa chứ?” Ma vương hỏi : “ Chà, ta chỉ nói cho một mình nàng thôi, nàng không dược nói cho người khác biết đó!” Nàng út vội vàng đáp : “ Vâng ạ!” Ma vương liền bảo với nàng : “ Nếu có người nhổ một sợi tóc của ta, buộc chặt vào cổ ta thì ta sẽ không thể sống được nữa.” Nói xong, hắn liền thiu thiu nhủ.
Vào lúc đêm khuya thanh vắng, nàng út cùng với mười một chị em khẽ khàng đến trước gi.ường ma vương, thấy hắn đang ngáy o o. “ Bậc” một tiếng, nàng út đã nhổ một sợi tóc trên đầu hắn, sau đó buộc chặt vào cổ hắn, “ ùm” một tiếng, chiếc đầu của ma vương bèn rớt xuống. Các chị em mừng rỡ vô cùng, suốt đêm họ chạy đi báo cho mọi người biết tin mừng này. Mọi người cũng không ngủ được, đều từ trên gi.ường chồm dậy, ca hát nhảy múa,chúc mừng các cô gái đã trừ được một mối hại lớn cho dân.
Tuy ma vương đã chết, nhưng cái đầu của hắn thì làm thế nào đây? Các cô gái đã thử dùng lửa thiêu, thiêu không cháy; dùng chuỳ đập, đập không nát; dùng nồi nấu, nấu không nhừ. Bất luận dùng biện pháp nào cũng không thể làm tiêu hết cái đầu của ma vương, nhưng nếu để nó ở lại trần gian thì không chừng vẫn là một mối hoạ lớn. Cuối cùng, các cô quyết định mười hai người sẽ luân phiên ôm giữ chiếc đầu của ma vương, như vậy thì tuy là mình vất vả một chút, nhưng lại giúp cho người khác được hạnh phúc. Cứ như thế, mỗi người các cô ôm lấy đầu ma vương một ngày, trước mỗi lần thay phiên đều rửa cẩn thận đầu ma vương trong nước để phòng ngừa nó sống lại tác quái.
Người dân tộc Thái rất cảm kích mười hai cô gái này, để bày tỏ lòng kính trọng đối với các cô, mỗi năm họ đều tổ chức một dịp lễ Tết té nước cho mười hai cô gái này, chúc các cô được may mắn, hạnh phúc. Về sau, phong tục này đã dần dần được phổ biến rộng rãi, duy trì mãi cho đến ngày nay.
 
TẾT TRÙNG DƯƠNG LÊN NÚI CAO


Người Trung quốc có tập tục leo núi vào ngày mùng chín tháng chín âm lịch, tương truyền leo núi vào ngày này có tác dụng tránh được tai hoạ. Bạn có biết vì sao người ta lại nói như vậy không?
Ngày xưa, bên bờ sông Nhữ Hà có một vùng đất gọi là huyện Nhữ Nam, người dân nơi đây rất cần cù lao động, cuộc sống cũng rất tốt. Nhưng hai bên bờ Nhữ Hà mỗi năm đều có bệnh dịch vô cùng đáng sợ, khi bệnh dịch hoành hành, người ở mọi nhà đều có thể nhiễm phải loại bệnh này, rất nhiều người vì thế mà qua đời, cho dù bệnh nhẹ một chút cũng nằm liệt gi.ường không dậy nổi.
Nơi đây có một người thanh niên tên là Hoằng Cảnh, cha mẹ chàng cũng nhiễm phải bệnh dịch mà chết. Thuở nhỏ, Hoằng Cảnh nghe người ta nói bệnh dịch này là do một con ma ôn dịch, trừ hại cho dân. Chàng nghe nói trong núi lớn Đông Nam có một vị tiên rất có bản lĩnh, có thể hàng phục ma ôn dịch, liền quyết tâm lên núi bái sư học nghệ.
Hoằng Cảnh tìm trong núi rất lâu, cuối cùng vẫn không tìm được nơi ở của vị tiên. Nhưng chàng không sợ khổ, không sợ mệt nhọc, hết ngày này sang ngày khác vượt núi trèo non đi tìm. Lương thực mang theo bên mình đã dùng hết rồi, chàng bèn hái ít hoa quả dại để lót lòng; nước uống cạn rồi, chàng bèn vốc vài ngụm nước suối để uống. Chàng nghĩ : chỉ có lòng thành mới có thể học được bản lĩnh thật sự, trừ hại cho dân. Tấm lòng thành của Hoằng Cảnh đã làm động lòng vị ông trú ngụ. Vị tiên còn muốn khảo nghiệm thử quyết tâm trừ hại cho dân của Hoằng Cảnh, liền đóng cổng để xem Hoằng Cảnh cầu kiến mình thư thế nào. Hoằng Cảnh không dám quấy nhiễu vị tiên, bèn cung kính quỳ bên ngoài cổng, lặng lẽ đợi vị tiên xuất hiện. Một ngày, hai ngày, đến ngày thứ ba, vị tiên cuối cùng cũng xúc động bởi lòng thành của Hoằng Cảnh, ông mở cổng ra, cười tít mắt nói : “ Hoằng Cảnh, thấy con thiết tha trừ hại cho dân như vậy, mau vào đi!” Nói đoạn, trao cho Hoằng Cảnh một thanh Thanh Long kiếm hàng ma.
Từ đó, Hoằng Cảnh bắt đầu theo sư phụ khắc khổ luyện tập. Võ nghệ của chàng có sự tiến bộ rất lớn, nhưng chàng vẫn không bằng lòng, vẫn khổ luyện bất kể ngày đêm. Một hôm, Hoằng Cảnh đang luyện kiếm thì vị tiên nói với chàng : “ Hoằng Cảnh, ngày mùng chín tháng chín năm nay, ma ôn dịch Nhữ Hà sẽ lại ra ngoài hại người, con hãy mau chóng xuống núi để trừ hại cho dân đi!” Vị tiên vừa nói vừa trao cho chàng một bao lá thù du và một bình rượu hoa cúc, đồng thời bảo chàng : “ Mang theo lá thù du, ma ôn dịch sẽ không dám đến gần con; uống một ngụm rượu hoa cúc thì sẽ không bị nhiễm dịch. Khi đến nơi, con có thể bảo người dân ở quê nhà lên núi tránh nạn, sau đó thì con có thể hàng phục con ma ôn dịch. “ Hoằng Cảnh cáo biệt sư phụ, cưỡi lên con hạc tiên của sư phụ, bay về hướng Nhữ Nam.
Sau khi trở về quê nhà, Hoằng Cảnh nói lại những lời của vị tiên cho bà con ở quê nghe. Ngày mùng chín tháng chín, chàng dẫn mọi người leo lên một ngọn núi gần đó, chia cho mỗi người một phiến lá thù du, lại cho mỗi người nhắp một ngụm rượu hoa cúc, sau đó một mình mang Thanh Long kiếm hàng ma trở về nhà đợi con ma ô dịch đến.
Không lâu sau, con ma ô dịch chui ra khỏi mặt sông, cưỡi gió yêu lên bờ. Nó phát hiện làng nào cũng đều không một bóng người, ngẩng đầu nhìn thì thấy mọi người đang ở trên núi. Nó bèn hùng hùng hổ hổ lao lên núi. Nó vừa đến chân núi thì ngửi thấy hơi rượu hoa cúc nồng nặc, mùi thù du sực nức xông lên khiến nó choáng váng. Nó không dám lên núi, đành phải quay trở lại làng để tìm người. Vừa khéo nhìn thấy Hoằng Cảnh đang ngồi trong nhà, nó gầm to một tiếng rồi nhào qua. Hoằng Cảnh lập tức vung kiếm nghênh chiến. Đánh được một trận, Hoằng Cảnh cang đánh càng hăng, con ma ôn dịch trong lòng hoảng sợ, bèn quay người định chạy trốn. Hoằng Cảnh quát to một tiếng : “ Chạy đi đâu!” “ Vút “ một tiếng, ném kiếm Thanh Long ra, chỉ thấy ánh kiếm nhoáng quá, con ma ôn dịch đã bị đâm trúng tim, ngã xuống đất chết.
Từ đó về sau, hai bên bờ sông Nhữ Hà không còn chịu nạn dịch nữa. Mọi người đều ca ngợi Hoằng Cảnh anh hùng trừ hại cho dân, đồng thời việc leo núi ngày chín tháng chín cũng trở thành một tập tục được lưu truyền lại.
Người Trung Quốc ngày xưa xem “ một, ba, năm, bảy, chín “ là số dương, “ chín” lại là số dương lớn nhất, cho nên gọi ngày chín tháng chín là “ Trùng Cửu”, “ Trùng Dương”, ngày chín tháng chín lên núi cao cũng gọi là Tết Trùng Dương lên núi cao.
 
Vậy bạn post tiếp đi nha thank bn nhiều đọc hay lắm
 
Cháo Lạp Bát

Người Trung Quốc gọi tháng mười hai âm lịch là “ Lạp Nguyệt” (tháng Chạp). Mỗi năm đến ngày mùng tám tháng Chạp, mọi người đều phải ăn “ cháo Lạp Bát”. Cháo Lạp Bát chính là món cháo dùng tám thứ như gạo, đậu, đậu phộng, táo Tàu….. nấu chung với nhau, nấu mãi, cho đến lúc chín thì ngọt lìm lịm, thơm phưng phức, ngon cực kỳ. món cháo ngon như vậy lại có nguồn gốc không bình thường chút nào.

Hoàng đế khai quốc triều Minh, Chu Nguyên Chương, rất có bản lĩnh, ông thống lĩnh quân đội đánh bại quân thù, lên làm hoàng đế, oai phong vô cùng! Nhưng thuở nhỏ, nhà ông lại nghèo, ông đành phải đi chăn trâu cho nhà tài chủ. Tài chủ nọ đối với ông không tốt chút nào, động một tý là đánh, là, là mắng, nếu không cẩn thận làm sai việc gì thì càng tệ hơn.

Một hôm, Lúc Chu Nguyên Chương chăn trâu trở về nhà, đi ngang qua một cây cầu độc mộc nhỏ. Cây cầu này thật sự là quá hẹp, lúc đàn trâu đi ngang qua , rất hồi hộp. Đột nhiên, một con trâu trượt chân, rớt xuống dòng sông nhỏ bên dưới cây cầu. Con trâu già bị té gãy chân sau, Chu Nguyên Chương kinh hoàng vô cùng, ông run sợ trở về nhà tài chủ.

Tài chủ vừa nhìn thấy trâu của mình bị té gãy chân thì giận quá, hắn nhốt Chu Nguyên Chương vào trong một gian nhà tồi tàn, hầm hầm nói : “ Nếu con trâu có bề gì thì mày đừng có hòng ăn cơm!” Cứ như thế, Chu Nguyên Chương dã bị nhốt ba ngày ba đêm, đã sắp chết đói rồi, ông đành phải lục tung khắp nơi trong gian nhà tồi tàn này, hy vọng có thể tìm thấy chút gì để ăn. Nhưng ông tìm tới tìm lui cúng không tìm được gì.

Đột nhiên, “ chít, chít, chít, …”, mấy con chuột nhắt bò ra, chúng chạy qua chạy lại bên cạnh, Chu Nguyên Chương, giống như cố ý chọc giận ông, vòng vòng khiến ông sắp chóng mặt ngất đi. Chu Nguyên Chương gầm to một tiếng, mấy chú chuột nhắt sợ hãi chạy như bay về ổ của mình. Lúc này, Chu Nguyên Chương nghĩ đến việc trong hang chuột có thể có thức ăn, bèn bắt đầu bới hang chuột. Bới mãi, bới mãi, ông phát hiện được “ kho lương thực” của chuột. Các chú chuột nắht đã len lén khiêng về rất nhiều thứ ngon từ nhà tài chủ, có đủ loại thức ăn như gạo, đậu, táo đỏ, đậu phộng….. Các chú chuột sức yếu, tuy mỗi thứ đều chỉ có một ít, nhưng suy cho cùng thì đó thì đó vẫn là thức ăn. Chu Nguyên Chương mừng lắm, ông dùng tay cẩn thận vốc từng ít ít gạo, táo đỏ…, tìm một cái nồi mẻ, bỏ chung những thứ này vào, bắt đầu nấu lên. Còn chưa nấu nhín, Chu Nguyên Chương đã ngửi thấy mùi thơm từ trong nồi từ trong nồi bốc lên, ông dùng mũi hít thật sâu : “ A, thơm thật!” Nước dãi ông sắp chảy ra rồi. Ông kiên nhẫn đợi nồi cháo chín, rồi hấp tấp bưng nồi lên, húp “ ừng ực, ừng ực”, trong chớp mắt đã húp sạch cháo rồi. Ông quẹt quẹt miệng, ăn chưa đã, còm muốn ăn nữa, nhưng trong “ kho lương thực” của chuột cũng chẳng còn gì nữa. Chu Nguyên Chương đành vừa nhớ lại mùi vị của món cháo mới vừa ăn vừa nghĩ : “ Đây là món ngon nhất trên thế gian, sau này nếu ta có tiền, nhất định sẽ ăn mỗi ngày.”

Về sau, Chu Nguyên Chương làm Hoàng đế, mỗi ngày đều ăn sơn hào hải vị, câu chuyện lúc nhỏ đã quên sạch cả.

Một hôm, ông cảm thấy nhièu thứ ngon như vậy ăn vào đều chẳng có mui vị gì. Thứ nào mới ngon miệng đây? Chu Nguyên Chương nhìn cao lương mỹ vị đầy bàn, khổ sở suy nghĩ. Ông bỗng nhớ đến chuyện chăn trâu thuở nhỏ, nhớ đến món cháo mà mình nấu lần đó. Ông lập tức gọi đầu bếp đến, bảo ông ta lấy gạo, đậu phộng, táo đỏ… bỏ vào nấu chung giống mình năm xưa. Ngoài ra, đầu bếp còn bỏ vào một ít đường. Sau khi làm xong thì bưng lên cho Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương nếm thử, tấm tắc khen : “ Đây mới là món ngon đó!” Ông lại cho các đại thần văn võ của mình ăn, mọi người cũng đều cảm thấy rất ngon. Vì hôm đó đúng vào ngày mùng tám tháng Chạp nên lấy tên cho món cháo này là “ Cháo Lạp Bát!”

Từ đó về sau, không chỉ Chu Nguyên Chương, mà còn có các đại thần của ông cũng đều nấu cháo Lạp Bát vào ngày này. Dần dần, tập tục này đã truyền đến nhân gian. Thế là mỗi khi đến ngày này, nhà nhà đều sẽ ăn món cháo Lạp Bát này . Nhưng cũng có nơi gọi cháo này là “ Cháo Bát Bảo”.
 
Hehe cảm ơn bạn nhiều có gì post tiếp nha hay lắm
 
×
Quay lại
Top