Trẻ dưới 15 tuổi không nên dùng ĐTDĐ

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Từ lâu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp điện thoại di động (ĐTDĐ) vào danh sách các tác nhân có thể gây ung thư. Và mới đây một khuyến cáo đã được đưa ra: Trẻ em dưới 15 tuổi không nên dùng ĐTDĐ.

img-1373191948-1.jpg
Những nghiên cứu

WHO xếp ĐTDĐ vào nhóm danh sách “lừng danh” như thuốc trừ sâu, khói thải xe hơi… - những tác nhân có thể gây ung thư. Quyết định này được mạng lưới các chuyên gia thuộc Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư của WHO đưa ra sau rất nhiều các công trình nghiên cứu về tác hại của sản phẩm này.

Hàng chục nghiên cứu lâm sàng đã thất bại trước đó cho đến khi 1 nghiên cứu đã tìm ra “một sự tăng nhẹ” cho thấy nhóm người dùng ĐTDĐ có nguy cơ mắc 1 dạng ung thư não hiếm gặp có tên Glioma.

Một công trình khác do Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia Mỹ tiến hành cũng tìm thấy điện thoại di động làm tăng hoạt động của não. Dẫu đến nay cho rằng dữ liệu liên quan giữa ĐTDĐ và ung thư não vẫn chưa thuyết phục xong không ít các nhà khoa học trên thế giới đều đồng tình với lời khuyến cáo của Tiến sĩ Peter Shields, Giám đốc chương trình dịch tễ học và gene ung thư tại Bệnh viện ĐH Georgetown, Thủ đô Washington, Mỹ khi cho rằng: Trong khi các bằng chứng thí nghiệm và các nghiên cứu rất hẹp trên người cho thấy cần cảnh giác, thì mọi người cũng nên hiểu rằng có rất nhiều thứ xung quanh ta tiếp xúc hàng ngày cũng bị xếp vào danh sách tác nhân có thể gây ung thư. Xếp loại ĐTDĐ ở danh sách này là thấp nhất trong các hạng, và không ai phải sợ rằng nó có thể đe dọa giống như là thuốc lá hay amiăng.
Sự lo ngại

Theo công bố của 31 nhà khoa học đến từ 14 nước mới đây đã có đủ chứng cớ để WHO liệt kê ĐTDĐ vào danh sách những thứ có thể gây ung thư cho con người, như ung thư não, u tế bào thần kinh… Loại bức xạ phát ra từ ĐTDĐ không như tia X, nhưng lại giống như lò vi sóng siêu nhỏ, làm nóng tế bào não, có thể làm rối loạn sự phát triển của não, gây ung thư và phát triển khối u, làm ảnh hưởng chức năng của thùy thái dương.

Người sử dụng ĐTDĐ trên 10 năm có nguy cơ bị u Glioma tế bào thần kinh gấp đôi người không sử dụng. Sóng điện từ của ĐTDĐ cũng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Ở người đeo kính dùng ĐTDĐ, ảnh hưởng của sóng điện từ vào mắt tăng 20%, vào đầu tăng 6%, có thể do tác động của gọng kính bằng kim loại.

Đối với trẻ nhỏ, xương sọ và não rất mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển, tác động của ĐTDĐ càng lớn. Trong khi xã hội hiện đại, không ít các bậc phụ huynh lại “biến” chiếc ĐTDĐ thành đồ chơi điện tử, hoặc cho trẻ nhỏ sử dụng ĐTDĐ quá sớm mà không biết có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con em mình.
Khuyến cáo

Mới đây, các nhà khoa học, bác sĩ trên thế giới khuyến cáo rằng mặc dù chưa thể kết luận rõ ràng nhưng việc trẻ nhỏ sử dụng ĐTDĐ quá sớm rất đáng lo, trong khi nên phòng tránh vẫn là biện pháp oan toàn hơn cả.

Theo đó, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng, thậm chí là cầm ĐTDĐ đối với trẻ nhỏ. Nên lưu ý ở những nơi có các công trình kiến trúc, sóng tín hiệu thường rất kém, công suất bức xạ của di động sẽ theo đó tăng lên. Nếu nghe hoặc gọi ĐTDĐ khi đang sạc pin, điện áp cao hơn nhiều lần so với thông thường, bức xạ cũng cao gấp 10 lần thông thường và khi ĐTDĐ hết pin thì bức xạ cao gấp 1.000 lần.

ĐTDĐ dù cần thiết nhưng phải thật thận trọng khi dùng, nhất là lúc có sự hiện diện của trẻ nhỏ kế bên. Mặc dù các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về tác hại của sóng ĐTDĐ nhưng họ vẫn gặp nhau ở lưu ý người dùng một vài biện pháp hạn chế bức xạ từ ĐTDĐ như không dùng ĐTDĐ khi có điện thoại bàn, dùng tai nghe để khỏi áp điện thoại vào tai, hạn chế nói chuyện quá lâu, sử dụng dịch vụ nhắn tin thay thế cuộc gọi khi có thể, không dùng ĐTDĐ quá cũ...
Theo An Ninh Thủ Đô
 
×
Quay lại
Top