Thoái hóa khớp gối ở người trung niên

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Khi bước vào tuổi trung niên tức là khoàng 40 đến 50 tuổi thì sẽ gia tăng tỉ lệ mắc bệnh xương khớp nhất là đau khơp gối Trong việc điều trị bệnh đau khớp gối nói riêng và chữa bệnh xương khớp nói chung là khá khó khăn và cần được quan tâm
Biểu hiện của thoái hóa khớp gối.

Biểu hiện điển hình nhất là tình trạng đau quanh khớp gối đặc biệt là đau khe khớp gối bên trong vì phần lớn khớp gối của chúng ta bị vẹo vào trong. Đau tăng lên khi đi lại nhiều và giảm dần khi được nghỉ ngơi.
Có trường hợp khớp gối bị sưng lên do chứa nhiều dịch bên trong (tràn dịch khớp). Nếu chọc hút thì triệu chứng đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sẽ sưng trở lại.
Khi đi chụp phim với tư thế đứng trên một chân bị đau sẽ thấy hình ảnh xơ đặc xương vùng khe khớp bên trong, nặng hơn có thể thấy hẹp khe khớp và các gai xương. Nếu không được chữa trị, khớp gối sẽ bị hư hoàn toàn dẫn đến biến dạng vẹo vào trong gây đau đớn khi di chuyển, nặng hơn có thể gây tàn phế.

Phương pháp điều trị:

Mục tiêu điều trị của thoái hóa khớp gối là giúp giảm nhẹ triệu chứng đau, tái tạo, nuôi dưỡng và làm tăng chất lượng sụn khớp.

- Điều trị bằng Tây y: Thuốc điều trị bao gồm các loại thuốc giảm đau thông thường như: paracetamol hoặc paracetamol kết hợp codein. Trong trường hợp không đáp ứng thì dùng phối hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân (uống hoặc tiêm) hoặc bôi tại chỗ hoặc dùng corticoid để tiêm. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tiêm khớp phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tiến hành tiêm trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối.

- Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu: Giúp làm thư giãn kết hợp với tăng cường sự khỏe mạnh cho gân, cơ, dây chằng quanh khớp gối. Bệnh nhân nên tập các dụng cụ có lợi cho thoái hóa khớp gối như dùng chân nâng tạ nhẹ, đạp xe đạp giúp cho các dây chằng và cơ quanh khớp gối khỏe mạnh.

- Điều trị bằng Đông y: Khác với những thuốc tây y thường gây ra tác dụng phụ không mong muốn, các sản phẩm đông y có nguồn gốc từ thảo dược sẽ là một phương pháp hữu hiệu và an toàn, có tác dụng giảm đau, tăng cường sự tuần hoàn giúp nuôi dưỡng ở khớp tốt hơn, giảm quá trình thoái hóa khớp. Ngoài việc dùng thuốc thì các phương pháp châm cứu cũng rất hiệu quả, giúp giảm đau và tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tại khớp.

- Phương pháp phẫu thuật: Với những trường hợp bị nặng, điều trị bằng các phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm các biện pháp phẩu thuật, hiện tại có nhiều cách như: làm nội soi cắt, làm sạch sụn hư bằng sóng radio cao tần, ghép xương sụn qua nội soi tức là lấy sụn lành từ nơi không phải chịu lực ghép vào nơi sụn bị hư…

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối cũng cần được chú trọng. Chế độ ăn cần được cân đối, đầy đủ năng lượng và chứa nhiều vitamin B, C. Ăn vừa đủ chất béo, nên ưu tiên các loại dầu thực vật chứa nhiều omega 3, tránh ăn quá nhiều đường, muối mặn, tránh rượu bia và các chất kích thích như trà, café…
Nguồn : đánh giá thuốc
 
×
Quay lại
Top