Trần Thủ Độ bức tử Lý Huệ Tông nên hay không nên?

pivivu

Thành viên
Tham gia
27/11/2018
Bài viết
10
Lý Huệ Tông đã an phận với đời tu hành, nhưng hai năm sau, vào năm 1226, Trần Thủ Độ sợ lòng dân vẫn nhớ vua cũ nên để khỏi “đêm dài lắm mộng”, ông quyết định kết liễu sinh mạng Huệ Tông.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đạo trời có khi thường có khi biến. Thánh nhân phối với trời đất, giúp việc hoá dục thì có lúc biến mà vẫn không mất phép thường. Như Đan Chu con vua Nghêu là kẻ bất tiếu, thì vua Nghêu tiến vua Thuấn với trời, mà thiên hạ thịnh trị. Thương Quân con vua Thuấn là kẻ bất tiếu không thể truyền ngôi, thì vua Thuấn tiến vua Vũ với trời, mà xã tắc được yên, đều là xử trí lúc biến mà không mất phép thường cả. Đời sau chỉ truyền ngôi cho con mà không truyền ngôi cho người hiền, vì là không có người nào được như Thuấn và Vũ. Nếu không may mà không có con thì chọn con của người tông thất nuôi làm con mình để nối giữ nghiệp lớn, đó cũng là một cách xử trí trong lúc biến vậy. Lý Nhân Tông đã làm như thế rồi, Huệ Tông sao không xét việc cũ mà làm theo, lại để đến sau lúc tật bệnh mới lập con gái mà truyền ngôi cho, thế có phải lẽ không? Các quan bấy giờ không ai nghĩ gì đến xã tắc, để cho Phùng Tá Chu viện dẫn việc Lữ hậu và Vũ hậu làm cớ mà thành ra việc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho họ Trần, ấy là người có tội với họ Lý.
Nếu theo sử thần Ngô Sĩ Liên ghi chép thì Trần Thị Dung, người mà Huệ Tông đã hết lòng yêu thương và bảo vệ những cũng chính mối tình ấy đã dẫn đến sự tuyệt diệt của nhà Lý.

Ngay từ khi lên ngôi, Lý Huệ Tông đã chẳng có mấy thực quyền bởi quần thần chia thành nhiều phe phái xâu xé nhau và cuối cùng, quyền lực lớn nhất về tay nhà Trần, đứng đầu là ông anh vợ Trần Tự Khánh. Khánh mất, địa vị đó lọt vào tay em họ ông ta là Trần Thủ Độ. Chỉ một năm sau khi nắm quyền, Thủ Độ đã ép Huệ Tông phong cho công chúa Chiêu Thánh mới 7 tuổi làm thái tử rồi nhường ngôi. Huệ Tông thành thái thượng hoàng, xuất gia đi tu ở chùa Bút Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang.

Huệ Tông đã an phận với đời tu hành, nhưng hai năm sau, vào năm 1226, Trần Thủ Độ sợ lòng dân vẫn nhớ vua cũ nên để khỏi “đêm dài lắm mộng”, ông quyết định kết liễu sinh mạng Huệ Tông.
Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “(Năm 1226)… Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 10, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo.

Trước đó, Thượng hoàng nhà Lý có lần ra chơi chợ Đông, dân chúng tranh nhau chạy đến xem, có người thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở chùa Chân Giáo; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, nhưng bên trong thực ra là để dễ bề giữ chặt.

Có lần Thủ Độ qua trước cửa chùa, thấy Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói: “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu”.

Huệ Tông đứng dậy, phủi tay nói: “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”.

Đến nơi, sai người bày biện hương hoa đến bảo (Huệ Tông): “Thượng phụ sai thần đến mời”.

Thượng hoàng nhà Lý nói: “Ta tụng kinh xong sẽ tự tử”.

Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng: “Thiên hạ nhà ta đã về tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi khác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”. Bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa".
Vương triều nhà Lý chính thức mất về tay ngoại thích – họ hàng của những người đàn bà được vua yêu dấu. Đứa con của Huệ Tông sau khi vua bị ép chết phải mang số phận tốt thí. Lý Chiêu Hoàng vừa được đặt lên ngôi đã phải nhường ngai vàng cho họ Trần để làm hoàng hậu, sau đó bị giáng làm công chúa rồi bị chồng cũ gả cho bề tôi.

Nếu xét về sự kiện vương triều Lý sẽ thay có phần đúng với câu ca dao:

“Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa đi quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa”.

Đối với Lý Thái Tổ, ngoại lệ đã xảy ra, “con sãi” sau thời gian ở chùa đi quét lá đa đã lên ngôi hoàng đế - đó là Thái tổ Lý Công Uẩn. Có điều hậu duệ của ông hơn 100 năm sau đến ngày thất thế lại phải ra quét chùa và khi phận đế vương bị đẩy khỏi ngôi trời chỉ có một con đường chết.

Pivivu
Nguồn: [xuyenkhongdenhattruyen.blogspot.com/2018/11/ly-hue-tong-an-phan-voi-oi-tu-hanh.html]
 
×
Quay lại
Top