Tranh luận vể việc thủ khoa đại học y đi học hay nhập ngũ ?

nguyetanh8406

Thành viên
Tham gia
14/7/2011
Bài viết
8
Trường đại học y Hà Nội v ừa công bố điểm thi đại học năm 2013 với khá nhiều thủ khoa, con số này lên tới 17 cùng đạt 29,5 điểm tuy nhiên trong đó Nguyễn Hữu Tiến – thủ khoa ĐH Y Hà Nội ngỡ ngàng trước thông tin 31/7, em được yêu cầu thường xuyên có mặt ở nhà để nhận lệnh nhập ngũ,em đã bày tỏ sự lo lắng, buồn rầu khi biết bản mình sẽ đi bộ đội thay vì đi học Đại học Y chàng thủ khoa này mơ ước.


Qua trao đổi với gia đình em ở thôn Động Phí, xã Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội thì chúng tôi được biết gia đình em Tiến hết sức khó khăn, cận nghèo, bố phải làm thuê trên Hà Nội, mẹ ở nhà làm ruộng, chăn nuôi thêm vào đó là trả món nợ gần 100 triệu.

Nhiều người cho rằng, đặc trưng của ngành Y sẽ phải học đến 6 năm. Nếu Tiến lên đường nhập ngũ, khi trở về sẽ quên đi nhiều kiến thức, gây khó khăn trong việc học. Một số bạn đọc cho rằng, nên quy định độ tuổi nhập ngũ từ khoảng 18- 30 như một số nước trong khu vực, không nên quy định “cứng” theo kiểu buộc các em phải chọn một là học, hai nhập ngũ. Hoặc nên để Tiến theo học, sau đó mới nhập ngũ thì em có thể mang tay nghề để giúp được nhiều người hơn.


Theo quy định mới về nhập ngũ (Thông tư 13 của Bộ Quốc Phòng) trong cùng một thời điểm nếu nhận được giấy báo nhập học và lệnh nhập ngũ thì phải chấp hành lệnh nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.


Trước hoàn cảnh của Tiến, nhiều người cho rằng: thủ khoa rất hiếm hoi, tại sao Tiến phải đi nghĩa vụ mà những người còn lại không phải đi? Trước mắt Tiến là gần 2 năm trong quân đội và 6 năm trường ĐH Y. Đây là một thử thách quá lớn đối với em. Bởi 2 năm đi nghĩa vụ quân sự trước hay sau khi học tập cũng đều là trở ngại khi lượng kiến thức sẽ bị hao hụt.





Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến (áo xanh) và em trai dự thi đại học.
Bạn HC đồng cảm cùng tâm sự của chàng thủ khoa này: “Tôi thấy phải ưu tiên cho ngành y, vì thời gian học quá dài nên cho các em học luôn không cần phải đi nghĩa vụ. Như vậy các em sẽ có thời gian công hiến nhiều hơn”.


Được cống hiến cho đất nước là nghĩa vụ và niềm tự hào của mỗi một người công dân. Nhưng có nhiều cách cống hiến là quan niệm của thành viên John Nguyễn. Bạn cho rằng: “Ai dám chắc những người nhập ngũ như một trạng nguyên là trên tinh thần tình nguyện? Ai dám chắc hai năm trong quân đội của một trạng nguyên sẽ đem lại nhiều đóng góp cho xã hội hơn 2 năm trên giảng đường”.


Một độc giả là cựu chiến binh chống Mỹ, đã có ba người con tốt nghiệp đại học bày tỏ: “Có thể tạo điều kiện cho Tiến bằng cách cho em học HV Quân y. Vì đó đều là nhân tài của đất nước và gia đình không nên làm lỡ cơ hội của các cháu. Tôi biết để có tên trong danh sách trúng tuyển đai học thật không dễ chút nào”.


Khẳng định cho việc học giỏi cũng là cách yêu nước, bạn Trung Dũng cho rằng: “Nếu có ai đó đưa ra lý do, cần phải rèn luyện thể chất trong quân đội để thế hệ tương lai Việt Nam là một thế hệ mạnh mẽ, cường tráng. Vậy, các môn giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất trong môi trường đại học có vai trò gì? Tại sao lại phải cho một trạng nguyên đào tạo trong môi trường quân đội mà không phải là nơi bạn Tiến được theo đuổi đam mê và khát khao cống hiến thực thụ của mình”.


Trái ngược với những ý kiến trên, nhiều người nêu lên đề xuất: Việc nhập ngũ hết sức cần thiết, vì vậy nên có quy định đi bộ đội đối với mọi thanh niên. Điều này có thể giải quyết công bằng cho xã hội, không chỉ có công dân trượt CĐ, ĐH mới đi bộ đội. Nhiều ý kiến cho rằng, không thể vì hai năm đi bộ đội mà kiến thức bị mai một. Bởi học tập là việc theo đuổi suốt đời, dù ở môi trường nào vẫn có thể học.


Theo thông tin mới nhất, Trung tá Thanh sau khi biết được thông tin hoàn cảnh của Tiến. Ông cho hay: “Yêu cầu về quân số mỗi xã trên địa bàn phải đảm bảo đáp ứng đủ. Mỗi xã, thị trấn có thể vận dụng linh hoạt quy định này.


Bài viết được lấy từ https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/k...ia-su/thu-khoa-dai-hoc-y-di-hoc-hay-nhap-ngu/ khi đăng lại nhớ trích rõ nguồn.(mình đăng link vì nguồn mình lấy tại website của gia sư hà nội, nếu không đúng mod chỉnh hộ mình nhé).
 
Mình nói thật chứ, bác gì gì đấy cứ hô hào bảo đi, không biết tới lúc con bác ấy thì sao, mình không phản đối chuyện đi nghĩa vụ là thiêng liêng là cần thiết, nhưng cũng nên suy xét lại cho hợp tình hợp lý, một nhân tài của đất nước sau này sẽ cống hiến bao nhiêu là tri thức, ví dụ như đi về mà em ấy không theo kịp chương trình học thì sao, nước mình còn nghèo, nên là nên đầu tư vào con người trước nhất mới mong phát triển bền vững được!
 
×
Quay lại
Top