Tết Nguyên Đán: Khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn ?

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Tết Nguyên Đán đã cận kề. Những đứa con mọi miền đang tất bật chuẩn bị từng chút cho khoảnh khắc chào đón năm mới theo lịch Âm. Vậy cách đón Tết ở hai đầu đất nước khác nhau thế nào? Hãy lấy Sài Gòn và Hà Nội, hai thành phố lớn nhất đại diện cho Bắc và Nam để tìm hiểu nhé!

Đến Tết là cả hai nơi tưng bừng hội xuân, chợ hoa ngày Tết. Hà Nội rực hồng ấm áp giữa thời tiết lạnh giá với hoa đào, trong khi đó Sài Gòn chói chang với sắc vàng hoa mai.

KenhSinhVien-20140122-0156-su-khac-biet-tet-co-truyen-sg-hn-01.jpg

Hoa Mai rực rỡ sắc vàng cùng nắng ấm Sài Gòn

KenhSinhVien-20140122-0158-su-khac-biet-tet-co-truyen-sg-hn-02.jpg

Sắc hồng hoa đào giữa tiết lạnh Hà Nội

Cả hai loài hoa tuy khác biệt về màu sắc nhưng đều được xem là biểu tượng cho năm mới. Đặt một cành đào hay chậu mai trong nhà, gia chủ mong muốn một năm mới an lành, thịnh vượng và may mắn hơn.

Cũng như hoa mai hoa đào, do điều kiện hai miền khác nhau nên mâm ngũ quả của người Sài Gòn Hà Nội cũng khác nhau. Người Hà Nội bày mâm ngũ quả có chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hoặc chuối, ớt, bưởi, quất, lê; có thể thay thế bằng cam, táo, lê và lê-ki-ma (hay còn gọi là quả trứng gà). Người Hà Nộikhông mấy khắt khe về mâm ngũ quả và hầu hết các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu đẹp mắt. Trái lại, ở Sài Gòn, mâm ngũ quả bao gồm mãng cầu xiêm, dừa, đu đủ, xoài và sung, với ngụ ý “cầu sung (túc) vừa đủ xài”. Đôi khi họ dùng thêm trái thơm (miền bắc gọi là dứa) hoặc một cặp dưa để riêng bên cạnh. Người Sài Gòn khá kĩ càng trong việc chọn, họ tránh những loại quả khi đọc lên mang ý nghĩa xấu. Ví dụ như chuối, họ đọc lên là “chúi”, ngụ ý thất bại; còn cam quít thì gợi câu thành ngữ “quýt làm cam chịu” không mấy may mắn của người Việt Nam.

KenhSinhVien-20140122-0159-su-khac-biet-tet-co-truyen-sg-hn-03.jpg

Mâm ngũ quả đặc trưng của người Hà Nội

KenhSinhVien-20140122-0200-su-khac-biet-tet-co-truyen-sg-hn-04.jpg

Những loại quả đậm chất Sài Gòn
Trước đêm Giao Thừa khoảng vài ngày, họ hàng trong một gia đình ở Hà Nội sẽ quay quần lại, chuẩn bị nguyên liệu và bắt đầu gói bánh chưng, còn ở Sài Gòn ngoài bánh chưng còn có món bánh tét. Thật ấm cúng khi cả nhà ngồi bên nhau, múc từng thìa đậu, gắp từng miếng thịt mỡ, cùng nhau trò chuyện tâm sự và cười đùa. Người lớn làm những chiếc bánh vuông vức, gọn gàng. Lũ trẻ léo nhéo đòi gói thử và sản phẩm của các bé tuy vụng về nhưng nhỏ xinh hết sức đáng yêu.

KenhSinhVien-20140122-0208-su-khac-biet-tet-co-truyen-sg-hn-06.jpg

Sài Gòn rộn rã gói bánh tét đón Tết

KenhSinhVien-20140122-0208-su-khac-biet-tet-co-truyen-sg-hn-05.jpg

Cả gia đình quây quần bên nhau gói bánh Chưng, kể cả các em nhỏ

Hà Nội, các mẹ các bà muối dưa hành từ trước Tết cả tháng để trước đêm Giao Thừa được ăn bữa đầu tiên của năm có bánh chưng, thịt đông với dưa hành vừa đủ đậm đà. Trong khi đó dưa món và dưa giá là món gia vị ăn kèm đặc trưng của người Sài Gòn. Dưa món ăn chung với bánh tét, dưa giá ăn kèm thịt kho nước dừa là đúng vị.

KenhSinhVien-20140122-0211-su-khac-biet-tet-co-truyen-sg-hn-07.jpg

Thịt đông dưa hành của người Hà Nội

KenhSinhVien-20140122-0213-su-khac-biet-tet-co-truyen-sg-hn-08.jpg

Trong khi đó Sài Gòn đậm đà thịt kho dưa giá
Hà Nội thời tiết lạnh giá với bát canh bóng thập cẩm nóng hổi ngọt ngào. Sài Gòn khô hanh với bát khổ qua hầm “mát trong người”.

KenhSinhVien-20140122-0216-su-khac-biet-tet-co-truyen-sg-hn-10.jpg

Canh khổ qua hầm ngọt mát Sài Gòn

KenhSinhVien-20140122-0217-su-khac-biet-tet-co-truyen-sg-hn-09.jpg
Hà Nội thơm lừng canh bóng thập cẩm

Đêm Giao Thừa, các gia đình ở Sài Gòn thích cùng nhau ra ngoài ăn tối, dạo quanh trung tâm thành phố và gần đến nửa đêm thì đổ đến những điểm bắn pháo hoa để cùng nhau chiêm ngưỡng, tận hưởng khoảnh khắc và không khí năm mới tràn về. Trong khi đó ở Hà Nội, phần nhiều các gia đình muốn quây quần bên nhau ở nhà, làm lễ cúng bái rồi cùng chúc mừng năm mới nhau ngay khi loạt pháo đầu tiên nổ ra. Ông bà bố mẹ lì xì cho con cháu và cùng nhau làm chén nước chè ấm người, ăn mứt và cắn hạt bí, hạt dưa

KenhSinhVien-20140122-0224-su-khac-biet-tet-co-truyen-sg-hn-11.jpg

Người người đổ ra đường xem pháo hoa đêm Giao Thừa ở Sài Gòn

KenhSinhVien-20140122-0225-su-khac-biet-tet-co-truyen-sg-hn-12.jpg

Hộp mứt, bình chè nóng đậm chất Hà Nội
Mùng 1 đến mùng 3 tết, cả hai nơi Sài GònHà Nội, người ta đều dành thời gian để đi thăm thú họ hàng, chúc Tết người thân. Tuy nhiên ở Hà Nội thời gian này có vẻ kéo dài hơn một chút, tầm mùng 5 trở đi mới là khoảng thời gian các bạn trẻ tụ tập đi chơi với nhau. Còn tại Sài Gòn, đến mùng 3 là đã tới thời điểm nhộn nhịp của giới trẻ. Cũng như vậy, không khí Tết Nguyên ĐánHà Nội kéo dài lâu hơn, tầm mùng 9 mùng 10 không khí Tết vẫn tràn ngập trong tâm hồn thủ đô. Còn người dân Sài Gòn tất bật và bận bịu hơn. Họ chuẩn bị tinh thần sau Tết đi làm và học tập trở lại sớm hơn người Hà Nội.

Phong tục đón Tết Nguyên Đán của mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên không khí tưng bừng, nhộn nhịp và sự ấm cúng mà Tết đem lại cho con người là như nhau. Nơi nào cũng có đặc sắc riêng, nhưng quy chung đều sẽ hòa quyện vào nhau và tạo nên bản sắc dân tộc của đất nước con người Việt Nam mình!
 
Hiệu chỉnh:
Hay, Sáo cũng mới ở ngoài Bắc này, h tiếp tục Tết miền Nam hehe
 
×
Quay lại
Top