Tìm hiểu về đại diện trong tố tụng dân sự

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Tìm hiểu về đại diện trong tố tụng dân sự

Đại diện trong Tố tụng dân sự (TTDS) là việc đại diện cho các đương sự thay mặt họ tham gia hoạt động tố tụng vì quyền lợi và nghĩa vụ của đương sự. Các trường hợp đại diện trong TTDS được quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Cụ thể như sau:

Đại diện trong TTDS được chia thành ba trường hợp đại diện bao gồm:

- Đại diện theo pháp luật

- Đại diện theo ủy quyền

- Đại diện do tòa án chỉ định

Việc đại diện trong TTDS có ý nghĩa rất quan trọng liên quan tới sự đầy đủ của thủ tục tố tụng và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Quy định chế định đại diện nhằm đảm bảo quyền tham gia tố tụng của đương sự, nhất là những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội như những người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên hoặc những người chưa hiểu biết về pháp luật cần có sự trợ giúp pháp lý.

Điều 85 Bộ luật TTDS 2015 quy định “Người đại diện trong TTDS bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.”

Trường hợp đại diện theo pháp luật trong TTDS được quy định là người đại diện theo pháp luật trong bộ luật dân sự trừ trường hợp bị hạn chế quyền theo pháp luật.
- Chủ thể có thể trở thành người đại diện theo pháp luật: Cha, me đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ của pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; tổ trường tổ hợp tác đối với tổ hợp tác. Tại khoản 2 điều 85 cũng quy định cơ quan tổ chức cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật của người được bảo vệ.

- Phạm vi tham gia tố tụng: Phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện theo pháp luật không hạn chế, và họ có tất cả quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà họ đại diện

Ví dụ 1: Người đại diện của công ty là người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy phép đăng ký kinh doanh (thường là giám đốc) do Sở kế hoạch và đầu tư cấp tham gia tố tụng tại Tòa án. Đây là trường hợp đại diện mà pháp luật quy định.

Ví dụ 2: Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhằm bảo vệ quyền lợi của bé gái bị xâm hại t.ình d.ục thì Hội đương nhiên trở thành người đại diện theo pháp luật của bé gái đó.

Trường hợp người đại diện theo ủy quyền trong TTDS là người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự.
- Chủ thể có thể trở thành người đại diện theo ủy quyền: Người đại diện theo ủy quyền là người được cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền thay mặt mình tham gia tố tụng. Những người này thực hiện nghĩa vụ được ủy quyền qua văn bản ủy quyền.

- Phạm vi tham gia tố tụng: Người được ủy quyền chỉ có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.

VD 3: Anh A đi công tác xa nhà, trong khi đó ở nhà có tranh chấp đất đai với hàng xóm, thì anh A có quyền ủy quyền cho anh B có đủ năng lực hành vi dân sự để tiến hành tố tụng trước tòa giúp mình. Như vậy anh B là người được ủy quyền thực hiện việc tham gia tố tụng của anh A.

VD 4: Giám đốc công ty X – người đại diện theo pháp luật của công ty X ủy quyền cho Luật sư tới nộp văn bản tại tòa thì Luật sư là người đại diện được ủy quyền chỉ thực hiện phạm vi tham gia tố tụng là nộp văn bản.

- Riêng đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt cho mình tham gia tố tụng. Theo pháp luật TTDS hiện hành, người ủy quyền là cá nhân phải là người trực tiếp ký vào đơn khởi kiện, người được ủy quyền tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền chỉ sau khi có đơn khởi kiện được Tòa án thụ lý.

Ngoài ra tại điều 88 Bộ luật dân sự 2015 còn quy định thêm một trường hợp đại diện theo tòa chỉ định trong trường hợp “nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc các trường hợp không được làm đại diện (quy định tại điều 87)”

Thực chất đây là một trường hợp đặc biệt của trường hợp đại diện theo pháp luật nên phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện do Tòa án chỉ định hoàn toàn giống với đại diện theo pháp luật.


>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng
 
×
Quay lại
Top