Thận trọng với các Email Lừa Đảo đưa tin về Virus CORONA

kimhong0708

Thành viên
Tham gia
5/2/2020
Bài viết
1
Thận trọng với các Email Lừa Đảo đưa tin về Virus CORONA
Trong khi thế giới đang phải đối mặt với đại dịch CORONA, thì các nhóm tội phạm mạng lại dựa vào đó để đưa các tin tức giả chấn động và gây hoang mang dư luận. Mục đích của chúng là muốn thu hút thật nhiều người xem và click vào các liên kết có chứa mã độc để dễ dàng xâm nhập hệ thống mạng doanh nghiệp, từ đó chúng có thể đánh cắp thông tin cạnh tranh kinh tế của các doanh nghiệp, hoặc đơn giản là mã hóa toàn bộ nguồn dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp để yêu cầu trả tiền chuộc cho khối dữ liệu này.

Một Email Lừa Đảo (Phishing Email), được phát hiện bởi Công Ty Bảo Mật Mạng Mimecast, cho thấy những kẻ tấn công mạng đã phát tán hàng loạt các liên kết độc hại và các tệp PDF có đính kèm mã độc tấn công, nội dung của những bản tin này chủ yếu thông tin về cách bảo vệ bản thân khỏi sự lây lan của dịch bệnh.

Nội dung tiêu đề của những bản tin như sau: "Xem qua tài liệu đính kèm về các biện pháp an toàn liên quan đến sự lây lan của virus corona", "Biện pháp nhỏ này có thể cứu bạn..."

Những kẻ lừa đảo qua email thường cố gắng khơi gợi cảm giác sợ hãi và khẩn cấp ở nạn nhân để lừa họ click vào các liên kết độc hại. Bởi không có gì đáng ngạc nhiên khi mà tất cả mọi người đều muốn tìm hiểu về đại dịch toàn cầu như CORONA.

Tội phạm mạng ngày nay thường rất nhạy bén vì chúng hoạt động có tổ chức, có kế hoạch. Chúng thường lợi dụng vào bất kỳ sự kiện nổi bật nào có sự quan tâm và thu hút lớn từ cộng đồng mạng. Đưa tin tức giật gân, lợi dụng sự hiếu kỳ từ đông đảo người dùng trên toàn cầu, để giúp chúng đưa mã độc lây lan từ máy tính cá nhân phát tán ra toàn hệ thống mạng của doanh nghiệp.

Ngoài việc đưa tin tức giật gân để thu hút người dùng mở liên kết độc hại, các tội phạm mạng còn tìm cách giả dạng các email từ đồng nghiệp, chia sẻ tin tức nóng sốt về đại dịch cho một nhóm các thành viên trong công ty. Như thế thì khả năng mở liên kết mã độc sẽ càng cao hơn nhiều.

Vì thế, dù bất cứ trường hợp nào, hoàn cảnh nào, người dùng cũng cần phải đề cao cảnh giác với các hình thức tấn công của Hacker ngày nay.

Một trường hợp cụ thể khác về các tấn công của tội phạm mạng cách đây không lâu, đó là chúng đã lợi dụng các thông tin từ sự kiện leo thang giữa Hoa Kỳ và Iran. Chúng gửi tin nhắn SMS vào điện thoại người dùng với các liên kết độc hại để thông báo rằng bạn đã được lựa chọn cho một dự thảo quân sự của Hoa Kỳ. Chúng cố gắng lừa những người nhẹ dạ, cả tin và ít cảnh giác điền các thông tin cá nhân, sau đó lại tiếp tục các bước lừa đảo tiếp theo, khiến người dùng tin tưởng và gửi tiền vào tài khoản cho chúng.

Cứ thế, hết lần này đến lần khác, với vô số các sự kiện nóng hổi diễn ra mỗi ngày trên thế giới đều được các nhóm tội phạm tận dụng và biến chúng thành cơ hội lừa đảo người dùng.

Đối với đại dịch CORONA lần này, các tổ chức Hacker không những lừa đảo người dùng để thỏa mãn mục đích tấn công mạng doanh nghiệp của chúng. Mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc cung cấp những thông tin sai lệch về đại dịch, gây hoang mang dư luận, và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người dân.

Google, Twitter, Facebook, ZALO và các nền tảng xã hội khác như TikTok cũng đã đưa ra những cam kết với kế hoạch chống lại những kẻ đưa thông tin sai lệch và tăng cường báo cáo từ chính người dùng.

Các trang mạng xã hội này cũng thường xuyên cập nhật các thông tin đúng về tình hình đại dịch CORONA, cũng như các giải pháp phòng chống ngăn chặn đại dịch lây lan.

Việc cung cấp đúng và đủ thông tin về CORONA cho người dùng, khiến họ yên tâm và tin tưởng vào độ chính xác thông tin. Giảm thiểu tối đa việc người dùng thiếu thông tin cập nhật dẫn đến mất cảnh giác với các liên kết lừa đảo từ các tổ chức Hacker.

Để bảo vệ người dân khỏi sự hoang mang với các thông tin sai là một việc khó khăn đối với các đơn vị thuộc cơ quan chính quyền nhà nước. Hãy tự mình chọn lọc thông tin tiếp cận, tránh bị kẻ xấu tung hỏa mù và hoang mang.

cafb798561e675cce1e55a0f1a1ed611_1580877448.jpg


Thận trọng với các Email Lừa Đảo đưa tin về Virus CORONA

Một số phương pháp hữu ích bạn cần biết:

Như bạn đã từng nghe rất nhiều về những lời khuyên bảo mật mạng, rằng hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ trước khi tải xuống tệp đính kèm hoặc nhấp vào liên kết trong bất kỳ email hoặc tin nhắn SMS nào, đặc biệt là từ một người mà bạn quen biết, bởi đó có thể là hacker giả dạng người quen.

Nếu bạn phải tương tác, hãy cố gắng xem xét kỹ rằng địa chỉ email mà bạn nhận được là một email hợp lệ và viết đúng chính tả hoặc sử dụng một phương thức liên lạc khác (điện thoại…) để xác nhận sự thật về email mà bạn vừa nhận được. Quan trọng nhất, bạn phải nhớ là chỉ tin tưởng vào chính mình.

Nếu bạn nhận được một thông tin nào đó khiến bạn cảm thấy phải thực hiện ngay, vì lý do cấp bách của câu chuyện. Hãy bình tĩnh, và bỏ ngoài tai tất cả. Bởi việc càng quan trọng thì càng phải bình tâm để xử lý.

Cuối cùng, nếu bạn phát hiện ra mình gặp phải sự lừa đảo, hãy mạnh dạn, và dẹp bỏ sự xấu hổ tự ti. Hãy cố gắng thông báo sớm nhất cho những người, hoặc những tổ chức có liên quan để cảnh giác và tìm hướng xử lý kịp thời với các tấn công mạng có thể xảy ra với chính bạn, cũng như doanh nghiệp bạn.

Tìm hiểu thêm về:

Các giải pháp ngăn chặn tấn công từ Email

Bảo mật Email là bảo vệ doanh nghiệp

-------


Website: https://vnetwork.vn

Email: contact@vnetwork.vn

Hotline: (028) 7306 8789
 
×
Quay lại
Top