Thủ khoa cũng lo thất nghiệp

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Thời điểm này vẫn thường được gọi vui là “mùa rải thảm hồ sơ” của những sinh viên vừa tốt nghiệp. Có những người nộp hàng chục bộ hồ sơ xin việc và bắt đầu hát điệp khúc chờ đợi. Chưa bao giờ tìm việc lại khó khăn đến thế, ngay cả với thủ khoa.

Năm sau mới có đợt tuyển công chức

Nguyễn Thị Huệ là thủ khoa của trường ĐH Lao động Xã hội, với điểm tổng kết 4 năm học là 8,49. Tốt nghiệp từ tháng 6/2013 nhưng đến giờ, ở lớp Huệ mới chỉ có 1 bạn xin được việc làm (lớp có 77 sinh viên). Huệ học ngành Công tác xã hội, nên khi ra trường, những địa chỉ lý tưởng nhất mà sinh viên ngành này vẫn mong muốn được vào làm đó là Bộ hoặc các sở Lao động – Thương binh – Xã hội, các tổ chức phi Chính phủ, các trung tâm nhân đạo… Nhưng Huệ chia sẻ: “Ngay cả anh chị khóa trước Huệ thì số lượng tìm được công việc đúng ngành không cao, chỉ khoảng 30%”.


sinh viên tìm việc làm tại Ngày hội việc làm ĐH Ngoại thương TP.HCM

Quê Huệ ở Hà Nam. Cô thủ khoa này mong muốn được về làm việc tại Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh nhà nhưng phải đến năm sau mới có đợt tuyển công chức. Vậy nên, dẫu có là thủ khoa, cô cũng vẫn cứ phải chờ đợi. Từ tháng Sáu, Huệ đã bắt đầu nộp hồ sơ xin việc ở một số nơi, trong đó có Học viện Thanh Thiếu niên. Huệ cũng ước được vào làm ở các tổ chức phi Chính phủ, chỉ có điều những “địa chỉ vàng” này thường đòi hỏi khả năng tiếng Anh rất cao. Trong lúc chờ đợi việc, Huệ đang tính đến chuyện… ôn thi cao học.

Huệ chia sẻ: “Trong thời điểm hiện nay, để tìm một công việc phù hợp là rất khó khăn. Khi mới ra trường, mình thực sự hoang mang khi đối diện với những khó khăn trong vấn đề xin việc. Một sinh viên bình thường đã thấy rất mệt mỏi khi tìm việc, huống hồ mình còn chịu sức ép từ việc học giỏi, từ việc là thủ khoa, từ sự kỳ vọng của gia đình. Lúc nào mình cũng lo rằng, lẽ nào thủ khoa mà lại thất nghiệp? Vì thời điểm này, dù đã không còn là sinh viên mình vẫn phải xin 3 triệu đồng/tháng từ bố mẹ để trang trải cuộc sống. Đôi lúc, mình đã nghĩ đến chuyện làm trái ngành. Đó là khi mình gửi đến vài hồ sơ cho các công ty tuyển vị trí tổ chức nhân sự. Chỉ có điều, hồ sơ của mình không đủ điều kiện vì các công ty này đều yêu cầu có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên”.

Huệ bắt đầu đi làm thêm ở Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển. Công việc của Huệ rất vất vả trong những chuyến đi khảo sát tại các tỉnh xa Hà Nội và mức lương chỉ dừng lại ở khoảng 2 triệu đồng/tháng. Huệ bắt đầu thấy đuối sức và chuyển sang công việc làm thêm khác: Gia sư. Mặc dù số tiền từ công việc gia sư chỉ khoảng 1 triệu đồng/tháng nhưng nó đang hỗ trợ phần nào cho cô thủ khoa này trên chặng đường tìm việc gian truân hiện nay.

Ngành “hot” cũng lao đao


Năm 2009, Nguyễn Thị Hương bắt đầu thi vào trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Thời điểm ấy, Tài chính – Ngân hàng vẫn là ngành “so hot”, với số điểm trúng tuyển là 26. Trong suốt 4 năm học, Hương vẫn mong được trở thành một chuyên viên phân tích tài chính, được làm việc ở một công ty kiểm toán tầm cỡ trong nhóm Big4 chẳng hạn. Và bạn ấy đã học hành miệt mài để có một kết quả tốt nghiệp xuất sắc với tổng điểm 9,13. Chỉ có điều, giấc mơ mang tên “công ty kiểm toán tầm cỡ” vẫn xa vời.

Nỗi bất an khi kinh tế khó khăn, công việc ngành Tài chính – Ngân hàng khan hiếm, khiến cô thủ khoa này quyết định đi “săn” việc từ khi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Cuối năm 2012, Hương đã bắt đầu nộp hồ sơ xin việc. Cô bạn thân cùng lớp Hương đã nộp đến 7 bộ hồ sơ, ở 7 ngân hàng khác nhau nhưng cùng giống nhau ở kết quả: Trượt. Cô ấy đang rất thất vọng và quyết định về quê để chờ đợi một công việc nào đó ở địa phương mình.

Hương may mắn hơn, khi bắt đầu từ tháng Tư năm nay, Hương đã trúng tuyển vào vị trí chuyên viên khách hàng cá nhân của ngân hàng Tiên Phong. Chỉ có điều, mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng vẫn là một thách thức lớn với những sinh viên tỉnh lẻ như Hương. Cô thủ khoa chia sẻ: “Mỗi tháng mình dành 1 triệu đồng để trả tiền thuê nhà, khoảng 3,5 triệu đồng cho việc ăn uống, xăng xe, điện nước, điện thoại… Mình còn rất ít để dành cho việc chi tiêu cá nhân. Không những thế, mình đang bắt đầu một khóa học về tài chính của ACCA và mỗi lần nộp học phí là 5 triệu đồng/môn. Những ước ao của ngày đầu nhập học nay vẫn ở một chốn xa vời”.

Thủ khoa đi bốc vác đêm

La Văn Ngọ là một thủ khoa đặc biệt của trường ĐH Giao thông Vận tải, với thành tích mà bao sinh viên trường này ao ước: Tổng kết 8,77. Quê Ngọ ở huyện Quế Phong (Nghệ An), một vùng quê xa xôi, sát biên giới với Lào. Ngọ là người dân tộc Thái. Bố mẹ Ngọ đều làm nông nghiệp, gia đình khó khăn, không thể đủ tiền nuôi Ngọ ăn học. Bố mẹ Ngọ nói rằng, chỉ có thể dành dụm cho Ngọ được 1 triệu đồng/tháng, nếu Ngọ quyết định đi học thì bạn phải tự tìm cách nuôi sống bản thân. Và Ngọ vẫn quyết định lên đường.


Thất nghiệp là nỗi ám ảnh với các tân cử nhân

Ngọ vay tiền Ngân hàng Chính sách Xã hội để đi học nhưng vẫn chẳng thể đủ chi phí ở nơi thị thành đắt đỏ. Ngọ đi làm thêm ngay từ năm thứ nhất. Chàng trai ở miền biên viễn nhanh chóng tìm cách thích nghi với cuộc sống thành phố. Cậu làm đủ việc part-time, từ phát tờ rơi, cho đến chạy bàn. Khoản tiền lương đầu tiên Ngọ có được là 80.000 đồng. Đó là lương cho ngày đầu tiên đi phát tờ rơi. Lương của những ngày tháng chạy bàn có khá hơn, dù công việc đêm hôm, cực nhọc. Nhưng quán ăn đầu tiên Ngọ làm chỉ được chừng 2 tháng là đóng cửa, vậy nên Ngọ lại chạy đôn chạy đáo đi tìm công việc mới.

Anh chàng thủ khoa trường Giao thông Vận tải này còn làm gia sư nữa, lại dạy cả… Văn. Ngọ bảo: “Mình học rất tốt các môn thời trung học nên việc gia sư không khó khăn gì. Gia sư môn Văn cũng không phải là thách thức ghê gớm, dù là sinh viên Giao thông nhưng mình thích môn học này. Mùa Hè này, mình dạy 4 buổi/tuần. Mỗi buổi gia sư như vậy, mình nhận được thù lao từ 100.000 – 150.000 đồng, tùy môn”.

Và dù lịch làm thêm kiếm sống kín mít và học ở ngôi trường nổi tiếng có nhiều môn “xương” như Giao thông thì anh chàng dân tộc Thái vẫn cứ là thủ khoa của trường. Ngọ đã từng 2 lần giành giải Nhất Sinh viên nghiên cứu khoa học của trường và tăng “thu nhập” của mình bằng việc “săn” các loại học bổng, từ học bổng của Hội Cựu sinh viên, học bổng Sinh viên nghèo vượt khó đến học bổng của công ty Samsung…

Vì học chuyên ngành Kỹ sư an toàn giao thông nên Ngọ mong ước khi ra trường được làm ở Viện Khoa học công nghệ Giao thông Vận tải. Từ sau ngày nhận bằng tốt nghiệp, Ngọ đã gửi hồ sơ đến viện này nhưng vẫn chưa có kết quả. Ngọ tiếp tục nộp hồ sơ vào Tổng Công ty xây dựng Công trình 4 và một vài công ty xây dựng khác nhưng việc mà Ngọ có thể làm bây giờ chỉ là chờ đợi. Ngọ vẫn chưa có việc làm chính thức.

Đôi khi, vì là sinh viên xuất sắc, Ngọ được các thầy trong trường đưa đi làm khảo sát giao thông. Ngọ bảo: “Thù lao được trả rất tốt. Có những chuyến đi, sinh viên như Ngọ được trả 100.000 đồng/buổi, 200.000 đồng và đôi khi là 500.000 đồng/ngày. Nhưng đây là công việc khảo sát theo các dự án nên không phải lúc nào cũng có việc và thù lao hấp dẫn như vậy”.

Trong lúc chờ đợi công việc, Ngọ vẫn làm thêm đủ thứ công việc thời vụ khác để nuôi sống bản thân và nuôi dưỡng ước mơ của mình. Sinh viên giao thông như Ngọ vẫn có thể làm thêm các công việc như: Tổ chức quảng cáo, làm biển hiệu, làm đèn LED (dù chỉ là những việc đơn giản như: Khoan lỗ, cắm đèn và mức thù lao chỉ 90.000 đồng/ngày).

Cách đây 2 tuần, Ngọ và các bạn cùng phòng nhận một công việc làm đêm. Ngọ gọi đó là việc dành cho “nhân viên bưng bê” nhưng nhiều người gọi đó là “cửu vạn” hoặc “bốc vác”. Nhiệm vụ của Ngọ là vận chuyển bàn ghế từ mặt đất lên một tòa nhà cao tầng. Công việc không đơn giản chút nào và phải làm trong suốt 8 tiếng (từ 10h đêm cho đến 6h sáng hôm sau). Nhưng cái vẻ lạc quan vẫn khiến Ngọ tếu táo: “Việc vất vả nhưng quá vui vì được làm cùng bạn bè”. Và sau 8 tiếng, mỗi thành viên trong phòng trọ được chia 280.000 đồng. Ngọ vẫn đang chờ đợi việc làm thực sự dành cho một thủ khoa như mình.

Theo SVVN
 
Kjeu nay cac tan sv nha ta se oaj?lam' day. 4 nam ko dai nhung tjen hoc ko jt :)) ma kinh nghjep thi phai?di kiem ngoai truong. Ko co' kinh nghiem thi hoc.xong danh ngoi hat cau " giau ngheo do so' phan." hay thoi thi " so' minh no' vat' the day' ... Ngan' ngam vs thi.truong viec lam ... Dao.duc' cang di xuong' thi kinh te' cung chang?ngoc' dau len noi?
 
×
Quay lại
Top