Thoái hóa khớp gối nguyên nhân do đâu? Cách điều trị bệnh tại nhà

ngocanh2k

Thành viên
Tham gia
12/11/2020
Bài viết
3
Thoái hóa khớp gối trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không cảm nhận được các cơn đau do các khớp chưa bị tổn thương nhiều. Vào những giai đoạn sau của bệnh, khớp bị tổn thương nặng nề, dịch khớp bị sụt giảm, độ ma sát giữa các đầu khớp tăng lên dẫn đến mặt sụn khớp bị mòn, gây khó khăn tới khả năng vận động của khớp. Vậy nguyên nhân gây thoái hóa khớp là gì và cách chữa trị ra sao, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối​


BdiSUSWdqLG5G0Y2W6tW8bUvRpLBWgfsZ1mdJESsH1vB81ku3441sJPeziJac_JY6_YS3dxv4ofPgpN4uh6JYCWHWNzrGQLJUjWbC6MyownDtjyh4utjrurD6JTdjKqzMhO7Ru_M


Tuổi tác: Đây là thủ phạm phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Ở người lớn tuổi, quá trình lão hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ.

Thừa cân: Việc tăng cân nhanh chóng, mất kiểm soát cũng là nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp gối bởi khớp này phải chịu trọng lượng lớn nhất từ cơ thể.

Chế độ ăn uống thiếu chất: Một chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng sẽ không thể cung cấp đủ những dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là thiếu canxi – một trong những chất vô cùng quan trọng trong việc duy trì hệ xương chắc khỏe. Việc ăn uống thiếu chất cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp gối.

Xem thêm: Các loại bệnh xương khớp thường gặp

Phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối​

Thoái hóa khớp không dùng thuốc hiện đang là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Dưới đây là các phương pháp đem lại hiệu quả khá khả quan cho người bệnh, bạn có thể tham khảo:

Chế độ ăn theo thực đơn, ít dầu mỡ: Mỗi một loại thực phẩm khi được thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày đều phục vụ hỗ trợ phục hồi các khớp. Có thể bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho khớp như: các loại cá, dầu cá, các loại nước hầm từ xương ống, xương sụn, hoa quả, rau chứa nhiều vitamin, chất xơ cũng rất tốt cho việc trị bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này thường chỉ được áp dụng cho những người có tình trạng bệnh nhẹ, để khắc phục bệnh diễn biến nặng đòi hỏi phải có những biện pháp chuyên sâu hơn.

Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu là phương pháp không dùng thuốc, giúp cải thiện tình trạng đau nhức, chống viêm khớp. Bạn có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như: chườm nóng, xoa bóp, vận động khớp, chiếu hồng ngoại… để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ hiệu quả với người bệnh không có các biểu hiện sưng, viêm. Đồng thời, khi sử dụng liệu pháp này cũng cần có sự theo dõi của người có chuyên môn, không nên tự ý tập luyện một mình vì có thể sai phương pháp làm tăng biến dạng khớp, tăng tình trạng sưng, viêm…

Liệu pháp tế bào gốc: Sau khi được tiêm vào cơ thể, tế bào gốc sẽ giúp hoạt hóa, đồng thời hỗ trợ các tế bào hoạt động. Phương pháp này được đánh giá là khá an toàn so với chữa bệnh bằng phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên khi sử dụng liệu pháp này vẫn có những hạn chế nhất định.

Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp như thế nào?​

Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì


Bên cạnh việc trị bệnh bằng các phương pháp phù hợp, người bệnh cũng cần có một chế độ tập luyện hợp lý. Rèn luyện sức khỏe thường xuyên luôn là một trong những lời khuyên từ các chuyên gia bác sĩ dành cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối.

Ngoài ra, khi tập thể dục cũng nên hạn chế những động tác yêu cầu vận động mạnh ở phần khớp đầu gối như: nhảy, xoay gối, cúi gập người…Vì những động tác này không tốt cho khớp, nếu vận động quá mạnh sẽ gây nên đau nhức.

Đảm bảo chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nên dành nhiều thời gian thư giãn tinh thần, phục hồi sức khỏe và tái tạo mô sụn.

Kết luận​

Bài viết trên đây là những tổng hợp và phân tích chi tiết nhất về thoái hóa khớp gối. Hy vọng có thể hỗ trợ bạn trong quá trình giảm bệnh thoái hóa khớp được tốt và hiệu quả hơn. Hãy liên hệ với chuyên gia Khớp Chako qua hotline: 0789.445.888 nếu gặp những khó khăn về bệnh xương khớp và cần được tư vấn miễn phí.
 
×
Quay lại
Top