Tháp Bà Ponagar

thuydiemtravel

Thành viên
Tham gia
29/10/2013
Bài viết
2
Là đền thờ nữ thần Mẹ Xứ Sở của người Chăm, nằm trên một ngọc đồi nhỏ, bên cửa sông Cái và Quốc lộ 1A, thuộc phương Vĩnh Phước, phía bắc thành phố Nha Trang. Tháp là một công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm. Tháp Ponagar thường được dùng như tên chung của quần thể kiến trúc này, thực ra đó là tên của ngọn tháp chính lớn, đẹp và điển hình nhất trong 4 ngọn tháp.
thap-ba-Nha-Trang-2.jpg

Quần thể tháp Ponagar được xây dựng và tu bổ rải rác qua các thời kỳ, suốt từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12 trên 2 mặt bằng. Mặt bằng thứ nhất lát gạch, có 14 trụ và các bậc lên tiếp. Mặt bằng thứ hai có một cụm gồm 4 tháp bố trí hình thước thợ. Các tháp được xây bằng gạch rất khít mạch không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh. Trên thân tháp đắp nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung như thần Ponagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử… Tháp chính xây vào những năm 813-817 dưới thời vua Harivacman – I để thờ thần Ponagar, vợ của thần Siva tượng trưng cho sắc đẹp, ca vũ. Tháp chính bốn tầng cao gần 25m, có một tầng thân và ba tầng lầu, các tầng lầu thu nhỏ dần theo chiều cao. Tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, xếp chồng lên nhau khiến ta có cảm giác cao mãi, cao mãi. Tháp có một cửa ra vào hướng chính đông. Các hướng tây bắc ở tầng thân và các tầng lầu đều có cửa giả chạm hình cầu kỳ. Hướng đông theo quan niệm của người Chăm là hướng của thần linh thờ thần. Đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài gần 10m, nhưng tường chính dưới chân tháp rất dày (trung bình 1,9m). Đây là một trong những nguyên nhân khiến các tháp Chăm tồn tại qua nhiều thế kỷ. Trong tháp có bệ thờ bằng đá, trên bệ là tượng nữ thần (cao 1,6m) tạc bằng đá hoa cương, ngồi xếp bằng trên một đài sen, tựa lưng vào tấm hính lá đề. Đáng tiếc là chiếc đầu tượng hiện nay là chiếc đầu giả.
DSC_1073.JPG

Các tháp khác: tháp trung tâm cao 18m thờ thần Siva, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Hai tháp còn lại là tháp Tây và tháp Nam có quy mô nhỏ hơn, thờ thần chiến tranh Karhyhey (tháp Tây) và thờ Phúc thần Ganesa (tháp Nam). Theo truyền thuyết họ là con trai thần Siva. Khu tháp Bà là nơi giữ lại được nhiều bia ký cổ của Champa nhất (sau Mỹ Sơn). Hàng năm nhân dân đến lễ bái rất đông.

Đứng trên đồi tháp nhìn xung quanh, phong cảnh rất nên thơ. Dưới chân đồi là sông Cái tấp nập tàu thuyền, cạnh đó là xóm Cồn nhà chen chúc, xóm Bóng với phố xá, chùa chiền, ngoài biển xa là Hòn Chồng…
 
×
Quay lại
Top