Tìm Về Nền Văn Hoá Huy Hoàng 1 Thời!

Go To Know

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
8/5/2012
Bài viết
11
t112675.jpg
- Dọc theo nẻo đất miền Trung khô cằn, sỏi đá quanh năm có rất nhiều di tích tuyệt với còn sót lại của người Chàm - hiện thân của vương quốc Chiêm Thành.Chiêm Thành hay Champa còn có các tên gọi khác như Hồ Tôn Tinh, Lâm Áp, Hoài Vương theo âm Hán – Việt là một cựu vương quốc chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Ðộ Giáo, Phật Giáo và văn hóa Hồi giáo, nằm ở miền Trung Việt Nam, chạy dài từ mũi Hoành Sơn đến biên giới Biên Hòa.
Những văn kiện viết trên bia đá, sử liệu lịch sử Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Campuachia và các sách cổ bằng văn tự Chăm, cũng như những bài tường trình của các du khách từ các nước Âu Châu và Á Rập đã chứng minh cụ thể rằng từ những năm đầu công nguyên đến những năm giữa thế kỷ 19 đã có sự hiện diện ở miền trung Việt Nam một vương quốc hùng mạnh được mang tên là: Champa.
t112710.jpg
Văn hóa Sa Huỳnh​
Tổ tiên của người Chăm Pa có nền văn hóa phát triển rực rỡ chính là văn hóa Sa Huỳnh.
Thời nước Việt còn gọi là Văn Lang rồi sau đó là Âu Lạc, ở phía nam nước ta có một nước tên là Hồ Tôn Tinh. Đây là một trong các tên gọi của Vương quốc Chăm Pa cổ.
Thời hoàng kim của vương quốc Chăm Pa là từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10. Đây là thời gian mà văn hóa Chăm Pa nở rộ và phong phú nhất.
t112712.jpg
Cách đây khoảng 1.400-1.600 năm. Hệ thống Thành lũy của ChamPa đã được xây dựng khá to lớn và kiên cố. Không chỉ ở kinh đô mà còn ở các địa phương khác. Thành lũy của thành cổ dài 400m, rộng 300m được xây bằng nhiều loại đá ong khác nhau. Tuy không có hào rãnh nhưng kiến trúc rất kiên cố. Khắp 4 mặt thành có núi, sông, biển bao quanh.
t112714.jpg
Ðạo Phật đã phát triển mạnh mẽ ở Champa vào thế kỷ thứ 8 và thứ 9. Những di tích, phế tích về đền đài Phật Giáo ở nhiều nơi trong khu vực Ðồng Dương hôm nay đã chứng minh rõ rệt dữ kiện này.
Vào khoảng thế kỉ thứ 15, Champa bắt đầu suy vong. Từ thế kỷ thứ 17, một số tín ngưỡng Hồi Giáo vừa mới du nhập vào ở các hải cảng vùng Panduranga và Kauthara. Chăm Pa trở thành trung tâm tuyên truyền Hồi giáo đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á.
t112715.jpg
Năm 1832, Minh Mạng quyết định chiếm đóng Champa. Vua Minh Mạng xóa bỏ Panduranga-Champa trên bản đồ Ðông Dương, chia lại đất đai này thành hai huyện An Phước và Hòa Ða trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Thế là, vương quốc Champa hoàn toàn bị diệt vong.
Trên chặng đường 16 thế kỷ (từ năm 192 - 1822) vương quốc Chămpa đã sáng tạo nên một nền văn hóa độc đáo, đậm sắc thái riêng không một dân tộc nào có được, mà nay chỉ còn lại những di tích vỡ vụn chấm phá về một bức bích họa xa xưa của một nền văn minh huy hoàng đã suy tàn và mai một.
 
×
Quay lại
Top