Tìm hiểu về hàng hoàn trong kinh doanh online

PMQL Bán Hàng MP

Thành viên
Tham gia
18/9/2020
Bài viết
0
Một trong những yếu tố không thể tránh khỏi trong kinh doanh online đó là tình trạng hoàn đơn hàng. vậy nguyên nhân nào khiến hàng bị hoàn trả lại và cách khắc phục ra sao. Cùng tìm hiểu với bài viết sau.

  1. Thông tin chung về hoàn hàng

Đối với hình thức kinh doanh mua bán hàng online thì hiện nay có 2 hình thức thanh toán chính là:


+ Thanh toán trước khi nhận hàng: thường là chuyển khoản qua ngân hàng.


+ Thanh toán khi đã nhận được hàng.


Trong hai hình thức thanh toán này thì phần lớn các khách hàng khi mua các sản phẩm online sẽ thích thanh toán khi đã nhận được hàng hơn. Điều đó giúp họ an tâm rằng các mặt hàng đến tay sẽ luôn được đảm bảo chất lượng. Chính vì nhu cầu đó mà các shop đều áp dụng hình thức thanh toán này để lôi kéo khách hàng. Tuy nhiên không phải lúc nào việc này cũng gặp thuận lợi khi mà hàng gửi đến khách mà lại không nhận vì vậy người bán hàng lại phải chịu tiền 2 lần phí ship hàng.

EsgKmUAxC8u4T_QBVQIBLU5xgdR-1jSVm-WMxSBh4rBgsa0LIXgWn3gAeQij5JIkuZH1xvh2tC8sIn6e6ch5akqH2SwAI95UKV_iTsA_WdsRayxs5lHAXONhrbPgfYPUFVFLgBUT



Theo thực thế thì khi khách hoàn trả đơn hàng thì thường phụ thuộc vào tính chất của đơn hàng và đối tượng khách hàng. Với tính chất của đơn hàng thì các sản phẩm hay bị trả lại nhất là mỹ phẩm, quần áo vì những sản phẩm này phải thử và kiểm tra kỹ. Còn với đối tượng trả lại phần lớn là sinh viên có độ tuổi từ 19- 23 chiếm 10% còn trên 23 thì chỉ chiếm khoảng 3-5%.


  1. Nguyên nhân dẫn đến hoàn đơn ở các shop

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoàn lại các sản phẩm khi khách đã đặt thường rơi vào 2 nguyên nhân chính sau:


– Đối tượng chủ shop: thường là do tư vấn không trung thực vì khách hàng ở xa nên không thể thử hay xem kỹ sản phẩm mà chỉ nhìn qua hình. Hoặc nâng sản phẩm lên tầm cao hơn trong khi sản phẩm của mình lại hoàn toàn ngược lại. Mặt khác cũng có thể do việc vận chuyển đơn hàng quá chậm khiến khách hàng phật ý hay trong lúc kiểm hàng, đóng gói hàng không cẩn thận làm hỏng hóc.


– Đối tượng là khách hàng: do khách hàng thay đổi ý định không muốn lấy vì khi xem hàng mới biết không hợp với mình. Vì vậy nguyên nhân này do khách hàng đã không tìm hiểu kỹ về sản phẩm.


– Đối tượng vận chuyển: Không ít nguyên nhân là do lỗi vận chuyển vì lấy và giao hàng chậm hơn so với cam kết hoặc nhân viên không hề giao hàng nhưng lại nói là không nghe máy.


  1. Giải pháp dành cho chủ shop để giảm tỷ lệ hoàn hàng

Để hạn chế tỷ lệ hoàn trả lại hàng cho shop khi bán online thì cần lưu ý với các giải pháp sau:


– Phải tư vấn trung thực sao phù hợp với khách hàng nhất, không được nói quá sản phẩm của mình, có như vậy khách hàng mới tin tưởng.


– Xác nhận đơn hàng phải chuẩn, thật chính xác.


– Giao hàng nhanh nhất có thể, không được chậm trễ để gây khó chịu cho khách hàng.


– Kiểm hàng, đóng gói hàng cẩn thận để tránh trường hợp gửi cho khách hàng các mặt hàng lỗi hoặc hư hỏng trong lúc vận chuyển.


– Áp KPIs cho nhân viên sale để mang lại hiệu quả nhất.


– Sàng lọc khách hàng để tránh khách hàng lừa đảo, lấy thông tin khách hàng đầy đủ và chính xác.


– Yêu cầu đặt cọc với những đơn hàng lớn.


– Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để có thể theo dõi sát sao tình trạng kinh doanh đồng thời sử dụng phần mềm quản lý fanpage kiểm tra kiểm soát đơn hàng từ ban đầu, kết hợp với theo dõi tiến trình vận đơn xác nhận liên tục với khách hàng về tình trạng nhận hay chưa nhận đơn hàng, bàn bạc điều khoản chặt chẽ, ký hợp đồng rõ ràng.

rBC-5Psn7VKc9-SLqT_ZFCU603g1gLgynXOkka-sjRl-ft9naT3ScAVPNmf73X0ATHukhBB9lECL-95Lu4c28opQsgQtw7pKnGcmEntqxu7673MeK1tqwDwZCbiwW2Hzy6LJbp_6


Kết luận:
Trên đây là những điều bạn cần nắm rõ về tình trạng hoàn đơn hàng do yếu tố chủ quan cũng như khách quan. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn kinh doanh hiệu quả hơn và tránh được những điều khiến giảm doanh thu.
 
×
Quay lại
Top