Tình nguyện, phải chăng đó là việc làm bullshit nhất.

neverteen

Thành viên
Tham gia
25/10/2011
Bài viết
1

- Vài lời nói trước: ai muốn cãi nhau trong bài viết này cứ cãi nhau, nhưng Bắc sẽ cố gắng không join vào cuộc cãi nhau đó.

- Bắc tham gia tình nguyện từ năm 2008, trải qua nhiều thứ, nhiều vị trí, chức vụ, cũng học được rất rất nhiều từ tình nguyện.

- Đây chỉ là một suy nghĩ trong vô vàn suy nghĩ tốt có, xấu có về phong trào và con người tình nguyện. Chứ không phải tất cả suy nghĩ của Bắc.

- Ai muốn cãi nhau thì hãy đọc luôn câu cuối của bài viết.

- Sau khi đọc xong bài này, cái Bắc muốn là anh em tranh luận, trao đổi xem suy nghĩ đó liệu có tiêu cực không và nếu suy nghĩ đó có phần đúng thì anh em ta làm cách nào để khắc phục điều đó.

- Bài viết này dừng lại ở việc Đưa ra vấn đề, việc giải quyết vấn đề anh em ta sẽ bàn bạc trao đổi, cái nào cần gặp mặt thì gặp mặt, rồi sẽ có những bài viết riêng về cách giải quyết các vấn đề đó.


Thôi, không lòng vòng nữa, cho Bắc đi vào phần chính của việc trải lòng mình.

Tham gia tình nguyện từ những năm 2008, là những sinh viên đầu tiên của Trường Bách Khoa khoác lên mình chiếc áo màu xanh tình nguyện, cái áo cộc mà tỉ lệ nilon nhiều hơn vải, nhưng cũng phải đề xuất mãi mới có được 23 x 2 áo cho 2 đội 23, tôi cũng như nhiều thanh niên ở lứa tuổi mới lớn, không vượt qua được tính khoe khoang đó, một chút tự hào, một chút hãnh diện khiến cho tôi đã mặc chiếc áo xanh đó không phải để đi làm nhiệm vụ, tôi mặc trong những sinh hoạt thường ngày, mặc không đúng chức năng của chiếc áo đáng ra chỉ mặc khi đi làm nhiệm vụ. Vì tôi muốn mọi người thấy mình là một Sinh viên tình nguyện, điều mà tôi hằng mơ ước bấy lâu.

Nhưng may mắn khi tôi nhanh chóng vượt qua được điều đó, biết được vai trò, nhiệm vụ cũng như vị trí của một Tình nguyện viên.

Nhớ những lần làm công tác tiếp sức mùa thi, mỗi điểm cổng trường có 3-4 tình nguyện viên, nhưng làm việc hết sức hiệu quả, không túm tụm không tào lao, ai đó nhiệt tình chỉ đường, hướng dẫn xe, hướng dẫn đăng ký, v.v. Việc nào của Bảo vệ thì chuyển sang cho Bảo vệ làm việc. Lúc nào cần nhờ đến công an thì chuyển sang cho các chú công an. Việc bộ phận nào bộ phận đó làm, không chồng chéo, nhưng lại phối hợp hết sức chặt chẽ, đẩm bảo một con ruồi bay qua cũng được kiểm soát chặt chẽ.

Tình nguyện là thế, niềm vui và sự hãnh diện.

Nhưng, càng đi sâu vào công tác tình nguyện, càng ngồi nghe các bạn trải lòng, tôi mới càng thấm thía được vấn đề thế nào là Tình nguyện đúng nghĩa và làm thế nào để công tác tình nguyện tốt hơn.

Năm 2001, là một Ủy viên phụ trách công tác thống kê, đánh giá hiệu quả công tác tình nguyện trường Bách Khoa, thực hiện việc đánh giá công tác tình nguyện do Thành Đoàn yêu cầu, thông qua việc thống kê công trình, phần việc, thời gian, kinh phí, nhân công, v.v. và hiệu quả đem lại của các nhóm tình nguyện của trường trong đợt mùa hè 2000.

Tôi bắt đầu nhận ra TÍNH LÃNG PHÍ trong công tác tình nguyện.

Ngoài vai trò về Tinh thần và Phong trào thì:


1/ Việc sử dụng Sinh viên tình nguyện vào các công tác không đúng chuyên môn là một lãng phí hết sức to lớn, việc làm rất Bullshit.

Ngày đó chúng tôi làm đường, đầm sân bóng đá bằng những viên gạch, trong khi nếu có dụng cụ đầm sân, v.v. thì làm rất nhanh, chất lượng đảm bảo.

Mặc dù biết là thế, nhưng coi nó là công việc tinh thần, nên ai nấy cũng vẫn vui, nhưng đứng trên khía cạnh một quản lý tình nguyện, tôi bắt đầu có những trăn trở.

Tại sao không cho Sinh viên Sư phạm đi dạy, Sinh viên Xây dựng đi làm công trình, Sinh viên trường Y đi cấp phát thuốc, khám bệnh miễn phí, Sinh viên ĐTVT đi dạy tin học.

Tại sao bên cạnh những phân công hợp lý đó, lại có những Sinh viên Sư Phạm đi làm đường, Sinh viên ĐTVT đi nhổ cỏ, v.v.

Phải chăng chúng ta vẫn mang nặng tính phong trào, hình thức.

2/ Việc tình nguyện tiếp sức mùa thi quá nhiều và làm việc không hiệu quả, không bài bản.

Tiếp sức mùa thi là một công việc cực kỳ ý nghĩa, được cả xã hội hoan nghênh, nhưng nếu các bạn để ý sẽ thấy nhiều chỗ, gần chục bạn SVTN túm tụm lại một chỗ, nói chuyện, đùa nghịch, rồi do không được đào tạo kỹ năng giao tiếp, đôi khi các bạn làm như đang BAN ƠN cho thí sinh và người nhà.

Thiết nghĩ, công tác này không cần nhiều, nhưng phải chuyên và chất.

3/ Tình nguyện đang bị lạm dụng và lợi dụng:

Vấn đề lạm dụng thì hơi khó nói, nhưng nói đến Lợi dụng: Các bạn thử nghĩ hình ảnh, Cảnh sát giao thông thì ngồi nghỉ, trong khi các bạn tình nguyện thì ra chỉ đường.

Tham gia là tốt, tích cực là rất tốt, nhưng chúng ta cần biết vai trò và quyền hạn của chúng ta.

- Hỗ trợ công tác giao thông: Có nghĩa là bạn hỗ trợ Cảnh sát giao thông chứ không làm thay.

- Quyền hạn: Tình nguyện chỉ được phép nhắc nhở người tham gia giao thông, chứ không được phạt, hay v.v. khi thấy hiện tượng vi phạm, các bạn phải báo cho cảnh sát giao thông chứ không tự nhiều khi các bạn nhiệt tình quá lại thành cãi nhau với người tham gia giao thông.

- Nghiệp vụ: Các bạn không được đào tạo về nghiệp vụ: Nên nhiều lúc thấy bên đường mà 3-4 bạn tình nguyện cùng vẫy cờ, thổi còi v.v. trông nhơ một mớ hỗn độn, lộn xộn.

- Tham gia công tác tình nguyện tiếp sức mùa thi, chỉ đường, nhất là ở các khu bến xe, bến tàu, yếu tố nguy hiểm rất cao, như tôi cũng đã từng có lần bị người ta cầm dao dọa chém, tình nguyện chưa có chế tài, quy định nào về việc bị thương trong khi làm nhiệm vụ thì được hưởng quyền lợi thế nào, v.v.

4/ Nếu không xác định rõ, khi tham gia tình nguyện các bạn sẽ lãng phí thời giờ vàng ngọc:

Nếu trong tháng hè, nếu không tham gia tình nguyện mà thay vì đó bạn đi học một cái gì đó ví dụ tiếng anh, tin học văn phòng, hoặc một chứng chỉ Kế toán máy.

Khi ra trường, nó sẽ rất có lợi cho bạn, nhiều khi nó quyết định bạn có được tuyển vào hay không.

5/ Tham gia tình nguyện là Vô trách nhiệm với chính bản thân mình:

Ngoài những bạn xác định hướng đi rõ ràng thì không nói, nhưng các bạn thử nghĩ:
Nhiều SVTN học thì lẹt đẹt, thi lại, học lại liên tục, nhưng tham gia tình nguyện thì rất hăng, đâu cũng thấy, gì cũng có.

Phải chăng vì học thì phải gán trách nhiệm, còn làm tình nguyện thì tùy vào tinh thần của mình, thích thì tham gia, chán rồi thì nghỉ, cũng chả ai ràng buộc được mình.

Nên việc cần trách nhiệm cần cố gắng thì mình lười, ngại, còn cái thích thì làm thì đương nhiên mình làm hăng hái. Đến khi giao cho các bạn TNV một trọng trách nào đó, gắn trách nhiệm cao vào đó thì lại thấy nhiều bạn nghỉ.

Nhiều người ở nhà chả giúp gì cho gia đình, nhưng lúc nào cũng thấy đi tình nguyện.

6/ Người tham gia tình nguyện không có mục đích rõ ràng, hoặc mục đích, mục tiêu đó quá ngắn, quá nhỏ bé:


Tham gia tình nguyện là để lòng thêm vui, để thấy mình bớt vô ích, đồng ý điều đó.

Nhưng nếu chỉ như thế thì cần cân đối thời gian giữa làm tình nguyện và thời gian học tập, làm chuyên môn.

Đằng này nhiều bạn, học thì lười, hay bỏ tiết, chuyên môn thì chưa cố gắng nhưng cứ đụng vào chương trình nào cũng thấy có mặt.

Hỏi tại sao các bạn tham gia:

Trả lời: Tham gia vì thấy vui, vì cũng giúp được người này người kia (trong khi chính mình lại không giúp được mình)

7/ Các tổ chức, đội, nhóm tình nguyện cảm giác như đang BAN ƠN cho tình nguyện viên:
Ngày nay, có rất nhiều CLB, đội, nhóm tình nguyện, nhưng không phải cứ đăng ký là được vào. Nhiều CLB, đội, nhóm tuyển chọn rất kỹ, tìm ra người để làm cho chương trình của họ theo mục đích của họ. Rồi sau đó cảm giác như Ban Ơn cho TNV, nghĩ là: May cho cậu là được vào tình nguyện cho chương trình của mình đấy nhé.


Nhưng: khi tuyển rồi thì chỉ quan tâm xem họ làm gì cho chương trình, nếu có đào tạo thì cũng chỉ là đào tạo chuyên môn liên quan đến việc mình giao cho họ

Mà không: Quan tâm xem họ đang cần gì, ngoài cuộc sống họ đang học gì làm gì để giao việc đúng chuyên môn, để đào tạo đúng chuyên môn, để sau một chương trình tình nguyện, cái họ học được không chỉ là tình nguyện mà họ GẮN ĐƯỢC CẢ CÁI ĐÓ trong chính công việc của họ sau này.

Có lẽ vì lẽ đó, CLB, nhóm nào làm tốt việc quan tâm đến thành viên, đến việc đào tạo, nâng cao năng lực thành viên, thì Tình nguyện viên nhóm đó gắn bó. Còn không thì cứ đến rồi đi.

Đây cũng là một kiểu LỢI DỤNG tình nguyện viên.

8/ Tình nguyện vì cộng đồng nhưng không tình nguyện vì chính TÌNH NGUYỆN VIÊN của mình.

Cũng những phân tích phần trên, thì thấy một điều: Họ hô hào tình nguyện vì cộng đồng, nhưng lại không tình nguyện vì chính tình nguyện viên của mình.

Ngày tôi còn học Bách Khoa, nếu 1 kỳ tôi học quá kém dưới 6.5, thì tôi sẽ bị treo hoạt động, nếu kỳ sau học tốt hơn, tôi sẽ được hoạt động tiếp, còn nếu kém hơn tôi sẽ bị cho nghỉ.

Trong cái kỳ treo đó, mọi người trong BCH, trong CLB cùng giúp tôi tìm ra cách học tốt nhất cho tôi. Đó mới thực sự là Tình nguyện vì chính tình nguyện viên của mình.

Cái này chỉ một số ít nhóm làm được. Nhưng đã làm được thì thành viên của họ rất gắn bó với họ.

9/ Nhiều chương trình tình nguyện mang tính cảm hứng:

Đơn cử các chương trình mang quần áo cho bà con vùng cao: Nếu nhóm, CLB nào không có chiến lược dài hạn, không có tầm nhìn, thì thường là:

Năm nay tôi thấy khu vực này nghèo, ở đó tôi lại có quan hệ với Tỉnh, với tổ chức nào đó, dễ lấy làm tư cách pháp nhân, dễ liên hệ khi xuống địa phương thế là năm nay tôi quyên góp đồ cho địa phương đó.

Mà không có khảo sát tổng thể, so sánh chi tiết các vấn đề và lựa chọn. Làm dài hạn với mục đích: Chuyển giao dần công việc cho chính địa phương. (cái này sẽ có những giải pháp chi tiết trong bài viết khác).

10/ Những người làm cộng đồng nhưng lại không mang tính cộng đồng:

Cứ thử nhìn lại các chương trình:

Riêng quần áo cho vùng cao cũng có đến cả chục chương trình, địa bàn, đối tượng cũng không bàn bạc thống nhất, mạnh ai đấy làm, ai thích làm chỗ nào thì làm.

Có thể đâu đó có những bàn bạc, trao đổi giữa các nhóm, nhưng thực sự chưa thấy một kết quả cụ thể.

Hoặc về trẻ em cũng thế, tôi đã từng lấy hình ảnh một đứa trẻ bị 4 anh chị tình nguyện, người thì cầm tay, người cầm chân, kéo về 4 phía.

Tưởng thế là xong, ai ngờ có thêm anh nữa lao vào túm tóc kéo nốt cái đầu.

Chúng ta làm cộng đồng, nhưng chính chúng ta lại không cộng đồng, không thể bắt tay nhau (loại trừ một vài nhóm)

11/ Xác định rõ thứ tự ưu tiên:

Nhiều bạn khi tham gia tình nguyện không làm được điều này, dẫn đến việc chuyên môn thì kém, học thì thi lại, bỏ tiết, trong khi làm tình nguyện thì rất hăng hái. Hoặc một lúc tham gia rất nhiều chương trình nhưng cái nào cũng làm không tốt.

Hãy có độ ưu tiên trong từng việc, nếu bạn là người đi học, đi làm công tác chuyên môn thì bạn cần cố gắng phát triển chuyên môn, tình nguyện chỉ là tay trái và là một mảng khác trong tâm hồn bạn.

Nếu bạn là người hoạt động xã hội, hãy biết trau dồi chuyên môn trong chính hoạt động xã hội của bạn.

Suy nghĩ còn dài, nói thì cả ngày không hết, một chút trải lòng mong các bạn cùng chia sẻ.

Câu cuối cùng tôi muốn nói: Mặc dù nói tình nguyện và việc làm Bullshit nhất, nhưng nhìn một số hoạt động, một số CLB, Tổ chức tình nguyện, tôi lại thấy thêm niềm tin trong tình nguyện.

Tinh rằng, rồi cái bullshit đó sẽ ngày càng ít dần. Tin để hôm nay ngồi đây tâm huyết với những dòng chữ này.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
bạn này mới 19 tuổi mà nói chuyện có vẻ như người "nhiều kinh nghiệm" quá nhỉ. đời cũng có người này người kia, đâu phải ai cũng như ai =.= nói thế thì còn ai làm tình nguyện nữa
 
Thời SV mình chưa có điều kiện tham gia mấy hoạt động TNV. Giờ đọc bài này cũng hiểu được phần nào về nó.Thanks tác giả nhiều:KSV@03:
 
Đồng quan điểm với chủ topic.Thực sự Hội sinh viên tình nguyện hiện nay ở các trg đh vẫn chưa phát huy được hết sự nhiệt tình,năng động của sinh viên.Dần dần niềm yêu thik,ước mơ được khoác trên mình chiếc áo màu xanh tình nguyện của các bạn sinh viên sẽ phai nhạt và đó sẽ là 1 điều đáng tiếc cho công tác tình nguyện trong tuơng lai.
 
đừng nhìn quá sâu về những khuyết điểm của họ
mà hãy nghĩ xem họ đã làm đc những gì cho xh của chúng ta :X
 
đừng nhìn quá sâu về những khuyết điểm của họ
mà hãy nghĩ xem họ đã làm đc những gì cho xh của chúng ta :X

những gì làm được chúng ta sẽ ghi nhận.Còn nhìn vào khuyết điểm ko phải để bới móc hay chê bai mà là tìm giải pháp để khắc phục nó. Có như vậy thì phong trào TNV mới ngày càng phát triển được:KSV@03:
 
Cũng phải công nhận là nhiều thứ còn mang tính hình thức, phong trào, nhưng cũng không thể phủ nhận hết những việc làm mang tính nhân văn sâu sắc mà các TNV đã thực hiện.
Mọi việc đều có hai mặt của nó mà.
 
Thời sinh viên của mình chưa từng dc tham gia Tình Nguyện bao h. Mặc dù rất muốn đi nhưng vì điều kiện không cho phép.
Cũng hi vọng các bạn có thể nhìn vào cái khuyết điểm đó để tìm ra cách để giải quyết khuyết điểm.
Chúc các bạn thành công.
 
những gì làm được chúng ta sẽ ghi nhận.Còn nhìn vào khuyết điểm ko phải để bới móc hay chê bai mà là tìm giải pháp để khắc phục nó. Có như vậy thì phong trào TNV mới ngày càng phát triển được:KSV@03:
tớ cũng hy vọng là TNV tại VN mình sớm khắc phục đc tình trạng này
và cũng mong các bạn đừng quên những gì mà những TNV đã làm đc
 
Để mình kể cho các bạn 1 câu chuyện nhé. 1 câu chuyện về hình thức và cái giá phải trả.

câu chuyện thứ nhất: chuyện về 15 ngaỳ công ích và hệ lụy
Nhộn nhịp lắm các bạn trẻ
Tại 1 trường đại học cư ngụ tại đường Lý Thường Kiệt, quận 10 dạo thời gian gần đây có vẻ nhọn nhịp hoạt động xã hội hơn. nguyên dân là do trường vừa mới đưa ra quy định các bạn trẻ phải tích lũy đủ 15 ngày công ích (lao động xã hội, công ích). và nó như là 1 liều thuốc doping kích thích các hoạt động. nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, vì sau 1 thời gian câu cửa miệng của các bạn sinh viên đó là "chương trình có cộng ngày công ích hay không" , "không có ngày công ích đi làm gì". các hoạt động thì kêu gọi các bạn bằng chiêu bài "Ngày công ích (NCI) ". ví dụ điển hình tại đây Tất nhiên đây chỉ là 1 con sâu làm rầu nồi canh mà thôi, nhưng nó cũng làm cho chúng ta có 1 suy nghĩ, 1 suy tư rằng, liệu các bạn đến với CTXH bằng suy nghĩ và mục đích gì.

Thảm họa mái ấm và giấy chứng nhận.
Thường để trường chứng nhận chỉ số NCI, thì sinh viên phải cung cấp giấy chứng nhận tham gia chương trình để làm tin. đối với những chương trình lớn như Mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo thì dễ rồi, các bạn có giấy chứng nhận, nhưng những việc nhỏ nhoi như thăm mái ấm, hoạt động xả hội tình nguyện tại các trung tâm thì ai cấm giấy. và cái khó ló cái khôn, các bạn đã biết "nhờ các bác ở trung tâm" kí dùm 1 cái giấy chứng nhận, rằng đã nhận của các bạn bao nhiêu quà, các bạn đã làm gì v.v điều này chắc cũng giống với các "người đẹp" làm từ thiện í nhỉ ^^
Thế còn các chương trình từ thiện ở địa phương thì sao, ai có thể cấp giấy chứng nhận cho những chương trình của sinh viên, mặc dù những chương trình đ1o vẫn đảm bảo chất lượng và mục đích ý nghĩa :-j trường thì đông sinh viên nhưng các hoạt động thì không nhiều, vậy mỗi chương trình tạm coi là 0.5 -1 NCI vậy thì các bạn phải hoạt động khoảng 30 chương trình lớn nhỏ hay hiến máu 30 lần ý mới đủ điều kiện ra trường. có thể nhiều người cho rằng miềng ý kiến là do mình lười. hì hì hì chắc thế, lười thật, mình lười mang cái giấy chứng nhận mang lên cho các trung tâm ký, mình lười nhờ thầy hiệu phó trường THPT cũ ký dùm sau mỗi chương trình hướng nghiệp, mình lười mang cái giấy chứng nhận cho trưởng nhóm từ thiện ký mỗi chương trình từ thiện cho các em nhỏ ^^ lười lắm các bạn ạ

Cái tôi và những điều nội bộ

Trong hoạt động xã hội thì cái tôi luôn luôn hiện diện, và không thể nào tránh được. 1 nhóm muốn thành công thì phải có 1 lực lượng dẫn dắt tài giỏi cũng như sự đồng lòng của các bạn thành viên. NHưng khi 1 cá nhân có cái tôi quá lớn thì sẽ to chuyện. Khi đó họ sẽ không thèm nghe lời của những người mà họ cho là "ngang hàng, bằng tuổi, dốt hơn mình" .... Điều đó cũng dễ hiểu thôi vì họ có cơ sở để tự nghĩ như thế. và thực tế thì những bạn như thế có thể hợp tác được nếu biết cách.

Nhưng nếu nhu trưởng nhóm mà có cái tôi lớn và có tư tưởng muốn nắm tất cả thì sao, đó là thảm họa. Theo xu hướng chuyên môn hóa thì khi giao việc cho 1 ai đó thì phải cho họ có quyền quyết định, phải tin tưởng. nhưng khi mà người được giao việc cảm thấy khói chịu:
- khó chịu khi bị giao việc mà mình còn không biết là tại sao mình lại được giao việc đó
- bị giao 1 việc mà biết chắc rằng mình không làm cũng chẳng sao
- nội dung mình đưa ra bị can thiệp 1 cách trắng trợn chỉ vì nó không vừa ý leader
- mọi sự phải qua tay trưởng nhóm (mặc dù nó đã được giao cho những người khác), và để thuyết phục người đó cung cấp thì họ sẵn sàng nói những điều không hay về người chủ quản của người đó. những thứ đại loại như là, "người đó không tin được, người đó có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng của nhóm" , hay là đại loại như "việc A B C: người làm Akin" mà không hề biết là mình có đi họp ko, mình có làm được ko và nhất là chẳng có cái hướng dẫn nào. miềng là super man \m/
Từ đó các thành viên tài năng cứ thế ra đi, và không bao giờ chào tạm biệt, thành viên trong nhóm từ thiện có nhiều thành phần, từ học sinh sinh viên tới người đi làm, nếu như quy đồng sinh viên với người đi làm thì thật là tội cho sinh viên (trừ những "sinh viên đại gia, túi tiền rủng rỉnh")

Tôi không có ý chê bai hay nói xấu ai cả. Nhưng tôi chỉ muốn nói rằng, nếu vô tình bạn xui rủi bị bầu làm leader của 1 tổ chức nào đó, thì hãy chú ý tới nhân sự của mình, vì chắc chắn rằng, các bạn không tài năng bằng tất cả những thành viên của mình cộng lại. xin hết
 
"vì chắc chắn rằng, các bạn không tài năng bằng tất cả những thành viên của mình cộng lại"
kết câu này và cũng hiểu ý nghĩa của nó :D
 
×
Quay lại
Top