Tên miền quốc gia hư danh là gì ?

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Những tên miền quốc gia hư danh là những tên miền được sử dụng phần lớn với mục đích kinh doanh, thường ở bên ngoài đất nước. Nhờ ngẫu nhiên mà tên miền quốc gia trùng hợp với một vài khái niệm, ngành nghề, sản phẩm hay từ nào đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một vài ngôn ngữ khác.

Một số ví dụ:
  • ad là tên miền quốc gia của Andorra, nhưng ngày càng được dùng nhiều bởi các cơ quan quảng cáo. (advertisement)
  • am là tên miền quốc gia của Armenia, nhưng thường được dùng cho các đài radio AM. (AM)
  • cc là tên miền quốc gia của Đảo Cocos (Keeling) nhưng thường dùng rộng rãi cho nhiều loại trang web.
  • cd là tên miền quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Congo nhưng thường được dùng cho những trang của nhà buôn CD hay chia sẻ tập tin.
  • fm là tên miền quốc gia của Liên bang Micronesia nhưng thường được dùng cho các đài radio FM.
  • la là tên miền quốc gia của Lào nhưng được quảng bá là tên miền cho Los Angeles.
  • nu là tên miền quốc gia của Niue nhưng được quảng bá tương tự với "mới" (new) trong tiếng Anh, "bây giờ" (nu) trong tiếng Na Uy và tiếng Hà Lan. Cũng còn có nghĩa "khỏa thân" (nu) trong tiếng Pháp.
  • sc là tên miền quốc gia của Seychelles nhưng thường được dùng như .Source (mã nguồn)
  • tv là tên miền quốc gia của Tuvalu nhưng thường được dùng cho các ngành công nghiệp truyền hình giải trí.
  • ws là tên miền quốc gia của Samoa (Tây Samoa trước đây) được quảng bá như .Website (trang web)
  • je là tên miền quốc gia của Jersey nhưng thường được dùng như từ giảm nhẹ trong tiếng Hà Lan (ví dụ như "huis.je"), như "bạn" ("zoek.je" = "tìm bạn"), hay như "tôi" trong tiếng Pháp (ví dụ, "moi.je")
  • gg là tên miền quốc gia của Guernsey nhưng thường được dùng trong ngành công nghiệp trò chơi và đánh bạc (gaming and gambling), đặc biệt liên quan tới đua ngựa gee-gee.
Với tên miền .tv, đọc theo tiếng Anh là “ti-vi” - sặc mùi truyền hình nên Tuvalu coi như... trúng số. Không một ai ở Tuvalu thấy được giá trị của cái đuôi .tv này cho đến năm 2000, khi một doanh nhân Canada đề nghị hợp tác với chính quyền Tuvalu lập một công ty mang tên DotTV đặt ở thung lũng Silicon - Mỹ để bán các tên miền có đuôi .tv. Đảo quốc Tuvalu sẽ có 20% cổ phần trong số vốn khởi đầu 50 triệu USD và một ghế trong hội đồng quản trị. Mỗi năm Công ty DotTV bán ra hàng chục ngàn tên miền với giá 50 USD/ năm. Đa số khách hàng mua tên miền .tv là các tập đoàn truyền hình. Ví dụ như kênh truyền hình nổi tiếng MTV cũng đã chuyển từ MTV.COM sang địa chỉ mới là MTV.TV.

Nguồn: wikipedia.org
 
Hiệu chỉnh:
Vậy tên miền gần giống với quốc gia nào thì cho nay là tên mien của quốc gia đó , và có nghành nghề nào liên quan là lấy lun hả
 
Mình không hiểu lắm câu hỏi của bạn nhưng mỗi quốc gia được cấp cho một đuôi tên miền cụ thể, ví dụ Việt Nam có đuôi .vn, và quốc gia đó được quyền kiểm soát đuôi tên miền đó, như Việt Nam do bộ văn hóa thông tin quản lý.

TopHeader-092309_VNNIC.gif


Còn việc các doanh nghiệp có ngành nghề liên quan sử dụng là do dựa vào ý nghĩa khác của đuôi tên miền thôi. Ý của từ "hư danh" trong tên bài viết ám chỉ những tên miền với những cái đuôi trên gần như không còn ý đặc trưng cho quốc gia đó nữa.

 
Theo định nghĩa (RFC 1034, được cập nhật bằng RFC 1123), tên miền được tạo thành từ các nhãn không rỗng phân cách nhau bằng dấu chấm (.); những nhãn này giới hạn ở các chữ cái ASCII từ a đến z (không phân biệt hoa thường), chữ số từ 0 đến 9, và dấu gạch ngang (-), kèm theo những giới hạn về chiều dài tên và vị trí dấu gạch ngang. Đó là dấu gạch ngang không được xuất hiện ở đầu hoặc cuối của nhãn, và chiều dài của nhãn nên trong khoảng từ 1 đến 63 và tổng chiều dài của một tên miền không được vượt quá 255 (đây là hạn chế của DNS, xem RFC 2181, tiết đoạn 11). Vì định nghĩa này không cho phép sử dụng nhiều ký tự thường thấy trong các ngôn ngữ không phải tiếng Anh, và không có các ký tự nhiều byte trong đa số ngôn ngữ châu Á, hệ thống Tên miền quốc tế hóa (IDN) đã được phát triển và hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm với một tập tên miền cấp cao nhất được tạo ra vì mục đích này.

Ký tự gạch dưới thường được sử dụng để đảm bảo bằng một tên miền không bị nhận lầm là một hostname, ví dụ như trong cách dùng bản ghi SRV, mặc dù một số hệ thống cũ hơn như NetBIOS cho phép điều này. Để tránh nhầm lẫn và vì các lý do khác, tên miền có ký tự gạch dưới đôi khi được dùng vào những khi bắt buộc phải có hostname.

Người đăng ký tên miền thường được gọi là chủ tên miền, mặc dù việc một người đăng ký một tên miền không phải là người sở hữu hợp pháp cái tên đó, mà chỉ là độc quyền sử dụng nó mà thôi. :)
 
×
Quay lại
Top