Thương hiệu – Cô nàng với chiếc váy màu sặc sỡ - Trích

dobathich

Thành viên
Tham gia
5/1/2012
Bài viết
2
Thương hiệu – Cô nàng với chiếc váy màu sặc sỡ! Con gái đẹp thì dễ ngắm” – “Thương hiệu “đẹp” thì dễ ngấm”. Hình khối và màu sắc cần hài hòa và thể hiện được cái “tinh” của sản phẩm!

Tôi thấy một cô gái dù đẹp đến đâu cũng không có gì nổi bật và cũng không thể “đạt nhiều like khi đưa ảnh tự XƯỚNG” hay “là điểm đến cho nhiều ánh mắt của các anh chàng” KHI ra đường mà không trang điểm kèm với trang phục đơn giản. Hoặc khi cô nàng xinh gái lại “mang vác” trên mình những bộ đồ cũ kỹ, lỗi thời, phối màu lủng củng cũng sẽ chẳng được gì ngoài những lời chê bai, cười nhạo… Ngược lại, một cô gái dù không nhan sắc mặn mà nhưng khi diện trên mình những mốt thời trang mới nhất, kết hợp màu sắc hài hòa, rực rỡ….chắc hẳn sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của người xung quanh (Chưa kể trường hợp khi cô quay lưng với người nhìn và mọi người chỉ biết khen từ phía sau (phía trước chưa bàn tính)… Các cụ ta đúc kết rằng “Người đẹp vì lụa…” cơ mà

Thương hiệu cũng vậy: Nếu như phần hình ảnh, phần nội dung là “cô gái đẹp” thì màu sắc lại là những “chiếc váy màu” sặc sỡ” tô điểm và giúp tạo ấn tượng với người sử dụng, để tôi phân tích cho bạn thấy:

Đã có lần tôi chia sẻ về việc “Đăng ký nhãn hiệu màu hay đen trắng”. Theo đó, quyền lợi của người đăng ký sẽ có chút ưu điểm hơn khi chúng ta tiến hành đăng ký nhãn hiệu dạng đen trắng.

Thế nhưng, khi xây dựng, phát triển thương hiệu thì Màu sắc lại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thương hiệu / nhãn hiệu. Nhãn hiệu và màu sắc là quen hệ không thể tách rời, vì hơn hết màu sắc không chỉ là điểm nhấn thu hút thị giác của khách hang mà màu sắc của thương hiệu còn là một phương tiện truyền tải thông điệp một cách nhanh nhất mà không cần dùng đến từ ngữ.

“Tại các một doanh nghiệp, Một sản phẩm mới chuẩn bị được đưa ra thị trường, bài toán xây dựng và giới thiệu sản phẩm làm nhức đầu các nhà quản lý. Một quyết định táo bạo được đưa ra: Sẽ có 4 người được chia làm 2 nhóm để xây dựng hai thương hiệu (một mộc mạc, đi sâu vào đặc tính sản phẩm; một đặt cao vào tiêu chí bắt mắt, thị hiếu khách hang). Nhóm thiết kế làm việc liên tục và sản phẩm của họ đã được thực nghiệm trên thị trường cùng thời điểm. Kết quả bán hàng tháng đầu tiên doanh số của nhóm “thương hiệu màu sắc” gần gấp 2 lần nhóm “thương hiệu mộc mạc”. Tiếp tới là 03 tháng, 06 tháng lien tiếp đạt kỳ vọng bán hàng. Đến tháng thứ 10 thương hiệu mộc mạc chính thức khai tử và kể từ đó sản phẩm của công ty gắn liền với sự biết đến của khách hàng với những hình ảnh bắt mắt sự kết hợp màu sắc một cách hài hòa.”

Thương hiệu là gì? Tại sao lại phải gây ấn tượng với khách hàng khi ngay lần đầu họ tiếp xúc?

  • Thương hiệu được hiểu đơn giản một cách nôm na là “chữ, số, hình khối, thiết kế, từ hoặc cụm từ hoặc kết hợp của tất cả các yếu tố đó, nhằm mục đích cho một người có thể nhận biết, phân biệt được một sản phẩm/dịch vụ của một hãng sản xuất/cung cấp xác định”.
Nếu như Slogan để truyền tải thông điệp thì phần logo (thương hiệu) là biểu với tác dụng truyền tải “ý tưởng” và “mong muốn” của sản phẩm/dịch vụ tới người tiêu dung.


Thương hiệu Starbucks sự chuyển hóa màu sắc

Ví dụ, hãy nhìn vào sự thay đổi của thương hiệu Starbucks: thương hiệu Starbucks được biết đến với gần 40 năm thành công và ấn tượng bởi sự kết hợp giữ hai màu sắc xanh và đen: Trong đó màu đen thể hiện cho uy quyền và quyền lực, sự vững bền và sức mạnh cũng như sự tao nhã quý phái, tinh tế và bí hiểm. Trong khi đó màu xanh thể hiện sự phát triển, tự nhiên, tiền bạc, may mắn, rộng lượng và khả năng sinh sôi. Dường như màu đen và xanh kết hợp chính là trọng tâm của thương hiệu và đã nhấn mạnh vào điểm này trong các hoạt động quảng bá thương hiệuStarbucks của mình. Câu hỏi mà hàng loạt các nhà nghiên cứu, các chuyên gia marketing đặt ra là: Tại sao Starbucks lại có thể lược bỏ đi một phần hết sức quan trọng trong bộ nhận diện logo thương hiệu mà họ phải mất gần nửa thế kỷ để xây dựng nên như vậy. Dựa vào ý nghĩa màu sắc thương hiệu có thể đoán được rằng các nhà Ceo và Marketting của Starucks đang hướng tới thương hiệu mang tính hoà bình và tĩnh lặng, lòng trung thành và tính trung thực, sự hài hoà cân đối, niềm tin và độ tin cậỵ cao cũng như tạo cho người sử dụng có một cảm giác thư thái và một tâm trạng thoải mái

Hoặc trong một trường hợp khác cũng thấy được nổi bật lên ý nghĩa của “chiếc váy sặc sỡ” với “cô gái – Thương hiệu







Chắc hẳn chúng ta phần lớn đều được nghe đến cái tên “McDonald”. Có lẽ đây được coi là một trong những thương hiệu đơn giản bậc nhất nhưng lại gây ấn tượng đặc biệt khiến người quan sát phải lưu giữ và ghi nhớ. Thực vậy, Logo của McDonald không có hình tượng bắt mắt trong thiết kế, mà cách phối màu là những gì thu hút người dùng nhiều nhất.

Hay trong trường hợp của Logo NBC.


Thương hiệu NBC – Ấn tượng màu sắc

Logo của hãng ra đời khi mà lúc đó tivi màu chỉ mới bắt đầu xuất hiện và các loại máy chiếu hình đen trắng đang ngự trị ngôi “vô địch”. Lúc này chủ sở hữu thương hiệu NBC là hãng điện tử Radio Corporation of America (RCA ) đang rất muốn quảng bá dòng sản phẩm ti vi màu đến với người xem. Và với việc tạo ra một logo màu sắc, RCA đã thành công trong việc ghi dấu ấn vào tâm trí người xem, với màu sắc sặc sỡ giúp người xem cảm nhận được sự sống động, một trải nghiệm mới mà TV đen trắng không thể nào đem lại được.


Màu sắc thực sự có sức quyết định tới ấn tượng của người sử dụng?

Câu trả lời là đúng vậy, Hơn những yếu tố khác như tên thương hiệu, hình khối…Màu sắc là yếu tố quan trọng bậc nhất và gây ấn tượng cao nhất cho người sử dụng và màu sắc cũng là yếu tố quyết định lớn tới việc lưu giữ hình ảnh logo, thương hiệu trong đầu người sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Thực vậy, chúng ta sẽ phản ứng với màu sắc nhanh hơn là ngôn ngữ chẳng hạn khi nhìn thấy màu đỏ ta cảm giác nóng, ấm hơn là khi nhìn thấy chữ “ấm, nóng, cháy”….Khi gặp một logo thương hiệu cái đầu tiên chúng ta lưu trữ trong đầu là tên thương hiệu rồi đến hình khối và sau cùng là màu sắc chính bởi vậy màu sắc sẽ giúp đọng lại những đặc trưng của thương hiệu. Cũng tương tự như vậy, một cô gái đẹp sẽ thật mất điểm khi diện bộ váy đỏ rực rỡ vào những trưa hè nóng bức khiến cho người quan sát cảm giác nóng càng thêm nóng, hay khi cô mặc một bộ quần áo đen trong đám cưới của mình…thật tệ hại…

Sự kết hợp màu sắc cũng là điểm mấu trốt tạo nên ấn tượng của thương hiệu với khách hàng cũng như sự thành công của thương hiệu. Thật không ai dám nhìn vào “cô gái đẹp” của chúng ta khi mà cô có mái tóc hung đỏ, kết hợp với áo đen và một chiếc quần màu tím than, cả thân hình cô được chia làm ba khoang màu không ăn khớp. Làm thương hiệu cũng vậy, màu sắc không được đơn điệu nhưng cũng phải sáng tạo có sự ăn khớp và tránh “trói” lẫn nhau.

Màu sắc thể hiện tính năng và đặc thù, tính chất của sản phẩm:

Ví dụ: Nếu để ý chúng ta có thể thấy các loại thực phẩm thường ít khi để trong các bao gói màu đen, rêu, vàng ố….vì đơn giản các màu sắc này gây ấn tượng “hàng bẩn” cho người tiêu dùng.

Ngược lại, phần lớn các loại xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa đều sử dụng màu làm và màu vàng cam. Trong khi màu lam tạo cảm giác sạch sẽ, thì màu cam mang lại ấn tượng về sức mạnh, cũng có thể sử dụng thêm một chút màu trắng và màu xanh của nước….

Hoặc đơn giản hơn chúng ta không hiểu từ bao giờ luôn mặc định “người mặc áo đen” “kẻ bịt mặt đen” trong phim đều mang thương hiệu “kẻ xấu”…và cứ hễ ai mặc quần áo đen, đi lại trong đêm thì ắt rằng người đó là nhân vật xấu trong phim.

Như vậy rất nhiều thương hiệu dựa vào màu sắc để khiến khách hàng dễ dàng nhận ra và qua đó gửi gắm mong muốn về dòng sản phẩm mang thương hiệu của nhà sản xuất.

Hiểu được tầm quan trọng của màu sắc với nhãn hiệu để làm gì?

Nếu như là cô gái chúng ta đang mơ tưởng, biết được màu sắc nàng thích là một trong những điểm tối quan trọng để ghi điểm trong lòng nàng. Sẽ thật bẽ mặt khi nàng thích màu trắng ta lại mua tặng váy đen, và đương nhiên đôi khi màu sắc còn thể hiện tính cách con người. Nắm được gu màu của nàng ta sẽ dễ nắm được tính cách để “Tương kế tựu kế” sao cho ngưu tầm ngưu, mã tầm mã…

Còn đối với việc làm thương hiệu, hiểu được giá trị của màu sắc đối với thương hiệu sẽ giúp cho người sở hữu :

  • Sử dụng và kết hợp màu sắc một cách hài hòa, ấn tượng nhất với khách hàng.
Khi chọn một màu cho một thương hiệu hoặc một logo, chúng ta thường tập trung vào tâm trạng,cung mệnh…mà chúng muốn thiết lập hơn là cái bản sắc độc đáo mà họ muốn tạo ra. Và khi tâm trạng, cung mệnh được xem là quan trọng, thì các yếu tố khác bị bỏ qua. Bởi vậy, trước khi làm thương hiệu hãy cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ về việc lựa chọn và phối màu cho logo/thương hiệu tránh đơn giản mà cũng không cần quá màu mè, sặc sỡ

  • Tùy từng lĩnh vực, tính chất của sản phẩm/dịch vụ mà lựa chọn màu sắc hợp lý
    • Đen: uy quyền và quyền lực, sự vững bền và sức mạnh
    • Trắng: sự tinh khiết, trong lành, trung lập và hòa bình
    • Đỏ: sự thu hút, năng lượng, chuyển động và hứng thú
    • Xanh lam: sự điềm tĩnh, kiên định, tin cậy, trí tuệ và lòng trung thành
    • Xanh lá: sự phát triển, tự nhiên, tiền bạc, may mắn, rộng lượng và khả năng sinh sôi
    • Vàng: niềm vui, hạnh phúc, lạc quan, tăng cường trao đổi chất
    • Cam: hài hước, hạnh phúc, nhiệt huyết và hoài bão
    • Tím: sự trung thành, giàu có, thịnh vượng và tinh tế
  • Đưa ra chiến lược cạnh tranh đối với thương hiệu của đối thủ




Vậy đấy “Con gái đẹp thì dễ ngắm” – “Thương hiệu “đẹp” thì dễ ngấm”. Hình khối và màu sắc cần hài hòa và thể hiện được cái “tinh” của sản phẩm!

Bài viết chia sẻ của Ông Đỗ Bá Thích, Giám đốc công ty sở hữu trí tuệ A&S LAW.

www.baohothuonghieu.net

Email: banquyenlogo@gmail.com

Hotline: (+84)914195266
 
×
Quay lại
Top