Trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Viêm mũi dị ứng cùng với viêm xoang mũi là những bệnh hô hấp khá phổ biến cách chữa viêm mũi dị ứngthuốc chữa viêm mũi dị ứng khá nhiều trên thị trường nhưng ta cần lựa cho5ncac1h hiệu quả nhất

Khi thay đổi thời tiết thì hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi, chẩy nước mũi trong, bị nhiều vào lúc ngủ dậy, khi gặp lạnh. Nếu không điều trị viêm mũi dị ứng tận gốc thì bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính sẽ chuyển thành bệnh viêm xoang nặng chạy vào phế quản, khí quản sinh hen suyễn, nghẹt thở dễ nguy hiểm tới tính mạng. Y học cổ truyền trong Đông y gọi nó là tỵ nục. Việc tìm ra nguyên nhân để điều trị những người bị viêm mũi dị ứng rất khó khăn, quyết định sự thành bại tùy thuộc vào các phương thuốc.


Trong y học cổ truyền quan niệm rằng mũi là cửa ngõ của phổi, nếu chức năng của mũi bình thường, thì con người phân biệt được các mùi, thở hít được thông suốt. Khi phế khí hoặc nguyên khí của cơ thể bị suy yếu, hay khi phế bị các loại phong tà độc bên ngoài xâm phạm vào, thường phát sinh bệnh mũi. Do phế khí và vệ khí hư không khống chế được phong hàn xâm nhập mà gây ra bệnh, bệnh viêm mũi dị ứng thường tái phát khi thay đổi thời tiết, nhất là từ mùa ấm chuyển sang lạnh, thường gặp nhiều nhất vào mùa thu đông.


Đông y còn phân biệt chứng hư hay chứng thực để điều trị. Chứng thực thường có hai thể phong hàn và phong nhiệt. Chứng hư thường do phế khí hư, tỳ khí hư hoặc thận dương hư. Nói chung, tùy theo từng thể bệnh mà có phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam để điều trị thích hợp


Cách phòng ngừa và chữa trị viêm mũi dị ứng là vừa tăng cường chức năng hoạt động của các tạng tỳ, phế, thận (bổ tỳ, bổ phế, bổ thận, tập luyện khí công, dưỡng sinh, điều tiết việc ăn uống), vừa tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Phải dùng thêm các loại thuốc có tác dụng bổ tỳ, phế, thận kết hợp tác dụng khu phong, tán hàn, giải độc. Tốt hơn hết là nên thường xuyên rèn luyện thể chất, nâng cao sức đề kháng để thích nghi được với các yếu tố gây ra bệnh.


Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam


Dùng độc vị quả ké. Dùng một lượng thích hợp quả ké đầu ngựa, sao tới khi có màu xám, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, liên tục trong 2 tuần (1 liệu trình), nghỉ vài hôm lại uống tiếp liệu trình khác. Quan sát lâm sàng cho thấy, thường sau khi dùng thuốc 2-3 liệu trình, ở đại đa số bệnh nhân phản ứng dị ứng được cải thiện rõ rệt, hoặc bệnh phát tác thưa hơn trước nhiều. Một số bệnh nhân sử dụng bị tiêu chảy, đau đầu nhẹ, mệt mỏi, lúc đó nên ngừng sử dụng.


Nếu bị tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang thì có thể dùng các nguyên liệu gồm: củ hành ta 50 gr, gừng tươi 50 gr. Đem cả hai giã nhuyễn cho vào hai muỗng giấm ăn, trộn đều lên, rồi cho vào một tô, hoặc nồi nước thật nóng để xông mũi, họng. Hít thật sâu hơi nước bốc lên từ nước chế biến trên, để hơi đi vào mũi, miệng.


Một số cách chữa viêm mũi dị ứng mà hay bị chảy nước mũi nhiều, có thể dùng vỏ bí đao tươi, dây mướp (lấy đoạn gần ở gốc), và vị thuốc ý dĩ (mỗi loại 50 gr), đem nấu với 2 lít nước để uống trong ngày.


Khi bị viêm mũi do thời tiết mưa nắng thất thường thì việc điều trị viêm mũi dị ứng là có thể dùng một ít gừng tươi cắt lát, cùng 20 gr tô diệp rửa sạch, đem cả hai nấu với nửa lít nước (hoặc có thể dùng nước sôi để h.ãm), lấy nước dùng trong ngày. Nước mật gừng tươi 30g, bèo cái tươi 100 – 120g, hai thứ rửa sạch, giã nát, hoà với nước lọc lấy 150 – 200ml nước cốt. Trộn đều với mật ong 20g, đun sôi. Chia làm 3 lần uống lúc đói, uống với nước ấm.


Nguồn : đánh giá thuốc
 
×
Quay lại
Top